Dự án trồng cây thanh long tỉnh Bình Thuận

Dự án trồng cây thanh long tỉnh Bình Thuận

I. Khả năng đáp ứng các yếu tố đầu ra của dự án
Bình Thuận hiện là “thủ phủ” thanh long của cả nước với tổng diện tích trên 20,136ha, sản lượng bình quân hàng năm khoảng 400,000 tấn. Thanh long của Bình Thuận nói riêng và của Việt Nam nói chung được tiêu thụ chủ yếu tại thị trường châu Á (chiếm tỷ trọng trên 80%), nhiều nhất là Trung Quốc, kế tiếp là Đài Loan, Hồng Kông, Thái Lan, Malaysia, Singapore... Mặc dù Trung Quốc là thị trường tiêu thụ lớn nhất, nhưng chủ yếu buôn bán qua đường tiểu ngạch, một hình thức buôn bán tiềm ẩn nhiều rủi ro. Trong khi đó, việc mở rộng thị trường tại khu vực châu Mỹ, châu Âu còn gặp nhiều khó khăn, do vận chuyển xa, bảo quản dài ngày khó khăn và yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm tương đối khắt khe.
Đứng trước những yêu cầu khắt khe của các thị trường khó tính nhưng theo thống kê, toàn tỉnh Bình Thuận chỉ có khoảng 5,000 ha thanh long được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP (sản xuất nông nghiệp tốt tiêu chuẩn Việt Nam ), và gần 180 ha thanh long sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGAP (sản xuất nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn toàn cầu). Hầu hết khâu thu mua, đóng gói để xuất khẩu, nhiều doanh nghiệp chưa thực hiện theo tiêu chuẩn, khiến sản phẩm kém sức cạnh tranh, không đáp ứng được yêu cầu của nhiều thị trường tiêu thụ. Có không ít nông dân vẫn còn lạm dụng chất kích thích, thuốc bảo vệ thực vật, ảnh hưởng đến chất lượng trái thanh long… Trong 108 cơ sở thu mua, tiêu thụ và xuất khẩu thanh long, thì chỉ có 18 cơ sở đạt tiêu chuẩn sơ chế đóng gói an toàn xuất khẩu.
Như vậy, mặc dù diện tích trồng thanh long và sản lượng thanh long của Việt Nam nhìn chung đem lại rất lớn nhưng vẫn không đáp ứng được những thị trường tiêu thụ khó tính. Đứng trước những thử thách đó, dự án của chúng tôi với tiêu chí trồng cây thanh long theo hướng bền vững tin tưởng rằng sẽ đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu tại những thị trường lớn, đem lại hiệu quả cao cho dự án.

II. Quy mô đầu tư dự án
Dự án Trồng mới cây thanh long theo hướng bền vững được xây dựng tại thôn Dốc Đá, xã Phan Lâm, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận trên tổng diện tích 60ha. Trong đó có 2 thành phần như sau:
+ Thành phần chính : Trồng cây thanh long theo hướng bền vững với diện tích quy hoạch là 50ha. Hiện tại đã có 15 ha thanh long trồng được 10 tháng, nay tiếp tục trồng mới thêm 35ha thanh long.
+ Thành phần phụ: Trong tổng diện tích 60ha, ngoài thanh long, chúng tôi còn dành ra 10ha trồng lúa, chăn nuôi bò thịt, trồng cỏ và các công trình phụ trợ khác như ao, hồ.

III. Thiết kế vườn
Phải có sơ đồ bố trí lô và bảng hiệu để phân biệt các lô.
1. Chuẩn bị đất và quản lý đất trồng
Đất được cày bừa kỹ, tạo mặt phẳng để dễ thoát nước chống ngập úng, không nên sử dụng thuốc khai hoang để xử lý thực bì.
Khi cần thiết phải xử lý các nguy cơ tiềm ẩn từ đất (như dư lượng kim loại nặng, nitrate, xói mòn và ngập úng,… ảnh hưởng đến cây trồng và sức khỏe người tiêu dùng), tổ chức và cá nhân sản xuất phải được sự tư vấn của nhà chuyên môn và phải ghi chép, lưu trong hồ sơ các biện pháp xử lý.
Trong vùng sản xuất hạn chế chăn thả vật nuôi gây ô nhiễm nguồn đất, nước. Nếu bắt buộc phải chăn nuôi thì phải có chuồng trại và có biện pháp xử lý chất thải đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường và sản phẩm sau thu hoạch.

