Nhà máy sản xuất bột cá Thanh Hóa

Nhà máy sản xuất bột cá Thanh Hóa

I. Sự cần thiết đầu tư
Bột cá là nguồn thức ăn bổ sung protein động vật có chất lượng cao, đầy đủ các axit amin không thay thế như lysine, methionine, isoleucine.. (Fin, 1999), các nguyên tố khoáng và một số vitamin quan trọng như vitamin B12, D, E... Hiện nay, hàng năm nước ta sản xuất được khoảng 6,000 – 9,000 tấn bột cá, phần lớn các cơ sở sản xuất bột cá đều tập trung ở các tỉnh phía Nam như: Kiên Giang, Cà Mau,Vũng Tàu... và đã cung cấp cho thị trường nhiều loại bột cá: bột cá Ba Hòn, Tô Châu, bột cá Đà Nẵng, bột cá Cà Mau, bột cá Minh Hải, bột cá Kiên Giang... Song, nguồn bột cá trong nước còn chưa đáp ứng được cả về chất lượng và số lượng cho ngành chăn nuôi nói chung và ngành chế biến thức ăn gia súc nói riêng. Ước tính nhu cầu về bột cá hiện nay ở nước ta là 100,000 tấn/năm. Vì vậy, hàng năm nước ta vẫn phải bỏ ra một lượng ngoại tệ không nhỏ để nhập khoảng 26,000 tấn bột cá từ một số nước như: Pêru, Chi lê, Malaysia, Thái Lan...

Huyện Tĩnh Gia được thiên nhiêu ưu đãi cho bờ biển dài 42 km nên nhiều năm nay huyện luôn chú trọng phát huy thế mạnh về điều kiện tự nhiên này. Trên địa bàn, cảng cá Lạch Bạng tại xã Hải Bình đã được quy hoạch xây dựng với quy mô gần 1,000 tàu, thuyền neo đậu, liền với đó là việc nâng cấp các chợ đầu mối giúp cho việc thông thương, mua bán thủy sản thuận lợi hơn. Năm 2010, toàn huyện đã khai thác và nuôi trồng được 20,700 tấn thủy sản, đem về nguồn thu lên tới 323.461 tỷ đồng. Việc phát triển kinh tế biển đã và đang giải quyết việc làm cho nhiều lao động địa phương, thúc đẩy nền kinh tế của huyện ngày một phát triển.

II.1. Quy mô dự án
Dự án Nhà máy xay nghiền bột cá được đầu tư trên khu đất có tổng diện tích 800 m2
Công suất: 1000 tấn nguyên liệu/tháng tương ứng 12,000 tấn nguyên liệu cá/năm.
Thành phẩm tạo ra 255 tấn thành phẩm/tháng tương ứng 3,180 tấn thành phẩm/năm

II.2. Máy móc thiết bị
+ Trạm điện 320 KVA
+ Hệ thống ống Inox quạt hút khử mùi
+ Hệ thống bơm làm mát khử lọc nước môi trường trước khi thải ra sông
+ Dây chuyền sản xuất bột cá công suất 100 tấn/ngày đêm gồm: 1 máy nấu chín bằng hơi; 1 máy ép; 2 máy làm khô cỡ lớn; 1 bộ máy làm mát.
+ Dây chuyền lò hơi 4 tấn công nghệ mới
+ Cân điện tử 80 tấn
+ Tàu thu mua nhỏ gần bờ
+ 2 Xe Ben vận chuyển nguyên liệu
+ Máy cẩu cá từ sông lên nhà máy
+ Các công cụ sản xuất cần thiết khác

III.3. Thời gian thực hiện dự án
Trong vòng 15 năm, bắt đầu xây dựng từ tháng 12 năm 2012 và đi vào hoạt động từ quý II năm 2013.

IV. Giải pháp thực hiện

IV.1. Nguồn nguyên liệu
Nguyên liệu cho sản xuất bột cá là sử dụng các loại cá tạp như: cá đù, cá hồng, cá phèn, cá mối, cá mó, cá dìa, cá trích, cá chỉ vàng, cá nục.
Cá được bảo quản bằng hỗn hợp nước đá + muối 5% có thể giữ tươi được 16 ngày, hỗn hợp nước đá + muối 15% có thể giữ tươi được 30 ngày. Không bảo quản bằng hỗn hợp muối quá 15%, vì khi chế biến phải tiến hành nhả muối lâu khiến nguyên liệu bị mất nhiều protein, vitamin... làm giảm chất lượng bột cá.

