Nhà máy sản xuất gạch cốt liệu xi măng tỉnh Thanh Hóa

Nhà máy sản xuất gạch cốt liệu xi măng tỉnh Thanh Hóa

I. Mục tiêu của dự án
Dự án đầu tư nhà máy chế tạo thiết bị sản xuất gạch không nung được tiến hành nhằm thực hiện các các mục tiêu sau:
• Đáp ứng một phần nhu cầu của thị trường đối với các sản phẩm gạch không nung, nhằm thay thế gạch đất sét nung truyền thống do hình dạng giống gạch đất sét nung nhưng giá thành sản phẩm rất cạnh tranh, đồng thời có nhiều ưu điểm hơn gạch đất sét nung truyền thống.
• Sử dụng phế thải của ngành sản xuất đá là mạt đá với tỷ lệ khá lớn (đến 85% khối lượng viên gạch) ;
• Thiết bị công nghệ tự động hoá, sản xuất có trình độ tiên tiến, sản phẩm sản xuất có chất lượng đạt TCVN.
• Phù hợp với quy hoạch phát triển ngành vật liệu xây không nung của chính phủ và địa phương.
• Đảm bảo các yêu cầu Xanh – Sạch, bảo vệ môi trường;
• Giải quyết nhiều công ăn việc làm cho lao động tại địa phương;
• Đóng góp vào nguồn ngân sách nhà nước.

II. Các hạng mục công trình
Đầu tư xây dựng công trình gồm các hạng mục với thông số diện tích như sau :

1.
Nhà xưởng chính
400
m2
2.
Nhà bán mái chứa sản phẩm và dưỡng ẩm
1,500
m2
3.
Nhà kho
500
m2
4.
Khu tập kết nguyên vật liệu
2,000
m2
5.
Bãi phơi ngoài trời
2,500
m2
6.
Nhà văn phòng điều hành
100
m2
7.
Hệ thống giao thông nội bộ, hạ tầng sản xuất
1,500
m

Đầu tư máy móc thiết bị
Đầu tư mới đồng bộ dây chuyền tự động hoá các thiết bị phối trộn nguyên liệu, tạo hình sản phẩm.
1) Đầu tư 01 dây chuyền với công suất 10 triệu viên QTC/năm. Bao gồm hệ thống máy trộn cùng với máy ép thuỷ lực và hệ thống băng tải, bốc dỡ thành phẩm đồng bộ.
2) Đầu tư mới nhiều xe tải cùng với các thiết bị, dụng cụ phục vụ sản xuất công nghiệp.
Danh mục máy móc thiết bị được đầu tư trong dự án này :

1.
Dây chuyền 10 triệu viên/năm
1
hệ
2.
Xe tải
2
xe
3.
Hệ thống cấp thoát nước
1
hệ
4.
Hệ thống cấp điện
1
hệ

 

III. Sản phẩm của dự án
III.1. Cơ cấu và chủng loại sản phẩm
Căn cứ vào nhu cầu thị trường hiện tại và các sản phẩm đang được tiêu thụ mạnh trên địa bàn, tập trung vào sản xuất loại sản phẩm chính là gạch xây. Quy cách gạch các loại theo TCVN 1450-1998 và TCVN 6477-2011.

III.2. Chất lượng sản phẩm
Quy cách và chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn việt nam: TCVN 1450-1998 và TCVN 6477-2011.
III.3. Công suất của dự án
Công suất của Nhà máy sau đầu tư đáp ứng khả năng sản xuất được khoảng 100 triệu viên QTC/năm.

IV. Quy trình công nghệ
IV.1. Chuẩn bị nguyên liệu
a) Xi măng : Nên dùng xi măng PCB40, nếu dùng PCB30 phải tăng khối lượng xi măng trong cấp phối, cụ thể dùng xi măng bao hoặc xá ( bơm lên si-lô);
b) Khoáng silic (chỉ cần 1 loại hoặc có thể kết hợp): Cát, mạt đá (0-5mm), cát nhân tạo hoặc puzzolan, xỉ than …;
c) Phụ gia polyme : Rất thông dụng trên thị trường, có thể mua ở bất cứ địa phương nào, dùng cho nhiều ngành sản xuất, chỉ chiếm khoảng 1% trong giá thành viên gạch.

