Dự án khởi nghiệp đầu tư xây dựng trang trại nông nghiệp sinh thái Lâm Đồng

Dự án khởi nghiệp đầu tư xây dựng trang trại nông nghiệp sinh thái  Lâm Đồng

 Chưa bao giờ cụm từ “khởi nghiệp” được nhắc đến nhiều như những ngày gần đây. Nó như một sự thôi thúc hành động từ nhu cầu thực tiễn. Năm 2016 cũng đã được Chính phủ chọn là Năm quốc gia khởi nghiệp. Đó chính là những tín hiệu tốt đẹp như những cánh én báo mùa xuân về.

Điểm cốt yếu khi nói đến tinh thần quốc gia khởi nghiệp và doanh nghiệp hay cá nhân khởi nghiệp là nói đến tư duy sáng tạo, sáng tạo không ngừng nghỉ của cả một quốc gia dân tộc, cũng như của từng doanh nghiệp, cá nhân khởi nghiệp. Năng lượng sáng tạo liên tục với một ý chí quật cường chính là một trong những động lực quan trọng để quốc gia, dân tộc, doanh nghiệp, mỗi cá nhân phát triển mạnh mẽ nếu không muốn “tụt hậu” lại phía sau.
Một trong những mô hình kinh tế được ưu tiên phát triển và đã đạt được thành tựu khá lớn ở nước ta đó là mô hình trang trại. Có thể nói đây là mô hình kinh tế trang trại mới ra đời và phát triển ở Việt Nam, tuy còn khá mới mẻ song việc áp dụng mô hình trang trai khép kín và kết hợp trong chăn nuôi đã giúp nhiều gia đình, doanh nghiệp vươn lên làm giàu. Đồng thời với những mô hình trang trại như vậy sẽ góp phần làm giảm thiểu tối đa những vấn đề về việc ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi và bảo vệ sức khỏe của những người xung quanh.
Hiện nay cơ cấu sản xuất ở nước ta đang tiếp tục chuyển đổi nhanh theo hướng xây dựng những mô hình trang trại. Mô hình kinh tế trang trại đóng vai trò quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp, nông thôn. Rất nhiều địa phương của nước ta hiện nay đang áp dụng thành công những mô hình trang trại này và những mô hình này đang dần chứng tỏ sự hiệu quả kinh tế vượt trội trong lĩnh vực nông nghiệp.
Việc phát triển mô hình kinh tế trang trại theo mô hình sinh thái VAC-R là một hướng đi đúng, cần được đầu tư và khuyến khích nhiều hơn trong cả nước. Điểm lợi của mô hình trang trại khép kín này là người chăn nuôi có thể tận dụng triệt để nguồn nước, nguồn thức ăn, các loại chất thải để đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Vườn và chuồng, chuồng có mối quan hệ hỗ trợ rất mật thiết. Vườn cung cấp các loại thức ăn cho chăn nuôi, ngược lại chuồng cung cấp phân bón được chế biến từ chất thải gia súc, gia cầm cho cây trồng trong vườn. Ao cung cấp nước tưới và bùn làm tăng chất lượng đất cho cây trồng trong vườn, ngược lại nhiều loại cây trong vườn có thể làm nguồn thức ăn rất tốt cho cá trong ao.
Rất nhiều sản phẩm và nguyên liệu được lấy từ ao là nguồn thức ăn bổ sung có giá trị dinh dưỡng cao cho vật nuôi. Ban đầu người chăn nuôi lấy nước từ ao lên để rửa sạch và vệ sinh hệ thống chuồng trại chăn nuôi. Sau đó họ lại tiếp tụng tận dụng nước thải đó đã qua khâu xử lý đưa quay trở lại ao để trở thành nguồn dinh dưỡng tốt nhất, cần thiết cho sự phát triển cho cá trong ao.