IV.2. Yêu cầu kỹ thuật
IV.2.1. Yêu cầu cảm quan của bột cá
- Dạng bên ngoài: tơi, không vón cục, không mọt
- Độ mịn: Lọt qua sàng đường kính mắt sàng 3.25mm, cho phép phần còn lại trên mặt sàng không vượt quá 5%
- Mùi: có mùi đặc trưng của bột cá, không có mùi lạ
- Màu sắc: nâu nhạt

IV.2.2. Yêu cầu về hóa, lý, vi sinh vật của bột cá
- Hàm lượng protein thô, tính bằng phần trăm khối lượng sản phẩm từ 30-40
- Hàm lượng lipid thô, tính bằng phần trăm khối lượng sản phẩm từ 6-10
- Hàm lượng NaCl, tính bằng phần trăm khối lượng sản phẩm từ 3-5
- Hàm lượng nước, tính bằng phần trăm khối lượng sản phẩm từ 10-12
- Tạp chất
+ Cát sạn tính bằng phần trăm khối lượng sản phẩm từ 3-4
+ Mảnh kim loại vụn kích thước nhỏ hơn 2mm tính bằng g/kg sản phẩm không lớn hơn 0.1
+ Mảnh sắt kim loại nhọn không cho phép
+ Các tạp chất khác không cho phép
- Vi sinh vật: không nhiễm vi sinh vật heo quy định của thú y

Bảng Tổng mức đầu tư
                                                                                                                    ĐVT: 1,000 đồng    
 STT
 HẠNG MỤC
 GT TRƯỚC THUẾ
 VAT
 GT SAU THUẾ
 I
Chi phí xây dựng
 772,727
 77,273
 850,000
 II
Chi phí máy móc thiết bị
 8,509,091
 850,909
 9,360,000
 III
Chi phí quản lý dự án
234,273
23,427
257,700
IV
Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng
313,656
31,366
345,022
1
Chi phí lập dự án
286,344
28,634
314,979
2
Chi phí thẩm tra dự toán
1,785
179
1,964
3
Chi phí kiểm định đồng bộ hệ thống thiết bị
25,527
2,553
28,080
V
Chi phí khác
66,149
6,615
72,764
1
Chi phí bảo hiểm xây dựng
11,591
1,159
12,750
2
Chi phí kiểm toán
33,637
3,364
37,001
3
Chi phí thẩm tra phê duyệt quyết toán
20,921
2,092
23,013
 VI
Chi phí dự phòng=ΣGcp*10%
989,590
98,959
1,088,549
VII
Chi phí thủ tục môi trường, hành chính
272,727
27,273
300,000
VIII
Hợp đồng đặt cọc với tàu thu mua
818,182
81,818
900,000
 
TỔNG MỨC ĐẦU TƯ (chưa bao gồm lãi vay)
11,976,396
1,197,640
13,174,035
IX
Lãi vay trong thời gian xây dựng
 
 
297,586
 
TỔNG MỨC ĐẦU TƯ ( bao gồm lãi vay)
11,976,396
1,197,640
13,471,621
 
VỐN LƯU ĐỘNG
 
 
2,000,000

V. Các chỉ số tài chính của dự án

Tổng doanh thu của dự án: 1,775,539,519,000 đồng.
Tổng chi phí dự án: 1,652,738,879,000 đồng.
Tổng lợi nhuận trước thuế: 122,800,640,000 đồng.
Lợi nhuận sau thuế: 92,100,480,000 đồng.
Hiện giá thu nhập thuần của dự án là :NPV = 10,768,703,000 đồng >0
Suất sinh lợi nội tại là: IRR = 52.6 %> WACC
Thời gian hoàn vốn tính là 4 năm 2 tháng (bao gồm cả thời gian xây dựng)
 Dự án có suất sinh lợi nội bộ và hiệu quả đầu tư khá cao.

***Trên đây là tóm tắt sơ lược một số nội dung chính của dự án. Để được tư vấn cụ thể, vui lòng liên hệ  Hotline: 0903034381 - 0936260633

 

 

DỊCH VỤ LẬP DỰ ÁN Xem tất cả dự án