Dự án chăn nuôi heo tập trung tại An Giang

Dự án chăn nuôi heo tập trung tại An Giang

I. Định hướng đầu tư và mục tiêu của dự án
I.1. Định hướng đầu tư

Với sự tăng trưởng không ngừng của nền kinh tế thế giới và khu vực trong thời gian qua, sự hoà nhập và giao lưu Quốc tế ngày càng được mở rộng, kéo theo sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Việt Nam. Song song với sự phát triển của nền kinh tế, Ngành chăn nuôi ở nước ta đã và đang có sự chuyển dịch nhanh chóng. Sự phát triển này dựa trên cơ sở chủ trương của Đảng và nhà nước khuyến khích đầu tư khai thác tiềm năng và thế mạnh của ngành nông nghiệp, tạo tiền đề phát triển của các ngành kinh tế mũi nhọn khác. Nhận thức được vấn đề này, Công ty Cổ phần Đầu tư & Phát triển Bông Lúa Vàng quyết định đầu tư xây dựng Cơ sở chăn nuôi heo gia công tập trung PNT theo mô hình kinh tế công nghiệp ở Hòn Đất, Kiên Giang nhằm đáp ứng nhu cầu về chất lượng heo thịt trong khu vực và nguồn thực phẩm phục vụ trong nước và xuất khẩu. Cơ sở chúng tôi sẽ chăn nuôi gia công cho Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam nên nguồn con giống, thức ăn, thuốc thú y, kỹ thuật và đầu ra của sản phẩm sẽ được công ty đảm bảo cung cấp 100%. Do vậy, chúng tôi định hướng dự án có tính khả thi cao và phát triển ổn định.

I.2. Mục tiêu của dự án

- Đầu tư phát triển giống heo nhằm đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
- Phát triển chăn nuôi heo để tăng hiệu quả các nguồn nguyên liệu, phế phụ phẩm từ nông nghiệp nhằm tạo ra sản phẩm hàng hóa có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của xã hội và xuất khẩu.
- Phát triển chăn nuôi heo phải gắn chặt với quy hoạch phát triển kinh tế tổng hợp của tỉnh Kiên Giang.
- Dự án khi đi vào hoạt động sẽ góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá và hội nhập nền kinh tế của địa phương, của tỉnh Kiên Giang cũng như cả nước.
- Hơn nữa, Dự án đi vào hoạt động tạo công ăn việc làm với thu nhập ổn định cho người dân, góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp và lành mạnh hoá môi trường xã hội tại địa phương.

II.1. Giải pháp về giống và vật nuôi
II.1.1 Nội dung hoạt động

- Khuyến khích phát triển các giống vật nuôi trong lợi thế so sánh giữa các vùng, các miền.
- Quy định điều kiện các cơ sở sản xuất giống vật nuôi và công nhận các cơ sở sản xuất giống vật nuôi theo đăng ký.
- Tiêu chuẩn hoá từng giống vật nuôi, thương hiệu hoá sản phẩm
+ Công bố tiêu chuẩn chất lượng giống vật nuôi.
+ Công nhận chất lượng giống vật nuôi cho các cơ sở sản xuất giống.
- Kiểm tra, theo dõi đánh giá chất lượng giống vật nuôi qua năm, qua thời kỳ.
- Song song với phát triển giống năng suất cao phải chú ý đến giống địa phương, những giống năng suất thấp nhưng chất lượng tốt và có thị trường tiêu thụ.
- Bổ sung và hoàn thiện pháp lệnh giống vật nuôi và hệ thống quản lý giống vật nuôi.

