Trồng rau sạch kết hợp nuôi cua đinh

Trồng rau sạch kết hợp nuôi cua đinh

I.1. Nhu cầu sử dụng rau an toàn của người dân
Sức khỏe là điều mà ai cũng muốn, có một sức khỏe tốt sẽ giúp mọi người hoàn thành được mọi việc được tốt hơn, hiệu quả cao hơn. Đồng thời với điều kiện kinh tế – xã hội nước ta hiện nay, đặc biệt tại Tp.HCM, thu nhập của người dân ngày càng tăng lên, đời sống ngày càng ổn định, đòi hỏi nhu cầu về rau sạch là rất lớn. Thực trạng là rau quả tại nhiều chợ rau không đáp ứng được chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm cùng với vấn đề ngộ độc do ăn phải rau bị nhiễm hóa chất đang khiến người tiêu dùng hoang mang lo lắng. Thay vì sử dụng các loại rau không an toàn trên, nhiều người dân chuyển sang dùng các loại thực phẩm chức năng. Chính vì vậy, mà rau sạch trở thành sự lựa chọn của nhiều bà nội trợ muốn đảm bảo sức khỏe cho gia đình và người thân. Họ sẵn sàng bỏ ra một khoản tiền lớn hơn để có được những mớ rau sạch có nguồn gốc rõ ràng tại hệ thống các siêu thị và các cửa hàng rau sạch.


I.2. Tình hình sản xuất rau sạch- rau an toàn
Những năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu rau quả liên tục tăng trưởng và đang hướng dần tới việc trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn của ngành nông nghiệp. Nhưng để thực sự khai thác được hết tiềm năng của mặt hàng này cũng đòi hỏi phải có bước đi đúng đắn, tổ chức sản xuất chuyên nghiệp và liên kết hợp tác đầu tư chặt chẽ với các nước có nền sản xuất rau, quả hiện đại.
Theo số liệu của Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, diện tích trồng rau cả nước hiện đạt khoảng hơn 823.000 ha; Tuy nhiên, các sản phẩm rau sạch, đạt chất lượng còn rất hiếm trong khi nhu cầu tiêu dùng sản phẩm sạch của người dân ngày một tăng.
Tình hình sản xuất rau sạch- rau an toàn ở nước ta còn gặp nhiều bất cập, nguyên nhân là do:
1/ Còn nặng tính truyền thống
Theo Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam, sở dĩ ngành sản xuất rau công nghệ cao chưa phát triển đúng tầm, bởi hầu hết các vùng sản xuất rau chính ở các địa phương còn manh mún, nặng về phương thức truyền thống lâu đời. Bên cạnh đó, chưa có sự quy hoạch toàn diện, sản xuất rau an toàn trong nhà màng, nhà lưới, rau mầm,… chưa nhiều, chưa có nhiều hộ sản xuất rau an toàn theo VietGAP, chưa được tổ chức thành hệ thống và liên kết trên quy mô lớn từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm. Việc áp dụng phân bón, thuốc BVTV trên rau còn tùy tiện. Đầu ra của sản phẩm chưa ổn định, phụ thuộc mạnh vào các thương lái thu mua nhỏ và ép giá, chưa được bao tiêu sản phẩm. Hơn nữa, nông dân không chủ động được giống, thiếu vốn sản xuất lẫn thông tin thị trường, cán bộ khuyến nông chuyên về rau chưa nhiều.
2/ Cần có logo cho sản phẩm
Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cho biết, Việt Nam có khả năng gieo trồng 120 loài rau nhiệt đới và bán nhiệt đới (chưa kể đến các loại rau rừng và rau bản địa). Một số quốc gia thuộc vùng khí hậu ôn đới và vùng Trung Đông có nhu cầu nhập khẩu các sản phẩm rau hoa khá lớn. Nhưng vấn đề ở chỗ, họ chỉ nhập rau được chứng nhận là sản phẩm sạch.
Ngoài ra, nhu cầu dùng rau sạch cũng ngày một gia tăng ở nước ta, nên việc sản xuất rau quả tươi, an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP ngày một nhiều. Tuy nhiên, hiện nay người sản xuất sản phẩm này gặp nhiều khó khăn trong tiêu thụ. Một trong những khó khăn đó là sản phẩm VietGAP chỉ được chứng nhận chung chung chứ chưa thiết lập nhãn hiệu (logo) gắn liền với sản phẩm khi được tiêu thụ trên thị trường.
Vì vậy, người sản xuất chưa chứng minh cho khách hàng sản phẩm của mình được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Ngược lại, người tiêu thụ chưa có gì làm bằng chứng để tin tưởng vào sản phẩm VietGAP vì về mặt hình dạng nhận diện cũng tương tự như những sản phẩm khác trên thị trường. Để khắc phục vấn đề này và giúp thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, trước hết là rau và các loại trái cây, đã được chứng nhận theo tiêu chuẩn VietGAP cần được gắn trên sản phẩm đó một biểu tượng hay logo VietGAP.
Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, việc cấp nhãn hiệu cho sản phẩm an toàn theo Global GAP và VietGAP là điều cần thiết để chứng minh cho khách hàng, từ nhà phân phối, nhà trung gian, nhà nhập khẩu là các phương pháp thực hành sản xuất ra sản phẩm đó được thực hành theo GAP. Từ đó, tạo lòng tin cho người tiêu thụ để họ an tâm mua và sử dụng sản phẩm nông nghiệp, tạo điều kiện đảm bảo cho việc tiếp cận thị trường của sản phẩm, tạo hiệu quả hoạt động và cạnh tranh trên thị trường. Logo trên sản phẩm GAP sẽ được xem như là 1 “hộ chiếu” thâm nhập thị trường nội địa và mở rộng xuất khẩu, giới thiệu quá trình đổi mới và cải thiện sản phẩm nhằm tăng khả năng cạnh tranh. Ngoài ra, nó giúp giảm một số hoạt động kiểm tra của đối tác thu mua. Vì các nhà phân phối trong hệ thống GAP đã chấp nhận và thống nhất chương trình làm việc theo GAP.

