Trồng cây dược liệu kết hợp chăn nuôi thả gia súc

Trồng cây dược liệu kết hợp chăn nuôi thả gia súc

 I. Sự cần thiết của việc xây dựng dự án:

Cũng như thuốc Tân dược, để thuốc Đông dược có hiệu lực, an toàn và chất lượng ổn định thì toàn bộ quy trình sản xuất phải được tiêu chuẩn hóa. Trong đó, tiêu chuẩn hóa nguyên liệu đầu vào là khâu cơ bản nhất. Riêng đối với dược liệu có nguồn gốc thực vật thì việc tiêu chuẩn hóa phải bắt đầu từ quy trình trồng trọt và thu hái cây thuốc hoang dã trong tự nhiên. Hiện nay, các dây chuyền sản xuất thuốc nói chung, trong đó có thuốc Đông dược ở Việt Nam đang được xây dựng, hoặc từng bước nâng cấp để đạt tiêu chuẩn “Thực hành tốt sản xuất thuốc – GMP”. Đây là một yêu cầu cần thiết để có thuốc tốt. Riêng đối với thuốc Đông dược, nếu nguyên liệu đầu vào không ổn định về chất lượng thì thành phẩm thuốc (đầu ra) cũng không đạt yêu cầu về chất lượng, cho dù thuốc đó được sản xuất ở nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Đó chính là nguyên nhân khiến cho chất lượng của nhiều loại thuốc Đông dược ở Việt Nam hiện nay thất thường, kể cả chất lượng của các gói thuốc thang ở các cơ sở khám, chữa bệnh và kinh doanh thuốc Đông y. Đặc biệt, trước xu thế hội nhập kinh tế khu vực và trên thế giới, các xí nghiệp Dược của nước ngoài sẽ đưa sản phẩm của họ vào Việt Nam, và ngược lại, chúng ta cũng cần đưa dược liệu và thuốc Đông dược của Việt Nam ra thị trường nước ngoài. Để cho thuốc của ta giữ được thương hiệu và cạnh tranh được với các sản phẩm cùng loại của nước ngoài (thậm chí ngay trên thị trường trong nước) thì quá trình trồng trọt, thu hái nguyên liệu làm thuốc không thể coi nhẹ việc tiêu chuẩn hóa. Điều này có nghĩa là phải tạo ra nguồn dược liệu có hàm lượng hoạt chất cao theo tiêu chuẩn của GACP.
Nhận thấy nhu cầu của xã hội, sau khi nghiên cứu và nắm vững các yếu tố kinh tế và kỹ thuật trong lĩnh vực dược liệu, chúng tôi quyết định đầu tư xây dựng dự án Trồng cây dược liệu kết hợp chăn nuôi thả gia súc tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình, một nơi có khí hậu ôn hòa, nguồn nước dồi dào và đất đai màu mỡ trên vùng núi cao Tây Bắc. Vùng đất này hứa hẹn sẽ là trang trại lớn nhất, hiện đại nhất tỉnh Hòa Bình bằng việc áp dụng những kỹ thuật tiên tiến nhất hiện nay để sản xuất những loại dược liệu quý và kết hợp cả chăn nuôi gia súc. Từ đó chúng tôi tin tưởng rằng không bao lâu nữa nhân dân trong tỉnh cũng như Việt Nam sẽ được hưởng thụ các loại thuốc dược liệu và các sản phẩm từ thịt mà dự án đem lại với chất lượng và giá cả cạnh tranh.

II. Công việc cụ thể
- Điều tra thị trường.
- Khảo sát mô hình các cơ sở sản xuất dược liệu điển hình.
- Nghiên cứu, kiểm tra nguồn nước.
- Tìm hiểu nguồn giống cây trồng, vật nuôi.
- Đánh giá chất lượng đất.
- Điều tra về điều kiện tự nhiên.
- Lập báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo đầu tư
- Trình hồ sơ xin chấp thuận đầu tư
- Khảo sát mặt bằng lập phương án quy hoạch.
- Khảo sát hạ tầng kỹ thuật (điện, nước).
- Đề xuất các chính sách ưu đãi cho dự án.

- Nhận quyết định phê duyệt của Tỉnh
- Nhận bàn giao mặt bằng
- Bàn giao mốc giới
- Đánh giá tác động môi trường
- Đánh giá khả năng cách ly khu chăn nuôi đảm bảo bò không nằm trong vùng dịch bệnh.
- Quy hoạch xây dựng
- San lấp mặt bằng
- Cải tạo đất.
- Khởi công xây dựng.
+ Xây dựng khu vực trồng cây dược liệu
+ Xây dựng chuồng trại

III. Quy hoạch mặt bằng tổng thể khu đất.

Tổng diện tích xây dựng : 150,000 m2 (15ha)
Quy hoạch tổng thể các công trình của dự án Trồng cây dược liệu kết hợp chăn thả gia súc sau khi hoàn thành giai đoạn xây dựng như sau:

 

Chú thích:

 

Đường nội bộ
 
Trồng cỏ

 

