Dự án đầu tư nhà máy sản xuất phân hữu cơ vi sinh

Dự án đầu tư nhà máy sản xuất phân hữu cơ vi sinh

SX nông nghiệp theo hướng hữu cơ, bền vững, thân thiện với môi trường, ứng dụng sinh học, giảm phân bón vô cơ, thuốc BVTV, giảm ô nhiễm không khí, đất và nước, an toàn sức khỏe cho người sản xuất và người tiêu dùng là vấn đề bức thiết.
Để sản xuất nông sản sạch thì phân hữu cơ vi sinh đóng vai trò quan trọng giúp cải tạo độ phì nhiêu của đất và bền vững cho cây trồng để nâng cao khả năng chống chịu sâu bệnh. Đồng thời giảm phân, thuốc hóa học. Bón phân hữu cơ sẽ giúp gia tăng chất hữu cơ cho đất. Vì, chất hữu cơ trong đất được coi là một tiêu chí để đánh giá độ phì nhiêu của đất.
Một nghiên cứu khác cho thấy, việc canh tác bất hợp lý dẫn đến chất lượng hữu cơ ngày càng suy giảm, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng cây trồng. Dù bón phân hóa học, cây trồng vẫn lấy đi khoảng 50 – 80% đạm từ đất.
Do đó, cần phải tăng cường khả năng cung cấp đạm từ đất bằng các biện pháp khác nhau. Trong đó vấn biện pháp bón phân hữu cơ vi sinh cho đất là giải pháp tối ưu và hiệu quả nhất.
Viện Lúa ĐBSCL phân tích: “Đất nào có hàm lượng chất hữu cơ cao (mùn cao) hơn thì đất đó sẽ được đánh giá tốt hơn. Từ đó, cho thấy vai trò của phân hữu cơ rất quan trọng, đặc biệt là phân hữu cơ vi sinh, đóng một vai trò rất quan trọng trong canh tác nông nghiệp hữu cơ (Organic).
Để nền nông nghiệp phát triển một cách bền vững thì hướng sản xuất nông nghiệp hữu cơ là hướng đi tất yếu. Được dự báo là công nghệ tiếp theo của công nghệ cao trong nền nông nghiệp thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
Là doanh nghiệp tiên phong sản xuất phân hữu sinh học chất lượng cao, chúng tôi nhận định: “Chiến lược nuôi dưỡng và bảo vệ cây trồng, môi trường bước đầu cho thấy hiệu quả tích cực trong việc nâng cao giá trị nông sản, góp phần xây dựng thương hiệu nông sản Việt Nam an toàn, chất lượng nội địa và quốc tế.
Cty sẽ tiếp tục bồi dưỡng nâng cao trình độ, tiếp cận KHKT tiên tiến cho đội ngũ nhân lực và nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ; áp dụng rộng rãi sản phẩm phân bón hữu cơ vi sinh; tăng cường việc áp dụng các bộ tiêu chuẩn quốc tế; góp phần phát huy hiệu quả trong quá trình sản xuất nông nghiệp của nước nhà.
Để triển khai thực hiện nhiệm vụ nêu trên,Chúng tôi tiến hành nghiên cứu và lập dự án đầu tư xây dựng “Nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh” trình các Cơ quan ban ngành, xem xét, tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi triển khai thực hiện dự án. Đồng thời kêu gọi vốn đầu tư từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cùng chung tay phát triển ngành nông nghiệp nước nhà, mang lại hiệu quả cao cho chuỗi giá trị sản phẩm – an toàn với người sử dụng.
Ngoài việc đầu tư dự án mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư, chúng tôi còn mang lại hiệu ứng cho nền nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch. Góp phần phát triển sản phẩm an toàn, cung cấp cho người tiêu dùng vì một cộng đồng Khỏe – Mạnh.

I. Quy mô đầu tư của dự án.
Xây dựng một dây chuyền sản xuất phân hữu cơ vi sinh với công suất: 6.000 tấn/năm
II. Nguồn vốn dự kiến đầu tư của dự án.
Tổng mức đầu tư của dự án : 13.719.218.000 đồng. Trong đó:
Vốn tự có : 111.793.000 đồng.
Vốn kêu gọi đầu tư : 10.607.425.000 đồng.
III. Hiệu quả của dự án.
3.1. Kế hoạch trả cổ tức từ hàng năm của dự án.
Kết thúc năm đầu tiên phải tiến hành trả cổ tức, khi đã có lợi nhuận (sau thuế). Theo bảng phân tích doanh thu của dự án, tính trung bình cho 10 triệu đồng đầu tư là thấp nhất trong vòng đời phân tích 15 năm của dự án là 24,15% và khi khấu hao đã hết, thì nhưng năm sau chia cổ tức ở mứa trên 70%.
3.2. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn giản đơn.
Khả năng hoàn vốn giản đơn: Dự án sẽ sử dụng nguồn thu nhập sau thuế và khấu hao cơ bản của dự án để hoàn trả vốn vay.
KN hoàn vốn = (LN sau thuế + khấu hao)/Vốn đầu tư.
Theo phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn của dự án (phần phụ lục) thì chỉ số hoàn vốn của dự án là 5,92 lần, chứng tỏ rằng cứ 1 đồng vốn bỏ ra sẽ được đảm bảo bằng 5,92 đồng thu nhập. Dự án có đủ khả năng tạo vốn cao để thực hiện việc hoàn vốn.
Thời gian hoàn vốn giản đơn (T): Theo (Bảng phụ lục tính toán) ta nhận thấy đến năm thứ 5 đã thu hồi được vốn và có dư, do đó cần xác định số tháng của năm thứ 4 để xác định được thời gian hoàn vốn chính xác.
Số tháng = Số vốn đầu tư còn phải thu hồi/thu nhập bình quân năm có dư.
Như vậy thời gian hoàn vốn của dự án là 3 năm 6 tháng kể từ ngày hoạt động.
3.3. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn có chiết khấu.
Khả năng hoàn vốn và thời điểm hoàn vốn được phân tích cụ thể ở bảng phụ lục tính toán của dự án. Như vậy PIp = 2,5 cho ta thấy, cứ 1 đồng vốn bỏ ra đầu tư sẽ được đảm bảo bằng 2,5 đồng thu nhập cùng quy về hiện giá, chứng tỏ dự án có đủ khả năng tạo vốn để hoàn trả vốn.
Thời gian hoàn vốn có chiết khấu (Tp) (hệ số chiết khấu 11,09%).
Theo bảng phân tích cho thấy đến năm thứ 6 đã hoàn được vốn và có dư. Do đó ta cần xác định số tháng cần thiết của năm thứ 5.
Kết quả tính toán: Tp = 4 năm 7 tháng tính từ ngày hoạt động.
3.4. Phân tích theo phương pháp hiện giá thuần (NPV).
Hệ số chiết khấu mong muốn 11,09%/năm.
Theo bảng phụ lục tính toán NPV = 17.734.918.000 đồng. Như vậy chỉ trong vòng 10 năm của thời kỳ phân tích dự án, thu nhập đạt được sau khi trừ giá trị đầu tư qui về hiện giá thuần là: 17.734.918.000 đồng > 0 chứng tỏ dự án có hiệu quả cao.
3.5. Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR).
Theo phân tích được thể hiện trong bảng phân tích của phụ lục tính toán cho thấy IRR = 25,14% > 11,09% như vậy đây là chỉ số lý tưởng, chứng tỏ dự án có khả năng sinh lời.

 

 

DỊCH VỤ LẬP DỰ ÁN Xem tất cả dự án