II.1.2. Giống heo
- Thực hiện mô hình tháp khép kín trong nhân giống heo, nâng cấp và tăng cường các trại heo giống heo ngoại cụ kỵ, ông bà.
- Các tỉnh Trung du miền núi phía Bắc, Tây nguyên và một số tỉnh miền Trung cần khuyến khích đầu tư, xây dựng các trang trại giống ông bà, bố mẹ.
- Tăng cường năng lực cho hệ thống thụ tinh nhân tạo heo.
- Khuyến khích nhập khẩu giống đặc biệt là tinh heo chất lượng cao, từ bên ngoài (tinh tươi, tinh đông lạnh).
- Tăng cường quản lý heo đực giống phối giống trực tiếp và heo đực giống khai thác tinh dịch để thụ tinh nhân tạo theo Quyết định số 07/2005/QĐ-BNN ngày 31/1/2005.
- Giống heo cho chăn nuôi trang trại công nghiệp là con lai 04 giống Landrace, Yorkshire, Pietrain, Duroc; sử dụng đực cuối cùng: Pietrain, Duroc.
- Giống heo cho chăn nuôi quy mô nhỏ hơn: các con lai 3 hoặc 4 máu, trong đó có máu của heo nội (Móng cái); sử dụng đực cuối cùng là Duroc hoặc Pietrain đôi chỗ dùng cả PD.
- Các giống heo nội bản địa: Móng cái, Heo mán, heo Sóc, heo Quảng Trị, heo Lửng , heo Mán, Heo bản.
- Tăng tỷ lệ heo giống dự kiến như sau: ngoại 18-20%; heo lai ngoại 70-72%, heo nội 8-10% (hiện nay tỷ lệ là 15, 72 và 13 tương ứng); Heo thịt 95-96% sản phẩm từ heo ngoại và lai ngoại (hiện nay là 92-93%).

II.2. Giải pháp về thức ăn
II.2.1. Mục tiêu

Cải tiến số lượng và chất lượng thức ăn cho từng giống vật nuôi.
Mở rộng sản xuất nguyên liệu và chế biến thức ăn chăn nuôi, cây thức ăn cho chăn nuôi.
Sử dụng hợp lý nguồn thức ăn chăn nuôi nhằm giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm chăn nuôi.
Quản lý tốt chất lượng thức ăn chăn nuôi.

II.2.2. Giải pháp chính
Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào chế biến thức ăn chăn nuôi tại các vùng có nguồn nguyên liệu lớn và có tiềm năng phát triển chăn nuôi như Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ, Trung du miền Núi phía Bắc.
Mở rộng diện tích thâm canh, sử dụng giống ngô, đậu tương mới năng suất cao. Tăng cường các biện pháp kỹ thuật và công nghệ sau thu hoạch để bảo quản nâng cao chất lượng sản phẩm và hạn chế thất thoát cho nghề trồng ngô.
Giảm thuế nhập khẩu bằng 0 đối với các loại nguyên liệu thức ăn chăn nuôi mà trong nước chưa sản xuất hoặc chưa đảm bảo.
Nâng cao quản lý chất lượng, dự báo nhu cầu, giá TĂCN trong nước và khu vực, chống gian lận thương mại.
Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về việc sử dụng TĂCN công nghiệp. Tăng tỷ lệ sử dụng TĂCN từ 53.8% năm 2010 lên 62-65% năm 2015 và 75-80% vào năm 2020.
Hướng dẫn chăn nuôi theo quy trình, theo giai đoạn.
Quy hoạch hệ thống các nhà máy TĂCN mới.
Khuyến khích xây dựng các nhà máy sản xuất chất bổ sung vào thức ăn như: Khoáng, vitamin, chất tạo màu, tạo mùi….

II.2.3. Công nghệ áp dụng trong thức ăn chăn nuôi
Tăng cường đầu tư cho nghiên cứu và phát triển các công nghệ vi sinh, mem, enzyme để từng bước chủ động sản xuất trong nước về premix và phụ gia TĂCN.
Từng bước đưa cây trồng biến đổi gen vào sản xuất nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi, đặc biệt là ngô, đậu tương.
Công nghệ nuôi cấy và tách chiết từ vi sinh vật để tăng cường hiệu quả tiêu hoá, an toàn vệ sinh thực phẩm và giảm ô nhiễm mô trường.

III.1. Quy mô đầu tư
Tổng diện tích đất tại thửa số 66 và thửa 57 là 24,519 m2
Trong đó, tổng diện tích sử dụng cho một trại bao gồm: diện tích xây dựng trại, nhà xưởng, nhà kho, nhà nhân viên ở quản lý, hầm xử lý nước thải Boga,…là 7,000 m2
Như vậy với 03 trang trại phải cần quỹ đất tối thiểu là 21,000 m2.
Quy mô chăn nuôi heo thịt: 1,700 con/lứa/trại

III.2. Quy hoạch xây dựng
III.2.1. Bố trí mặt bằng xây dựng

Toàn bộ khu vực xây dựng Dự án có diện tích 24,519 m2. Mặt bằng tổng thể của Dự án được chia thành các khu như sau:
+ Xây dựng hệ thống đường công vụ nội bộ liên hoàn cho toàn bộ khu vực nằm trong quy hoạch của Dự án.
+ Xây dựng hệ thống công trình chuồng trại, nhà điều hành, khu bảo vệ, trạm điện, trạm xử lý nước thải phục vụ chăn nuôi.
+ Trồng cây xanh tạo cảnh quan, tăng hiệu quả kinh tế và đặc biệt là bảo vệ môi trường cho toàn bộ khu vực.
+ Xây dựng hệ thống cung cấp nước sạch, thoát nước và xử lý nước thải để đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường trong khu vực và vùng phụ cận.
+ Xây dựng hệ thống phòng chống cháy, đảm bảo an toàn cho Dự án.
+ Lập ranh giới bằng rào chắn phân định khu vực Dự án.