IV. Nội dung tổng mức đầu tư
Mục đích của tổng mức đầu tư là tính toán toàn bộ chi phí đầu tư xây dựng Dự án “Trồng cây dược liệu kết hợp chăn nuôi thả gia súc”, làm cơ sở để lập kế hoạch và quản lý vốn đầu tư, xác định hiệu quả đầu tư của dự án.
Tổng mức đầu tư của dự án là 11,362,333,000 đồng bao gồm:
+ Chi phí xây dựng và lắp đặt;
+ Chi phí máy móc thiết bị;
+ Chi phí quản lý dự án;
+ Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng;
+ Chi phí con giống;
+ Chi phí giống cây dược liệu;
+ Chi phí trồng cỏ gia chăn nuôi;
+ Chi phí giải phóng và san lấp mặt bằng;
+ Chi phí cày xới và gieo trồng;
+ Dự phòng phí;
+ Lãi vay trong thời gian xây dựng;
+ Chi phí khác.

 Khái toán chi phí xây dựng và lắp đặt
Khái toán chi phí xây dựng và lắp đặt cho các công trình bao gồm:
Khu vực chung:
+ Nhà bảo vệ;
+ Văn phòng làm việc;
+ Nhà ăn;
+ Đường nội bộ;
+ Cổng;
+ Tường bao quanh;
+ Bể chứa nước;
+ Nhà vệ sinh;
+ Hầm Biogas;
+ Giếng khoan;
Khu vực trồng cây dược liệu
+ Xưởng sấy;
+ Kho chứa;
+ Sân phơi dược liệu;
+ Khu ươm giống cây dược liệu;
+ Khu trồng cây dược liệu có mái che;
Khu vực chăn nuôi kết hợp
+ Chuồng dê;
+ Chuồng bò;
+ Chuồng heo;
+ Hố ủ phân;

Khái toán chi phí xây dựng và lắp đặt được thể hiện qua bảng sau:

Bảng : Khái toán kinh phí xây dựng và lắp đặt                        ĐVT: 1000 đồng

 

STT
Hạng mục
Đơn vị
Diện tích
Suất xây dựng (/m2)
Thành tiền (ngàn đồng)
I
Khu vực chung
1,216,791
1
Nhà bảo vệ
m2
16
1,850
29,600
2
Văn phòng làm việc
m2
35
1,975
69,125
3
Nhà ăn
m2
60
1,975
118,500
4
WC chung
m2
21
510
10,710
5
Hầm biogas
HT
1
46,000
46,000
6
Cổng
cái
2
5,200
10,400
7
Tường bao quanh
m
1,440
425
612,000
8
Bể chứa nước
m2
15
920
13,800
9
Đường nội bộ
m2
1,456
176
256,256
10
Giếng khoan
cái
10
5,040
50,400
II
Khu chăn nuôi
1,132,660
1
Chuồng dê
m2
267
230
61,410
2
Chuồng bò
m2
325
890
289,250
3
Chuồng heo
m2
552
890
491,280
4
Hố ủ phân
m2
316
920
290,720
III
Khu trồng cây dược liệu
2,546,000
1
Khu ươm giống cây dược liệu
m2
5,500
123
676,500
2
Sân phơi dược liệu
m2
2,000
195
390,000
3
Khu trồng cây dược liệu có mái che bằng lưới
m2
6,000
82
492,000
4
Xưởng sấy
m2
200
1,975
395,000
5
Kho chứa
m2
300
1,975
592,500
TỔNG CỘNG
4,895,451

 Khái toán chi phí máy móc thiết bị
Khái toán chi phí máy móc thiết bị bao gồm:
+ Máy rửa và tách vỏ dược liệu dạng củ;
+ Máy rửa và tách dược liệu dạng thảo;
+ Máy sao dược liệu tự động;
+ Máy nghiền dược liệu;
+ Máy thái dược liệu thái lát củ quả tươi;
+ Tủ sấy dược liệu;
+ Máy bơm nước;
+ Hệ thống tưới tiêu cho dược liệu;
+ Tủ cất trử dược liệu;
+ Thiết bị vận chuyển dược liệu;
+ Dụng cụ thu hoạch dược liệu;
+ Thiết bị văn phòng làm việc;
+ Thiết bị nhà nghì công nhân;
+ Thiết bị nhà ăn;
+ Hệ thống điện;
Khái toán chi phí máy móc thiết bị dùng cho dự án được thể hiện qua bảng sau:                                                  

 

