Dự án “Đầu tư nông nghiệp công nghệ cao ”

Dự án “Đầu tư nông nghiệp công nghệ cao ”

 Trong bối cảnh diện tích đất canh tác bị thu hẹp, điều kiện thời tiết ngày càng khắc nghiệt, để nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp thì việc phát triển nông nghiệp công nghệ cao là xu thế tất yếu, thúc đẩy nền nông nghiệp phát triển bền vững. Đây cũng là một nội dung quan trọng trong Chương trình Xây dựng nông thôn mới của TP. Hà Nội. 

Theo số liệu của Văn phòng điều phối Chương trình Xây dựng nông thôn mới (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội), trên địa bàn Thành phố hiện có 46 mô hình ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, triển khai tại các huyện Sóc Sơn, Thanh Oai, Thanh Trì, Ba Vì…
Các mô hình chủ yếu tập trung ứng dụng công nghệ kỹ thuật vào sản xuất rau, trồng lúa, hoa, cây ăn quả, cây dược liệu an toàn với nguồn giống sạch bệnh và ứng dụng công nghệ, kỹ thuật cao trong quy trình sản xuất, như hệ thống nhà lưới, nhà màng điều tiết ánh sáng, nhiệt độ, tưới nhỏ giọt, không sử dụng thuốc sâu, thuốc kích thích tăng trưởng…
Việc ứng dụng công nghệ đã nâng cao giá trị cho sản xuất nông nghiệp của Hà Nội, đồng thời đã hình thành một số vùng sản xuất chuyên canh tập trung quy mô lớn, có giá trị kinh tế cao, hay một số chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm. Nhờ vậy, thu nhập của nhân dân được nâng cao.
Tuy nhiên, chỉ với 46 mô hình, có thể nói là còn khiêm tốn, chưa đáp ứng được nhu cầu về sử dụng thực phẩm sạch, an toàn của nhân dân.
Các mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn Thủ đô còn ít và việc ứng dụng công nghệ cao còn nhiều hạn chế, mới chỉ được ứng dụng ở một số công đoạn nhỏ trong chuỗi sản xuất, sơ chế, bảo quản sản phẩm, dẫn đến năng suất, chất lượng và giá trị nông sản chưa cao, thiếu tính cạnh tranh.
Nguyên nhân, chủ yếu là do vốn đầu tư còn hạn chế. Để đầu tư làm nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ khá tốn kém, nhiều hệ thống trang thiết bị phải nhập của nước ngoài, trong khi người nông dân hạn chế về vốn, nắm bắt khoa học kỹ thuật tiên tiến còn hạn chế,…
Mặt khác, nền sản xuất nông nghiệp của thành phố tuy có nhiều thay đổi theo hướng nông nghiệp công nghệ cao,… nhưng lại chưa có một đơn vị nào thực hiện mô hình canh tác nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ hữu cơ mang tính hang hóa thực sự, trong khi Công ty chúng tôi cơ bản đã có quỹ đất và hình thành bộ phận hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ… để chúng tôi có thể trực tiếp khảo nghiệm, thực nghiệm sản xuất các mô hình phù hợp với điều kiện sinh thái của thành phố, từ đó hình thành chuỗi khép kín chế biến thực phẩm công nghệ cao để cung cấp sản phẩm có chất lượng ra thị trường trong nước và xuất khẩu. Từ đó hình thành vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao của thành phố, đồng thời đây cũng là nơi tiếp nhận những công nghệ sản xuất tiên tiến – công nghệ cao tiến hành thực nghiệm các mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng đô thị phù hợp với điều kiện sản xuất của thành phố, làm cơ sở cho việc sản xuất, mang tính hàng hóa lớn và có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường trong nước, đặc biệt chúng tôi chú trọng đến thị trường xuất khẩu.
Để triển khai thực hiện nhiệm vụ nêu trên, Công ty Cổ phần Nông nghiệp Đông Anh phối hợp với Chúng tôi tiến hành nghiên cứu và lập dự án “Đầu tư nông nghiệp công nghệ cao Đông Anh” trình các Cơ quan ban ngành, tổ chức tín dụng, xem xét, chấp thuận cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi triển khai thực hiện dự án
 

I. Quy mô đầu tư của dự án.

  1. Khu nhà màng sản xuất dưa lưới và quả các loại: 20.000 m2.
  2. Khu nhà màng sản xuất rau các loại: 20.000 m2.
  3. Trồng cây chắn gió xung quanh làm hàng rào sinh học và đầu tư đồng bộ hệ thống các công trình phụ trợ phục vụ sản xuất, chế biến thực phẩm của dự án.
 