III.2.2. Nguyên tắc xây dựng công trình
Các hạng mục công trình sẽ được bố trí theo những nguyên tắc sau:
+ Bố trí thuận tiện cho việc phối hợp hoạt động giữa các bộ phận trong khu vực Dự án.
+ Thuận tiện cho việc phát triển, mở rộng Dự án sau này.
+ Tiết kiệm đất xây dựng nhưng vẫn đảm bảo sự thông thoáng của các khu trại chăn nuôi.
+ Tuân thủ các quy định về quy hoạch, kiến trúc, xây dựng của địa phương và Nhà Nước ban hành.
+ Tạo dáng vẻ kiến trúc phù hợp với cảnh quan của khu chăn nuôi tập trung.
Về mặt kiến trúc, các trại trong cơ sở PNT sẽ được thiết kế như sau:
- Mái trại:
+ Lợp tole sóng vuông màu, dày 0.42mm, khổ 1.7m
+ Vì kèo thép hình V40x40x4, bản mã dày 8mm
+ Xà gồ thép hình C40x80x2.5, khoảng cách a=900
+ Sườn trần ngang la phông thép hộp 30x30x3
+ Sườn trần dọc la phông thép hộp 30x20x1.5
+ Đóng trần la phông tole lạnh màu, dày 0.42mm
- Nền:
+ Bê tông đá 1x2 mác #200, dày 100
+Vữa láng nền tạo bề mặt nhám chống trượt
+ Độ dốc i: 3%
+ Lớp đất đầm kỷ
+ Lớp đất tự nhiên làm sạch cỏ

III.2.3. Yêu cầu kỹ thuật khi xây dựng Dự án
- Đối với trại heo nái: Chuồng trại phải cao ráo, sạch sẽ, thoáng mát. Cách ly với môi trường xung quanh để tránh lây lan dịch bệnh. Tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động nuôi dưỡng chăm sóc đàn heo được tốt, tăng năng xuất lao động đạt hiệu quả kinh tế cao.
- Đối với trại heo cai sữa: Chuồng trại phải cao ráo, sạch sẽ thoáng mát, ấm áp trong mùa Đông và thoáng mát trong mùa Hè. Hạn chế tối đa việc tắm heo và rửa chuồng, chuồng phải luôn khô ráo nhưng vẫn phải đảm bảo thoáng mát, để giảm tối đa các bệnh về hô hấp. Cách ly phần nào với môi trường xung quanh để tránh lây lan dịch bệnh. Tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động nuôi dưỡng, chăm sóc đàn heo được tốt hơn.
- Đảm bảo các quy định về an toàn trong hoạt động kinh doanh, lao động và phòng cháy chữa cháy.

III.3. Bảng tổng mức đầu tư

Theo cách đánh giá của quan điểm chủ sở hữu các chỉ số tài chính của dự án như sau:
 Thời gian hoàn vốn (không chiết khấu) của dự án là 3 năm (không tính thời gian xây dựng) : hợp lý
 Hiện giá thu nhập thuần NPV= 3,923,530,939 đồng > 0 : tính khả thi cao
 Tỷ suất sinh lời nội bộ của dự án IRR = 25% >>> r = 15.98% :hiệu quả đầu tư lớn.

Xét cả hai quan điểm thì dự án rất khả thi qua các thông số tài chính như NPV >0 ; Suất sinh lời nội bộ là: IRR >> r; thời gian hoàn vốn là 3 năm. Điều này cho thấy dự án mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư, niềm tin lớn khi khả năng thanh toán nợ vay cao và thu hồi vốn đầu tư hiệu quả.

***Trên đây là tóm tắt sơ lược một số nội dung chính của dự án. Để được tư vấn cụ thể, vui lòng liên hệ  Hotline: 0903034381 - 0936260633

 

DỊCH VỤ LẬP DỰ ÁN Xem tất cả dự án