Còn những chất thải của gia súc gia cầm sẽ tạo ra những lượng khí sinh học được dùng thay cho những loại chất đốt truyền thống, vì những loại chất đốt truyền thống thường gây ô nhiễm môi trường nên việc sử dụng những loại khí sinh học góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường. Đồng thời chất thải của các loại khí này được dùng làm phân bón hữu cơ có giá trị dinh dưỡng cao cung cấp cho cây trồng. Mô hình VAC-R là mô hình tổng hợp khép kín vì người chăn nuôi biết tận dụng một cách hiệu quả và triệt để nhờ những gì có trong đó từ chất thải, thức ăn, khí đốt…
Mặt khác, với ý tưởng hình thành mô hình siêu thị tương lai. Dự án sẽ triển khai trực tiếp từ khâu sản xuất theo mô hình khép kín và cung cấp sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng, đồng thời hỗ trợ kỹ thuật, tư vấn nấu nướng đến tận người tiêu dùng. Với ý tưởng trên của chúng tôi sẽ mang đến cho khách hàng không chỉ những sản phẩm sạch, hữu cơ, an toàn mà còn giảm thiểu tối đa thời gian như đi chợ, được hướng dẫn nấu ăn miễn phí và chơi golf miễn phí, cuối tuần khách hàng có thể thả mình vào không gian thiên nhiên đầy sức sống cho gia đình trên chính mảnh đất mà sản xuất ra các sản phẩm tiêu dùng hàng ngày của khách hàng, đây được xem là ý tưởng trải nghiệm vô cùng độc đáo. Để thực hiện mục tiêu trên, nhóm thực hiện phối hợp với Chúng tôi tiến hành nghiên cứu và lập dự án đầu tư xây dựng trang trại nông nghiệp sinh thái.
I. Mục tiêu dự án.
1. Mục tiêu chung.
  • Hình thành hệ thống sản xuất sách khép kín, cung cấp sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng.
  • Góp phần phát triển nền nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh nói chung và cá nước nói riêng.
  • Là điểm tham quan, trải nghiệm vào môi trường thiên nhiên mỗi dịp cuối tuần cho du khách yêu thiên nhiên, cân bằng cuộc sống cho tuần làm việc căng thẳng.
  • Với sứ mệnh của dự án là người có thu nhập trung bình cũng có thể tiếp cận được dịch vụ hoàn hảo, quý tộc mà dự án mang lại.
  • Với tầm nhìn của dự án là trở thành top 500 doanh nghiệp Việt Nam vào năm 2022.
2. Mục tiêu cụ thể.
  • Hình thành dự án sản xuất khép kín, tuần hoàn một cách đồng bộ để sản xuất ra sản phẩm chất lượng cao, an toàn.
  • Hàng năm dự án cung cấp một lượng hàng hóa nhất định phục vụ cư dân của dự án với sản lượng các sản phẩm cụ thể như sau:
  • Sản phẩm rau xanh được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP là khoảng 1.000 tấn/năm;
  • Sản phẩm quả tươi các loại được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP là khoảng 550 tấn/năm;
  • Sản phẩm thịt gia cầm các loại sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP là khoảng 210 tấn/năm;
  • Trứng gia cầm: 1.000.000 quả/năm;
  • Sản phẩm thịt gia súc các loại sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP là khoảng 210 tấn/năm;
  • Sản phẩm thủy sản các loại sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP là khoảng 300 tấn/năm;
  • Giải quyết việc làm cho lao động của địa phương. Đồng thời đây là mô hình canh tác mới, là điểm tham quan học hỏi kinh nghiệm cho người dân.
  • Góp phần phát triển sản phẩm an toàn, chung tay thực hiện chương trình an toàn vệ sinh thực phẩm của Chính phủ đề ra.
II. Quy mô đầu tư của dự án.
  1. Quy mô diện tích sản xuất rau theo công nghệ VietGAP: 37 ha.
  2. Quy mô sản vườn cây ăn quả các loại: 46 ha.
  3. Nuôi ban đầu 20 cặp thỏ: nuôi thích nghi trong khu rừng để phát triển đàn thành thỏ tự nhiên (thỏ rừng) để phục vụ du lịch săn bắt của dự án.
  4. Khu trồng lúa trải nghiệm: Dự án thiết kế từng ô theo mô hình ruộng bậc thang, vừa tạo cảnh quan vừa phục vụ du lịch trải nghiệm.
  5. Nuôi ngựa với quy mô ban đầu là 50 con: Nhằm phục vụ du lịch cởi ngựa săn bắt thỏ trong khu rừng khoanh nuôi của dự án.
