Dự án đầu tư xây dựng trang trại trồng trọt và chăn nuôi kết hợp theo hướng hữu cơ áp dụng công nghệ cao.

Dự án đầu tư xây dựng trang trại trồng trọt và chăn nuôi kết hợp theo hướng hữu cơ áp dụng công nghệ cao.

 Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp, nông thôn, chủ yếu dựa vào hộ gia đình, nhằm mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, trồng rừng, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông, lâm, thuỷ sản.

Phát triển kinh tế trang trại nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả đất đai, vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý góp phần phát triển nông nghiệp bền vững; có việc làm tăng thu nhập, khuyến khích làm giàu đi đôi với xoá đói giảm nghèo; phân bổ lao động, dân cư. Đóng vai trò quan trọng trong công cuộc xây dựng nông thôn mới. Đặc biệt là những trang trại áp dụng công nghệ cao theo hướng hữu cơ hóa nhằm cung ứng sản phẩm nông nghiệp sạch cho xã hội.
Quá trình chuyển dịch, tích tụ ruộng đất đã hình thành các trang trại gắn liền với quá trình phân công lại lao động ở nông thôn, từng bước chuyển dịch lao động nông nghiệp sang làm các ngành phi nông nghiệp, thúc đẩy tiến trình công nghiệp hoá trong nông nghiệp và nông thôn.
Thực hiện tái cấu trúc ngành nông nghiệp, phát triển chăn nuôi tập trung đem về giá trị hàng hóa lớn. Trong thời gian qua, các địa phương đã nghiên cứu, lựa chọn đưa vào giống mới có năng suất và chất lượng thịt cao, tích cực ứng dụng và chuyển giao công nghệ chăn nuôi tiên tiến: Công nghệ chăn nuôi khép kín, đệm lót sinh học, quy trình VietGap….
Một số trang trại, gia trại đã hình thành các hình thức hợp tác sản xuất kinh doanh theo chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ và chế biến.
Đặc biệt kinh tế trang trại phát triển theo hướng áp dụng kỹ thuật tiên tiến là yêu cầu cấp thiết hiện nay, chính vì vậy xét thấy việc phát triển cần phải ứng dụng nhanh khoa học kỹ thuật, nông nghiệp theo hướng công nghệ cao để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường và hiệu quả trong sử dụng đất đai, nguồn lực, doanh phối hợp với Chúng tôi  tiến hành nghiên cứu và lập dự án Đầu tư trang trại trồng trọt và chăn nuôi kết hợp theo hướng hữu cơ áp dụng công nghệ cao tại tỉnh Quảng Ngãi.
I. Mục tiêu dự án.
1. Mục tiêu chung.
  • Phát triển kinh tế trang trại nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả đất đai, vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý góp phần phát triển nông nghiệp bền vững; có việc làm tăng thu nhập, khuyến khích làm giàu đi đôi với xoá đói giảm nghèo; phân bổ lao động, dân cư xây dựng nông thôn mới.
  • Tổ chức tiếp nhận công nghệ, thực nghiệm các biện pháp kỹ thuật mới phục vụ sản xuất của dự án.
  • Tổ chức sản xuất sản phẩm nông nghiệp có chất lượng cao cung cấp cho thị trường.
  • Các công nghệ được ứng dụng trong thực hiện dự án chủ yếu tập trung vào công nghệ cao (tiên tiến so với mặt bằng công nghệ sản xuất nông nghiệp trong nước).
2. Mục tiêu cụ thể.
Hàng năm cung cấp cho thị trường khoảng:
  • 73 tấn sữa dê chất lượng cao.
  • 450 con dê bán thịt.
  • 40.000 trái dừa tươi;
  • 160 tấn mía cây ăn tươi;
  • 17.000 cành hoa mokara,
  • 100.000 cây hoa lan giống .
II. Quy mô đầu tư của dự án.
TT
Nội dung ĐVT
Số lượng
1 Khu nuôi dê sữa Con 100
2 Khu nuôi dê thịt Con 500
3 Khu trồng dừa Ha 0,5
4 Khu trồng cỏ, bắp và đậu nành nuôi dê Ha 2,6
5 Khu trồng mía ép nước Ha 1
6 Khu trồng hoa lan các loại Ha 0,5
III. Tổng vốn đầu tư của dự án.
Tổng mức đầu tư của dự án         : 3.362.236.000  đồng.
IV. Các thông số tài chính của dự án.
1. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn giản đơn.
Khả năng hoàn vốn giản đơn: Dự án sẽ sử dụng nguồn thu nhập sau thuế và khấu hao cơ bản của dự án để hoàn trả vốn vay.
KN hoàn vốn = (LN sau thuế + khấu hao)/Vốn đầu tư.
Theo phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn của dự án (phần phụ lục) thì chỉ số hoàn vốn của dự án là 2,69 lần, chứng tỏ rằng cứ 1 đồng vốn bỏ ra sẽ được đảm bảo bằng  2,69 đồng thu nhập. Dự án có đủ khả năng tạo vốn cao để thực hiện việc hoàn vốn.
Thời gian hoàn vốn giản đơn (T): Theo (Bảng phụ lục tính toán) ta nhận thấy đến năm thứ 7 đã thu hồi được vốn và có dư, do đó cần xác định số tháng của năm thứ 6 để xác định được thời gian hoàn vốn chính xác.
Số tháng = Số vốn đầu tư còn phải thu hồi/thu nhập bình quân năm có dư.
Như vậy thời gian hoàn vốn của dự án là 5 năm 1 tháng kể từ ngày hoạt động.
2. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn có chiết khấu.
Khả năng hoàn vốn và thời điểm hoàn vốn được phân tích cụ thể ở bảng phụ lục tính toán của dự án. Như vậy PIp = 1,72 cho ta thấy, cứ 1 đồng vốn bỏ ra đầu tư sẽ được đảm bảo bằng  1,72 đồng thu nhập cùng quy về hiện giá, chứng tỏ dự án có đủ khả năng tạo vốn để hoàn trả vốn.
Thời gian hoàn vốn có chiết khấu (Tp) (hệ số chiết khấu 8%).
Theo bảng phân tích cho thấy đến năm thứ  8 đã hoàn được vốn và có dư. Do đó ta cần xác định số tháng cần thiết của năm thứ 7.
Kết quả tính toán: Tp = 6 năm 1 tháng tính từ ngày hoạt động.
3. Phân tích theo phương pháp hiện giá thuần (NPV).
Hệ số chiết khấu mong muốn 8%/năm.
Theo bảng phụ lục tính toán NPV = 2.031.586.000 đồng. Như vậy chỉ trong vòng 12 năm của thời kỳ phân tích dự án, thu nhập đạt được sau khi trừ giá trị đầu tư qui về hiện giá thuần là: 2.031.586.000 đồng > 0 chứng tỏ dự án có hiệu quả cao.
4. Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR).
Theo phân tích được thể hiện trong bảng phân tích của phụ lục tính toán cho thấy IRR = 17,77% > 8% như vậy đây là chỉ số lý tưởng, chứng tỏ dự án có khả năng sinh lời.
 
 

DỊCH VỤ LẬP DỰ ÁN Xem tất cả dự án