II. Tổng mức đầu tư của dự án.

Tổng mức đầu tư của dự án       : 45.269.995.000 đồng. Trong đó:
  • Vốn huy động (tự có) : 065.617.000 đồng.
  • Vốn vay : 24.204.378.000 đồng.
 

III. Các thông số tài chính của dự án.

 

1. Kế hoạch hoàn trả vốn vay.

Kết thúc năm đầu thứ 2 phải tiến hành trả nợ gốc thời gian trả nợ trong vòng 6 năm của dự án, trung bình mỗi năm trả 4,3 tỷ đồng. Theo phân tích khả năng trả nợ của phụ lục tính toán cho thấy, khả năng trả được nợ là rất cao. Trung bình dự án có khoảng 224% trả được nợ.
 

2. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn giản đơn.

Khả năng hoàn vốn giản đơn: Dự án sẽ sử dụng nguồn thu nhập sau thuế và khấu hao cơ bản của dự án để hoàn trả vốn vay.
KN hoàn vốn = (LN sau thuế + khấu hao)/Vốn đầu tư.
Theo phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn của dự án (phần phụ lục) thì chỉ số hoàn vốn của dự án là 4,21 lần, chứng tỏ rằng cứ 1 đồng vốn bỏ ra sẽ được đảm bảo bằng 4,21 đồng thu nhập. Dự án có đủ khả năng tạo vốn cao để thực hiện việc hoàn vốn.
Thời gian hoàn vốn giản đơn (T): Theo (Bảng phụ lục tính toán) ta nhận thấy đến năm thứ 7 đã thu hồi được vốn và có dư, do đó cần xác định số tháng của năm thứ 6 để xác định được thời gian hoàn vốn chính xác.
Số tháng = Số vốn đầu tư còn phải thu hồi/thu nhập bình quân năm có dư.
Như vậy thời gian hoàn vốn của dự án là 5 năm 3 tháng kể từ ngày hoạt động.
 

3. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn có chiết khấu.

Khả năng hoàn vốn và thời điểm hoàn vốn được phân tích cụ thể ở bảng phụ lục tính toán của dự án. Như vậy PIp = 2,22 cho ta thấy, cứ 1 đồng vốn bỏ ra đầu tư sẽ được đảm bảo bằng 2,22 đồng thu nhập cùng quy về hiện giá, chứng tỏ dự án có đủ khả năng tạo vốn để hoàn trả vốn.
Thời gian hoàn vốn có chiết khấu (Tp) (hệ số chiết khấu 7,07%).
Theo bảng phân tích cho thấy đến năm thứ 8 đã hoàn được vốn và có dư. Do đó ta cần xác định số tháng cần thiết của năm thứ 7.
Kết quả tính toán: Tp = 6 năm 5 tháng tính từ ngày hoạt động.
 

4. Phân tích theo phương pháp hiện giá thuần (NPV).

Hệ số chiết khấu mong muốn 7,07%/năm.
Theo bảng phụ lục tính toán NPV = 48.795.844.000 đồng. Như vậy chỉ trong vòng 10 năm của thời kỳ phân tích dự án, thu nhập đạt được sau khi trừ giá trị đầu tư qui về hiện giá thuần là: 48.795.844.000 đồng > 0 chứng tỏ dự án có hiệu quả cao.
 

5. Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR).

Theo phân tích được thể hiện trong bảng phân tích của phụ lục tính toán cho thấy IRR = 15,926% > 7,07% như vậy đây là chỉ số lý tưởng, chứng tỏ dự án có khả năng sinh lời cao.
 

DỊCH VỤ LẬP DỰ ÁN Xem tất cả dự án