I.3. Căn cứ tính triển vọng của việc nuôi cua đinh
Con cua đinh (ba ba Nam bộ, rùa đinh) hiện nay trên thị trường tiêu thụ rất tốt, giá cao (trung bình khoảng 500,000 đồng/kg). Các món ăn chế biến từ thịt cua đinh khá phổ biến trong các nhà hàng và còn xuất hiện trong các dịp họp mặt gia đình như lễ tết, tiệc tùng, cúng giỗ... nhằm cúng kiếng, thết đãi người thân, bạn bè, khách quý. Thịt, tiết (huyết), tinh hoàn cua đinh là nguồn thực phẩm quý tăng cường sinh lực cho mọi người, người đau mới mạnh, người yếu sinh lý, nhất là nam giới. Đặc biệt Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan... là những thị trường rộng lớn tiêu thụ nhiều thịt cua đinh. Qua đó, dễ nhận thấy nuôi cua đinh là nghề có nhiều triển vọng trước mắt cũng như lâu dài.
Tuy nhiên, để nuôi cua đinh thành công, người nuôi cần:
- Có kiến thức về con cua đinh
- Phải có con giống đạt chất lượng
Thực tế con cua đinh rất dễ nuôi, mau lớn, và khỏe mạnh, nên tạo những điều kiện thuận lợi cho cua đinh, nó sẽ sống khỏe, lớn nhanh, sinh sản nhiều.

I.4. Sự cần thiết đầu tư
Rau là một loại thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của con người. Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm để đảm bảo sức khỏe người dân đang được đặt ra ngày càng nóng bỏng, trong đó nhu cầu về rau xanh đạt tiêu chuẩn an toàn ngày càng tăng, nhất là tại các thành phố lớn, đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh.
Việc đầu tư xây dựng dự án là hoàn toàn cần thiết, là một định hướng đầu tư đúng đắn phù hợp với quy hoạch tại địa phương, không chỉ giải quyết một phần nào các hiệu quả xã hội, giải quyết nhu cầu ăn uống mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế TP.HCM nhà nói chung và huyện nhà nói riêng.

II. Quy mô dự án
Dự án được thực hiện trên khu đất có tổng diện tích 13.384 m2 gồm 2 thành phần:
+ Thành phần 1: Trồng rau sạch
+ Thành phần 2: Nuôi cua đinh
Chi tiết các hạng mục công trình trong dự án như sau:

 

STT

Hạng mục

Đơn vị

Diện tích

 

Khu vực chung

1

Nhà bảo vệ

m2

16

2

Văn phòng làm việc

m2

35

3

Nhà ăn

m2

60

4

Nhà kho chứa dụng cụ, máy móc

m2

100

5

WC chung

m2

21

6

Cổng

cái

2

7

Tường bao quanh

m

6,440

8

Bể chứa nước

m2

15

9

Đường nội bộ

m2

876

10

Giếng khoan

cái

10

 

Khu vực chăn nuôi

1

Hồ nuôi cua đinh

m2

680

 

Khu vực vườn rau sạch

1

Khu ươm giống

m2

2,000

2

Nhà sơ chế rau

m2

3,000

3

Khu trồng rau sạch có mái che bằng lưới

m2

9,194


 

 

III. Giải pháp thực hiện dự án
III.1. Trồng rau sạch
Quy trình chung sản xuất rau an toàn theo Tiêu Chuẩn VietGAP:


1.Chọn đất trồng
- Cách ly hoàn toàn với khu vực có chất thải công nghiệp, bệnh viện, với chất thải sinh hoạt thành phố.
- Đất không được có tồn dư hóa chất độc hại.