Hạng mục
Đơn vị
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền trước thuế
VAT
Thành tiền sau thuế
Máy rửa và tách vỏ dược liệu dạng củ
cái
4
67,900
271,600
27160
298,760
Máy rửa dược liệu dạng thảo
cái
4
55,800
223,200
22320
245,520
Máy sao dược liệu tự động
cái
4
56,800
198,700
19870
218,570
Máy nghiền dược liệu công suất 25-30 kg/giờ
cái
4
44,300
177,200
17720
194,920
Máy thái dược liệu ( kích thước 3-5 cm) thái lát củ quả tươi, công suất 50-100 kg/ giờ
cái
4
34,560
138,240
13824
152,064
Tủ sấy dược liệu
cái
4
61,150
244,600
24460
269,060
Máy bơm nước 125W. A-130 JACK
chiếc
10
3,560
32,364
3,236
35,600
Hệ thống tưới tiêu cho dược liệu
hệ thống
1
138,000
125,455
12,545
138,000
Thiết bị cất trữ dược liệu (tủ…)
thiết bị
1
145,000
131,818
13,182
145,000
Thiết bị vận chuyển dược liệu
xe
3
5,360
14,618
1,462
16,080
Dụng cụ thu hoạch dược liệu
bộ
1
13,800
12,545
1,255
13,800
Văn phòng làm việc
 
 
 
 
 
 
+ Bàn ghế
bộ
4
3,120
11,345
1,135
12,480
+ Quạt trần cánh 1,4m ASIA J56002
chiếc
2
685
1,245
125
1,370
+ Ti vi LG LCD 32LH20R
chiếc
1
6,700
6,091
609
6,700
Nhà ăn
 
 
 
 
 
 
+ Bàn ghế
bộ
7
2,350
14,955
1,495
16,450
+ Dụng cụ nhà bếp
bộ
1
110,000
100,000
10,000
110,000
+ Quạt trần cánh 1,4m ASIA J56002
chiếc
5
685
3,114
311
3,425
+ Ti vi LG LCD 32LH20R
chiếc
2
6,700
12,182
1,218
13,400
Hệ thống điện
hệ thống
1
128,000
116,364
11,636
128,000
TỒNG CỘNG
 
 
 
 
 
2,019,199

 

 V. Kết quả tổng mức đầu tư

                                   Bảng: Tổng mức đầu tư dự án                              ĐVT: 1000 đồng
STT
Hạng mục
Giá trị trước thuế
VAT
Giá trị
sau thuế
I
Chi phí xây dựng
4,450,410
445,041
4,895,451
II
Chi phí máy móc thiết bị
1,835,635
183,564
2,019,199
III
Chi phí quản lý dự án
158,660
15,866
174,526
IV
Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng
221,341
22,134
243,475
1
Chi phí lập dự án
205,554
20,555
226,109
2
Chi phí thẩm tra dự toán
10,280
1,028
11,308
3
Chi phí kiểm định đồng bộ hệ thống thiết bị
5,507
551
6,058
V
Chi phí khác
186,480
18,648
205,129
1
Chi phí bảo hiểm xây dựng
66,756
6,676
73,432
2
Chi phí kiểm toán
28,815
2,882
31,697
3
Báo cáo đánh giá tác động môi trường
90,909
9,091
100,000
VI
Chi phí con giống
889,091
88,909
978,000
VII
Chi phí giống cây dược liệu
427,383
42,738
470,122
VIII
Chi phí trồng cỏ
38,182
3,818
42,000
IX
Chi phí dự phòng=ΣGcp*10%
820,718
82,072
902,790
X
Chi phí san lấp và giải phóng mặt bằng
409,091
40,909
450,000
XI
Chi phí cày xới gieo trồng
697,585
69,758
767,343
 
TỔNG VỐN ĐẦU TƯ (chưa có lãi vay)
10,134,577
1,013,458
11,148,034
XII
Lãi vay trong thời gian xây dựng
 
 
214,299
 
TỔNG VỐN ĐẦU TƯ (có lãi vay)
10,134,577
1,013,458
11,362,333

Vòng đời hoạt động của dự án là 12 năm.
Dòng tiền thu vào bao gồm: tổng doanh thu hằng năm; giá trị thanh lí tài sản, chênh lệch khoản phải thu
Dòng tiền chi ra gồm: các khoản chi đầu tư ban đầu như xây lắp, chi phí thuê đất; mua sắm MMTB; chi phí hoạt động hằng năm (không bao gồm chi phí khấu hao); chênh lệch khoản phải trả và chênh lệch quỹ mặt, tiền thuế nộp cho ngân sách Nhà Nước.
Dựa vào kết quả ngân lưu vào và ngân lưu ra, ta tính được các chỉ số tài chính, và kết quả cho thấy:
Hiện giá thu nhập thuần của dự án là :NPV = 12,428,147,000 đồng >0
Suất sinh lợi nội tại là: IRR = 36.98 %> WACC
Thời gian hoàn vốn tính là 4 năm 10 tháng (không bao gồm thời gian xây dựng)
 Dự án có suất sinh lợi nội bộ và hiệu quả đầu tư khá cao.
Qua quá trình hoạch định, phân tích và tính toán các chỉ số tài chính trên cho thấy dự án mang lại lợi nhuận cao cho chủ đầu tư, suất sinh lời nội bộ cũng cao hơn sự kỳ vọng của nhà đầu tư, và khả năng thu hồi vốn nhanh.

 

DỊCH VỤ LẬP DỰ ÁN Xem tất cả dự án