2. Trụ trồng
Có thể dùng trụ gỗ, trụ gạch hoặc xi măng cốt sắt để trồng thanh long. Hiện nay trụ xi măng cốt sắt đang được khuyến cáo và sử dụng phổ biến trong sản xuất. Trụ có kích thước dài 1.9 – 2 m; cạnh vuông tối thiểu 15 – 15 cm.
Khi trồng, phần trên mặt đất cao khoảng 1.3 – 1.4 m, phần chôn dưới mặt đất khoảng 0.6 m; phía trên trụ có 2 cọng sắt ló ra dài 20 – 25 cm được bẻ cong theo 2 hướng dùng làm giá đỡ cho cành thanh long.

3. Mật độ - khoảng cách trồng
Cây thanh long là cây ưa sáng và cần nhiều ánh nắng, nếu trồng mật độ dày cành đan chéo nhau khó đi lại chăm sóc. Nên trồng với khoảng cách là 2.8 x 2.8 m (hàng cách hàng 2.8 m, trụ cách trụ 2.8 m), mật độ 1200 trụ/ha.

4. Giống trồng
- Giống phải có nguồn gốc rõ ràng, cơ sở nhân giống và sản xuất giống phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép.
- Giống thanh long tự sản xuất phải có hồ sơ ghi lại đầy đủ các biện pháp xử lý hom giống, hóa chất sử dụng, thời gian, tên người xử lý và mục đích xử lý.
- Trong trường hợp giống thanh long không tự sản xuất phải có hồ sơ ghi rõ tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân và thời gian cung cấp, số lượng, chủng loại, phương pháp xử lý giống (nếu có).
Giống hiện trồng phổ biến là giống thanh long ruột trắng. Giống có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện sinh thái của tỉnh, cho năng suất cao, hình dạng trái đẹp, vỏ màu đỏ trong ruột màu trắng.
Giống có thời gian ra hoa từ tháng 4 – 9 dương lịch (chính vụ), thời gian từ đậu trái đến thu hoạch khoảng 28 – 32 ngày.
Cành được chọn làm hom giống cần chọn ở những cành tốt, khỏe và phải đạt các tiêu chuẩn sau:
- Tuổi cành 12 tháng (đã cho trái vụ trước, không nên chọn những cành vừa mới cho trái), cần chọn các cành có gốc cành đã bắt đầu hóa gỗ để hạn chế bệnh thối cành.
- Chiều dài cành tốt nhất từ 40 – 50 cm.
- Cành khỏe có màu xanh đậm, sạch sâu bệnh.
- Các mắt trên cành mang chùm gai phải tốt, mẩy.
Phần gốc cành được cắt bỏ phần vỏ khoảng 2 – 4 cm chỉ để lại lõi giúp nhanh ra rễ và tránh thối gốc. Cành được giâm nơi thoáng mát khoảng 20 – 30 ngày trước khi trồng.

IV. Biểu tổng hợp vốn đầu tư
ĐVT: 1,000 đồng



Hiện giá thu nhập thuần của dự án là :NPV = 21,796,645,000 đồng > 0
Suất sinh lợi nội tại là: IRR = 27.4 % > WACC
Thời gian hoàn vốn tính là 5 năm 05 tháng
 Dự án có suất sinh lợi nội bộ và hiệu quả đầu tư khá cao.
Qua quá trình hoạch định, phân tích và tính toán các chỉ số tài chính trên cho thấy dự án mang lại lợi nhuận cao cho chủ đầu tư, suất sinh lời nội bộ cũng cao hơn sự kỳ vọng của nhà đầu tư, và khả năng thu hồi vốn nhanh.


 

 

 

DỊCH VỤ LẬP DỰ ÁN Xem tất cả dự án