2.Nguồn nước tưới
- Sử dụng nước sạch từ giếng khoan đã được kiểm định chất lượng.

3.Giống
- Phải biết rõ lý lịch nơi sản xuất giống.

4.Phân bón
- Sử dụng phân hữu cơ vi sinh bón cho rau.
- Sử dụng phân hoá học bón thúc vừa đủ theo yêu cầu của từng loại rau. Cần kết thúc bón trước khi thu hoạch ít nhất 15 ngày.
5.Phòng trừ sâu bệnh.
Áp dụng các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp IPM (Integrated Pest Management)
- Luân canh cây trồng hợp lý.
- Sử dụng giống tốt, chống chịu sâu bệnh và sạch bệnh.
- Sử dụng các chế phẩm sinh học trừ sâu bệnh hợp lý.
- Chỉ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học (thuốc vi sinh và thảo mộc).


6.Sử dụng nhà lưới, nhà kính để trồng rau.
- Sử dụng nhà lưới, nhà kính để che chắn: nhà lưới, nhà kính có tác dụng hạn chế sâu, bệnh, cỏ dại, sương giá, nắng hạn, rút ngắn thời gian sinh trưởng của rau.
7.Thu hoạch
- Thu hoạch rau đúng lúc, loại bỏ lá già héo, bị sâu bệnh và dị dạng.


8. Sơ chế và kiểm tra:
Trước khi thu hoạch: Các mẫu rau trên từng ruộng sẽ được lấy và tiến hành phân tích thí nghiệm để xác định dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.
Sau khi thu hoạch: Rau sẽ được chuyển vào phòng sơ chế để phân loại, làm sạch, rửa kỹ bằng nước sạch, khử khuẩn bằng Ozon, dùng bao túi sạch để chứa đựng, có tem niêm phong.


9. Vận chuyển: Sau khi đóng gói, rau sẽ được niêm phong và vận chuyển đến cửa hàng hoặc trực tiếp cho người sử dụng trong vòng 24h để đảm bảo điều kiện vệ sinh và an toàn.
10. Bảo quản và sử dụng: Rau được bảo quản ở cửa hàng ở nhiệt độ thích hợp và thời gian lưu trữ không quá 2 ngày. Rau an toàn có thể sử dụng ngay không cần phải ngâm nước muối hay các chất làm sạch khác.

III.2. Nuôi cua đinh
Cua đinh là động vật thuộc lớp bò sát, bộ rùa, họ ba ba Tryonychidae, có sức đề kháng tốt, ít bị bệnh… Thức ăn của cua đinh rất dễ tìm, khâu chăm sóc cũng không khó, tỉ lệ hao hụt thấp, nếu chăm sóc tốt, cho ăn đầy đủ, vệ sinh ao hồ sạch sẽ cua đinh rất mau lớn và sinh sản nhiều.

1. Thiết kế ao nuôi
Môi trường nuôi có ảnh hưởng rất lớn đến việc thành bại khi nuôi cua đinh, cần phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật chủ yếu sau:
– Nên xây dựng ao nuôi ở nơi có nguồn nước sạch độc lập để bảo đảm cấp nước sạch. Không gian yên tĩnh, kín đáo, quang đãng, dễ thoát nước, không bị úng ngập.
- Diện tích ao nuôi khoảng 500 m2.
- Mức nước thích hợp cho nuôi cua đinh thịt là từ 1,5 – 2m, mức nước chứa thường xuyên từ 1 – 1,2m. Thời gian nắng nóng và mùa rét cho nước sâu thêm 20 – 30cm.
- Sườn bờ cần tạo chỗ cho cua đinh nghỉ ngơi dưới nước và trên bờ; có chỗ cố định cho cua đinh ăn để tiện theo dõi. Xung quanh phải xây bờ cao, tốt nhất là xây bờ tường dựng đứng cao 0,5m so với mặt đất để cua đinh không thoát ra ngoài.
- Mỗi ao có cống cấp nước và thoát nước riêng. Cống thoát nước có điều kiện nên đặt sát đáy ao để dễ tháo cạn và hút bỏ chất cặn bẩn trong ao. Cấp nước vào ao nên cho chảy ngầm, không xối mạnh trên mặt nước làm cua đinh sợ hãi không có lợi cho sinh trưởng.
- Có chỗ cố định cho cua đinh ăn để dễ theo dõi sức ăn của cua đinh và để làm vệ sinh khu vực ăn. Đơn giản nhất là cho thức ăn vào rổ, rá, nia, mẹt, khay, buộc dây treo ngập nước từ 0,3 – 0,6m cho cua đinh ăn, khi cần thì nhấc lên như nhấc vó. Có thể xây một bệ máng ở một góc ao, rộng 0,4 – 0,6m, ngập dưới nước 0,3 – 0,6m. Ao bể nhỏ và nông, đáy sạch có thể thả thức ăn trực tiếp xuống đáy ao cho ăn, nên chọn vị trí gần cửa cống tháo nước để dễ tháo hút chất cặn bẩn thức ăn thừa hàng ngày. Có thể luyện cho ba ba quen ăn ở ngay sát mép nước.