IV.2. Quy trình sản xuất
Bước 1: Cấp liệu
1. Xi măng bao được cấp bằng tay vào gàu tải hoặc máy trộn ;
2. Khoáng silic : cấp bằng tay vào gàu tải;
3. Nước + phụ gia : phụ gia được trộn vào nước, nước được định lượng bằng cách cân; sau đó đổ từ từ vào máy trộn. Lượng nước cho một mẻ khoảng 20 lít.

Bước 2: Trộn nguyên liệu bán khô
Khoáng silic và xi măng được cấp vào máy trộn đứng và được trộn khô. Sau khi nguyên liệu khô đã được trộn đều, tiếp tục cấp nước đã trộn phụ gia vào, trộn thêm một thời gian sao cho đạt độ ẩm đồng đều toàn khối nguyên liệu.

Bước 3: Cấp liệu đến máy ép
Nguyên liệu trộn xong được cấp vào phểu chứa liệu của máy ép thông qua băng tải;

Bước 4: Ép định hình viên gạch
Một lần ép 9 – 12 viên, gồm các thao tác sau:
1. Nguyên liệu được cấp vào khuôn thông qua khay định lượng thể tích , cấp 1 lần nhiều lỗ khuôn trên khuôn;
2. Viên gạch sau khi được ép định hình trong khuôn từ chày bên trên khuôn, sẽ được ép ra khỏi khuôn từ chày đẩy bên dưới khuôn.
3. Hệ thống kẹp khí nén – màng cao su sẽ kẹp toàn bộ các viên gạch (đã được ép ra khỏi miệng khuôn) đưa ra khay chứa nằm chờ trên băng tải;
4. Mỗi khay chứa 9 – 12 sản phẩm trong 1 chu kỳ ép;
5. Các khay sẽ được công nhân xếp vào xe đẩy đưa đến khu vực dưỡng hộ.

Bước 5: Dưỡng hộ và đóng kiện
1. Viên gạch sau khi tháo khỏi khuôn 4 giờ sẽ được xếp chồng lên nhau đến 6 lớp (xem hình);
2. Sau 24 giờ từ khi tháo khỏi khuôn, có thể xếp thành khối hoặc đóng thành kiện từng 1m3 trên palet gỗ hoặc nhựa (có thể do công nhân xếp tay hoặc dùng máy đóng kiện palet tự động).

IV.3. Giao hàng
Sản phẩm cứ thế chở trên xe giao hàng sau 4 ngày sản xuất và đưa vào xây dựng sau 5 – 7 ngày.

IV.4 Xây dựng
Xây – trát (tô) gạch polyme bằng vữa thông thường như gạch đất sét nung. Do viên gạch rất chính xác, nên có thể thay công đoạn xây bằng phương pháp dán như sau: Nhúng viên gạch vào nước xi măng lỏng và dán các viên gạch với nhau.
Tốc độ dán nhanh hơn xây khoảng 4 lần và chỉ tiêu hao khoảng 2,5 – 3 kg xi măng cho 1 m2 tường xây. Sau đó cứ thế mát tít và sơn hoặc tô trát bình thường.

V. Phương án bố trí tổng mặt bằng:
Giải pháp kết cấu hạng mục công trình:

 
STT
 
Hạng mục
 
ĐVT
 
Số lượng
 
I
 
Phân khu nhà xưởng
-
-
1
Móng đặt máy
Cái
1
2
Nhà thép đặt máy chính
m2
400
3
Nhà thép bán mái chứa sản phẩm tạm
m2
1,500
4
Nhà kho
m2
500
5
Bể nước phục vụ sản xuất
Cái
2
 
II
 
Các hạng mục xây lắp khác
-
-
1
Nhà văn phòng, điều hành, ăn ở công nhân,…
m2
100
2
Sân phơi ngoài trời
m2
2,500
3
Bãi tập kết nguyên vật liệu
m2
2,000
4
Nhà WC khu sản xuất
m2
30
5
Cổng tường rào nhà máy
md
600
6
Hệ thống cấp nước khu văn phòng (giếng khoan, trạm bơm, bể lọc, bể chứa)
Hệ
1
7
Hệ thống thoát nước toàn nhà máy
Hệ
1
8
Đường giao thông nội bộ
md
1,500
9
Hệ thống điện hạ thế, chiếu sáng chống sét
Hệ
1
10
San lấp mặt bằng
Hệ
1
11
Hệ thống cấp nước sản xuất (tháp nước, giếng khoan, đường ống)
 
Hệ
1

 

 

 

DỊCH VỤ LẬP DỰ ÁN Xem tất cả dự án