  6. Quy mô đàn gia cầm nuôi theo công nghệ Organic (kết hợp thả vườn trong khu trồng cây ăn quả): 22.700 con.
  7. Quy mô đàn gia súc và đại gia súc của dự án: 400 con sinh sản.
  8. Ao nuôi thủy sản: Với nhu cầu của dự án, hàng năm cung cấp chi thị trường khoảng 300 tấn. Dự dự án xây dựng quy mô ao nuôi khoảng 75.000 m2 (Trung bình năng suất khoảng 20 tấn/ha/vụ, một năm nuôi 2 vụ).
  9. Xưởng sản xuất phân hữu cơ từ nguồn chất thải nông nghiệp (chất thải từ chăn nuôi, nguồn hữu cơ từ trồng trọt,…): 10.000 tấn/năm.
III. Nguồn vốn dự kiến đầu tư của dự án.
Tổng mức đầu tư của dự án         : 33.407.309.000 đồng. Trong đó:
  • Vốn huy động (tự có) : 10.166.239.000 đồng.
  • Vốn vay : 23.241.070.000 đồng.
IV. Các thông số tài chính của dự án.
1. Kế hoạch hoàn trả vốn vay.
Kết thúc năm đầu tiên phải tiến hành trả nợ gốc thời gian trả nợ trong vòng 10 năm của dự án, trung bình mỗi năm trả 3,5 tỷ đồng. Theo phân tích khả năng trả nợ của phụ lục tính toán cho thấy, khả năng trả được nợ là rất cao. Trung bình dự án có khoảng 243% trả được nợ.
2. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn giản đơn.
Khả năng hoàn vốn giản đơn: Dự án sẽ sử dụng nguồn thu nhập sau thuế và khấu hao cơ bản của dự án để hoàn trả vốn vay.
KN hoàn vốn = (LN sau thuế + khấu hao)/Vốn đầu tư.
Theo phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn của dự án (phần phụ lục) thì chỉ số hoàn vốn của dự án là 4,19 lần, chứng tỏ rằng cứ 1 đồng vốn bỏ ra sẽ được đảm bảo bằng 4,19 đồng thu nhập. Dự án có đủ khả năng tạo vốn cao để thực hiện việc hoàn vốn.
Thời gian hoàn vốn giản đơn (T): Theo (Bảng phụ lục tính toán) ta nhận thấy đến năm thứ 6 đã thu hồi được vốn và có dư, do đó cần xác định số tháng của năm thứ 5 để xác định được thời gian hoàn vốn chính xác.
Số tháng = Số vốn đầu tư còn phải thu hồi/thu nhập bình quân năm có dư.
Như vậy thời gian hoàn vốn của dự án là 4 năm 4 tháng kể từ ngày hoạt động.
3. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn có chiết khấu.
Khả năng hoàn vốn và thời điểm hoàn vốn được phân tích cụ thể ở bảng phụ lục tính toán của dự án. Như vậy PIp = 2,48 cho ta thấy, cứ 1 đồng vốn bỏ ra đầu tư sẽ được đảm bảo bằng 2,48 đồng thu nhập cùng quy về hiện giá, chứng tỏ dự án có đủ khả năng tạo vốn để hoàn trả vốn.
Thời gian hoàn vốn có chiết khấu (Tp) (hệ số chiết khấu 7,39%).
Theo bảng phân tích cho thấy đến năm thứ 6 đã hoàn được vốn và có dư. Do đó ta cần xác định số tháng cần thiết của năm thứ 5.
Kết quả tính toán: Tp = 5 năm 0.2 tháng tính từ ngày hoạt động.
4. Phân tích theo phương pháp hiện giá thuần (NPV).
Hệ số chiết khấu mong muốn 7,39%/năm.
Theo bảng phụ lục tính toán NPV = 43.272.624.000 đồng. Như vậy chỉ trong vòng 10 năm của thời kỳ phân tích dự án, thu nhập đạt được sau khi trừ giá trị đầu tư qui về hiện giá thuần là: 43.272.624.000 đồng > 0 chứng tỏ dự án có hiệu quả cao.
5. Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR).
Theo phân tích được thể hiện trong bảng phân tích của phụ lục tính toán cho thấy IRR = 23,35% > 7,39% như vậy đây là chỉ số lý tưởng, chứng tỏ dự án có khả năng sinh lời cao.
 

DỊCH VỤ LẬP DỰ ÁN Xem tất cả dự án