2. Thời vụ nuôi
Nhiệt độ nước các ao nuôi dao động trong phạm vi 24 – 320C nên cua đinh có điều kiện sinh trưởng liên tục và đẻ quanh năm.

3. Chọn giống nuôi
Cần chọn con giống đồng cỡ, kích cỡ giống là 150 – 200g/con. Ngoại hình bóng, không bị xây xát, dị hình, không bị tật. Con giống khỏe mạnh, đồng đều, hoạt động nhanh nhẹn, không nhiễm bệnh. Con giống khỏe thể hiện bằng cách cho lật ngửa chúng sẽ tự lật lại bình thường. Con giống yếu thể hiện ở triệu chứng là cổ rụt không hết, bò chậm, mắt có tinh thể màu đục. Khi mua giống nên mua ở những cơ sở có uy tín. Mật độ thả là 2 con/m2.

4. Thức ăn cho cua đinh
– Thức ăn là động vật còn tươi sống như: Tôm, cá tạp, moi, dắt, giun, ếch nhái, các loại phụ phế phẩm của lò mổ, thịt động vật kém phẩm chất, giun đất, cá tép khô… và bột ngũ cốc, tất cả xay nhỏ với tỷ lệ động vật/thực vật là 3/1. Lượng thức ăn cho ăn mỗi ngày trung bình bằng 10% trọng lượng. Cho ăn ngày 2 lần ở những vị trí cố định. Cho ăn vào sàng (mẹt, nia…) ngập trong nước 20 – 30cm. Sau mỗi lần cho ăn nên kéo lên kiểm tra xem lượng thức ăn có hết không để điều chỉnh cho phù hợp và vệ sinh.
- Những điều cần lưu ý khi cho cua đinh ăn:
+ Thức ăn phải được rửa sạch, băm nhỏ (phù hợp kích cỡ miệng), nếu ươn hôi phải được nấu chín, không cho ăn thức ăn mặn và bị ẩm mốc.
+ Giảm lượng thức ăn khi nhiệt độ xuống thấp kéo dài.
+ Sau khi thay nước xong cua đinh có thể bỏ ăn 2 – 3 ngày.
+ Tránh gây tiếng động mạnh khi cho ăn, khi thay nước.

5. Quản lý chăm sóc và phòng bệnh
– Cần kiểm tra bờ ao, rào chắn thường xuyên đặc biệt vào những ngày mới thả giống, trời mưa to. Chú ý tới nguồn nước đưa vào ao, bể nuôi luôn đầy đủ và sạch. Hàng ngày theo dõi sức ăn của cua đinh để điều chỉnh thức ăn cho phù hợp. Phát hiện kịp thời những hiện tượng bất thường để xử lý. Nếu không có điều kiện thay nước thường xuyên và triệt để cho ao, bể thì cứ 15 – 30 ngày lại phải khử trùng cho ao, bể một lần bằng vôi bột với lượng 1,5 – 2kg/100m3 nước.
- Phòng bệnh rất quan trọng khi nuôi cua đinh. Để giảm bệnh cho cua đinh cần chú ý các biện pháp như: Chọn cua đinh giống phải đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng. Trước khi thả giống phải tắm bằng dung dịch Sulfat đồng với liều lượng 8g/m3 trong thời gian 20 – 30 phút để phòng bệnh nấm và ký sinh đơn bào. Cuối vụ khử trùng ao, bể nuôi bằng cách bón 10 – 15kg vôi/100m2. Không nên để thức ăn dư thừa. Định kỳ 15 – 20 ngày/lần hoà nước vôi với lượng1,5 – 2kg/100m3 té cho ao, bể nuôi. Những ngày nhiệt độ nước 18 – 250 C, dùng dung dịch Sulfat đồng (CuSO4) với nồng độ 8g/m3 hoặc thuốc tím nồng độ 20g/m3. Mỗi ngày tắm 1 lần/30 phút để phòng bệnh nấm thuỷ mi. Khi bị bệnh phải nhốt riêng để điều trị đồng thời nhanh chóng vệ sinh môi trường ao nuôi. Không nuôi ở mật độ quá dày.


