Dự án xây dựng khu trồng mít kết hợp chế biến công nghệ cao

Dự án xây dựng khu trồng mít kết hợp chế biến công nghệ cao

Nông nghiệp có vai trò đặc biệt đối với sự phát triển của nền kinh tế xã hội , đặc biệt đối với những nước đang phát triển như Việt Nam. Theo UNCTAD, cứ tăng trưởng 1% trong nông nghiệp thường đem lại tăng trưởng 1% hoặc 2% trong nền kinh tế nói chung. Cũng theo Tổ chức này, nông nghiệp là một hoạt động sản xuất với lực lượng lao động chính là người nông dân và ứng dụng Khoa học công nghệ hiện đại được coi là giải pháp tốt nhất để tăng năng xuất lao động và tăng chất lượng sản phẩm. Vì vậy có thể khẳng định phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của một quốc gia là nhân tố quyết định tới thu nhập và đời sống của người nông dân, đồng thời sẽ làm tăng sức cạnh tranh của nông sản nước đó trên thị trường quốc tế.

Nhận thức được vai trò của nông nghiệp công nghệ cao trong giai đoạn hội nhập, trong Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ X năm 2006 cũng đã khẳng định: Cố gắng đi ngay vào công nghiệp hiện đại đối với một số lĩnh vực then chốt… Chú trọng phát triển công nghệ cao để đột phá”. Mục tiêu đến năm 2020, Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp với GDP/đầu người khoảng 3.000 USD. Phát triển khoa học và Công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao chính là chìa khoá giúp Việt Nam đi tắt, đón đầu và thực hiện thành công mục tiêu đề ra.
Chính phủ cũng đã ban hành một số quyết định về phát triển nông nghiệp công nghệ cao như quyết định số 176/QĐ-TTg, quyết định 1895/QĐ-TTg nhằm thúc đẩy việc ứng dụng hiệu quả công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp, góp phần xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh cao. Tuy nhiên trên thực tế sau nhiều năm đổi mới và phát triển ngành nông nghiệp, những tiến bộ về KHKT dường như vẫn chưa thực sự có được những bước tiến xa hơn một “nền móng vững chắc”. Các sản phẩm nông nghiệp nước ta vẫn ở tình trạng chất lượng thấp, giá thành cao, thiếu sức cạnh tranh.
I. Mục tiêu dự án
I.1. Mục tiêu chung.

Các công nghệ được ứng dụng trong thực hiện dự án chủ yếu tập trung vào công nghệ cao, công nghệ tiên tiến so với mặt bằng công nghệ sản xuất nông nghiệp trong nước. Góp phần phát triển kinh tế của tỉnh nhà.
Góp phần thúc đẩy nền nông nghiệp tỉnh nhà phát triển theo hướng công nghệ cao, mang tính hang hóa.
Hình thành mô hình điểm trong sản xuất mít công nghệ cao, là nơi tham quan học hỏi cho những người dân trồng mít trong tỉnh tham quan học hỏi kinh nghiệm, tạo sức lan tỏa trong cộng đồng, góp phần đưa ngành nông nghiệp tỉnh nhà ngày càng phát triển.
I.2. Mục tiêu cụ thể.
Áp dụng quy trình công nghệ canh tác mít theo tiêu chuẩn VietGAP.
Áp dụng cơ giới hóa trong chăm sóc mít với công nghệ tưới tự động.
Hàng năm dự án cung cấp cho thị trường khoảng trên 600 – 900 tấn trái chất lượng cao, để chế biến sản phẩm. Tạo thành chu trình sản xuất khép kín, nhằm tăng giá trị gia tăng trong sản xuất
Xây dựng dự án kiểu mẫu, thân thiện với môi trường, đồng thời khai thác hiệu quả quỹ đất được giao.
II. Quy mô đầu tư của dự án.
Khu trồng mít theo tiêu chuẩn VietGAP: 48 ha.
Còn lại là nhà máy chế biến và các công trình phụ trợ, đáp ứng nhu cầu chế biến hàng năm khoảng 4.600 tấn mít sấy thành phẩm cung cấp cho thị trường.
III. Nguồn vốn dự kiến đầu tư của dự án.
Tổng mức đầu tư của dự án : 12.442.353.000 đồng. Trong đó:
Vốn huy động (tự có) : 3.881.274.000 đồng.
Vốn vay : 8.561.079.000 đồng.
IV. Các thông số tài chính của dự án.
1. Kế hoạch hoàn trả vốn vay.
Kết thúc năm đầu tiên phải tiến hành trả nợ gốc thời gian trả nợ trong vòng 10 năm của dự án, trung bình mỗi năm trả 1,3 tỷ đồng. Theo phân tích khả năng trả nợ của phụ lục tính toán cho thấy, khả năng trả được nợ là rất cao. Trung bình dự án có khoảng 303% trả được nợ.
2. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn giản đơn.
Khả năng hoàn vốn giản đơn: Dự án sẽ sử dụng nguồn thu nhập sau thuế và khấu hao cơ bản của dự án để hoàn trả vốn vay.
KN hoàn vốn = (LN sau thuế + khấu hao)/Vốn đầu tư.
Theo phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn của dự án (phần phụ lục) thì chỉ số hoàn vốn của dự án là 5,46 lần, chứng tỏ rằng cứ 1 đồng vốn bỏ ra sẽ được đảm bảo bằng 5,46 đồng thu nhập. Dự án có đủ khả năng tạo vốn cao để thực hiện việc hoàn vốn.
Thời gian hoàn vốn giản đơn (T): Theo (Bảng phụ lục tính toán) ta nhận thấy đến năm thứ 6 đã thu hồi được vốn và có dư, do đó cần xác định số tháng của năm thứ 5 để xác định được thời gian hoàn vốn chính xác.
Số tháng = Số vốn đầu tư còn phải thu hồi/thu nhập bình quân năm có dư.
Như vậy thời gian hoàn vốn của dự án là 4 năm 1 tháng kể từ ngày hoạt động.
3. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn có chiết khấu.
Khả năng hoàn vốn và thời điểm hoàn vốn được phân tích cụ thể ở bảng phụ lục tính toán của dự án. Như vậy PIp = 2,92 cho ta thấy, cứ 1 đồng vốn bỏ ra đầu tư sẽ được đảm bảo bằng 2,92 đồng thu nhập cùng quy về hiện giá, chứng tỏ dự án có đủ khả năng tạo vốn để hoàn trả vốn.
Thời gian hoàn vốn có chiết khấu (Tp) (hệ số chiết khấu 8,75%).
Theo bảng phân tích cho thấy đến năm thứ 6 đã hoàn được vốn và có dư. Do đó ta cần xác định số tháng cần thiết của năm thứ 5.
Kết quả tính toán: Tp = 4 năm 10 tháng tính từ ngày hoạt động.
4. Phân tích theo phương pháp hiện giá thuần (NPV).
Hệ số chiết khấu mong muốn 8,75%/năm.
Theo bảng phụ lục tính toán NPV = 22.973.157.000 đồng. Như vậy chỉ trong vòng 20 năm của thời kỳ phân tích dự án, thu nhập đạt được sau khi trừ giá trị đầu tư qui về hiện giá thuần là: 22.973.157.000 đồng > 0 chứng tỏ dự án có hiệu quả cao.
5. Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR).
Theo phân tích được thể hiện trong bảng phân tích của phụ lục tính toán cho thấy IRR = 29,74% > 8,75% như vậy đây là chỉ số lý tưởng, chứng tỏ dự án có khả năng sinh lời cao.

 

DỊCH VỤ LẬP DỰ ÁN Xem tất cả dự án