6. Thu hoạch
– Sau 9 – 10 tháng nuôi cua đinh đã đạt cỡ khoảng 0,9 – 1,0 kg/con. Theo kinh nghiệm của những người nuôi cua đinh thì năm đầu chúng tăng trưởng chậm, nhưng đến năm thức 2 thì tăng trưởng rất nhanh, có thể tăng 2 – 3 kg/con, thậm chí 4 – 5 kg/con. Vì thế hầu hết người nuôi đều kéo dài đến năm thức 2 mới thu hoạch. Có thể thu tỉa bằng cách tháo bớt nước trong ao, để mò bắt từng con. Nếu thu toàn bộ, phải tháo cạn nước và bắt từng con. Khi bắt cần phải nhẹ nhàng không làm xây xát da, không dẫm lên lưng cua đinh, không nhốt cua đinh quá dày, tránh chúng cào vào lưng cắn nhau gây tổn thương. Giữ những con nhỏ để nuôi tiếp hoặc chọn những con lớn để nuôi vỗ cho đẻ lấy giống năm sau. Trước khi vận chuyển không để cua đinh ở trong nước mà để ở nơi ẩm. Dụng cụ chứa cua đinh có thể là bị cói, giỏ cói, sọt hay thùng gỗ thoáng, có lót bèo để giữ ẩm.
- Xếp một lớp bèo, một lớp cua đinh, tốt nhất là ngăn cho mỗi con ở một ô. Trong khâu vận chuyển phải nhẹ nhàng. Nếu vận chuyển vào trưa nóng thì dùng đá bọc vải để lên trên cho nước mát chảy xuống. Nếu vận chuyển qua đêm thì khi nghỉ đêm phải tháo ra, sáng hôm sau đóng lại.

 

IV. Khái toán chi phí xây dựng và lắp đặt được thể hiện qua bảng sau:

 

TT

Hạng mục

Đơn vị

Diện tích

Suất xây dựng (/m2)

Thành tiền

I

Khu vực chung

586,711

1

Nhà bảo vệ

m2

16

1,850

29,600

2

Văn phòng làm việc

m2

35

1,975

69,125

3

Nhà ăn

m2

60

1,975

118,500

4

Nhà kho chứa dụng cụ, máy móc

m2

100

1,300

130,000

5

WC chung

m2

21

510

10,710

6

Cổng

cái

2

5,200

10,400

7

Bể chứa nước

m2

15

920

13,800

8

Đường nội bộ

m2

876

176

154,176

9

Giếng khoan

cái

10

5,040

50,400

II

Khu chăn nuôi

156,400

1

Hồ nuôi cua đinh

m2

680

230

156,400

III

Khu trồng rau sạch

1,584,908

1

Khu ươm giống

m2

2,000

123

246,000

2

Nhà sơ chế rau

m2

3,000

195

585,000

3

Khu trồng rau sạch có mái che bằng lưới

m2

9,194

82

753,908

TỔNG CỘNG

2,328,019


V. Kết quả tổng mức đầu tư

STT

Hạng mục

Giá trị trước thuế

VAT

Giá trị sau thuế

1

Chi phí xây dựng

2,116,381

211,638

2,328,019

2

Chi phí máy móc thiết bị

440,727

44,073

484,800

3

Chi phí cua đinh giống

128,864

12,886

141,750

4

Chi phí giống rau

17,187

1,719

18,906

5

Chi phí san lấp và giải phóng mặt bằng

409,091

40,909

450,000

6

Chi phí cày xới gieo trồng

95,623

9,562

105,185

7

Chi phí dự phòng (10%)

320,787

32,079

352,866

8

Chi phí đất

29,444,800

 

29,444,800

 

TỔNG VỐN ĐẦU TƯ (chưa có lãi vay)

32,973,460

352,866

33,326,326

 

Lãi vay trong thời gian xây dựng và nuôi trồng

   

3,506,849

 

TỔNG VỐN ĐẦU TƯ (có lãi vay)

32,973,460

352,866

36,833,176

 

 

DỊCH VỤ LẬP DỰ ÁN Xem tất cả dự án