Dự án đầu tư xây dựng nông trại giáo dục

Dự án đầu tư xây dựng nông trại giáo dục

Với tốc độ đô thị hóa mạnh mẽ như hiện nay, du lịch nông nghiệp sinh thái đang dần trở thành một “hướng đi mới”, bên cạnh các loại hình du lịch văn hóa, nghỉ dưỡng, khám phá… Thành phố Hồ Chí Minh nói chung cũng đã có một số mô hình du lịch nông nghiệp. Tuy nhiên, số lượng các trang trại mang tính giáo dục, phục vụ cho hoạt động trải nghiệm của học sinh còn nhiều hạn chế. Trong khi đó, nhu cầu của khách du lịch đòi hỏi nhiều hơn thế.

Là một huyện có thế mạnh về nông nghiệp, chỉ cách trung tâm các thành phố không xa, huyện Hóc Môn nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của phía Nam, là địa phương có nhiều điều kiện để phát triển du lịch nông nghiệp. Đây là lợi thế để có thể thu hút khách du lịch muốn có trải nghiệm “làm nông dân”; cùng với việc thưởng thức các loại cây trái, sản phẩm vật nuôi hữu cơ đặc sản của trang trại. Tuy nhiên, từ những nền tảng ban đầu đó đến việc xây dựng Nông trại thành một địa chỉ du lịch sinh thái một cách đa năng thì việc đầu tư xây dựng dự án là yêu cầu cần thiết để phát triển trong tình hình hiện nay. 

I. Mục tiêu dự án. 

1. Mục tiêu chung. 
Góp phần vào sự thành công trong việc xây dựng mô hình nông nghiệp tiên tiến, hiện đại.
Góp phần nâng cao giá trị sản xuất ngành nông nghiệp; giải quyết việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo; góp phần đảm bảo nguồn thực phẩm an toàn cho tỉnh; đầu mối tiếp nhận chuyển giao khoa học kỹ thuật; hỗ trợ đầu vào, đầu ra cho các thành viên, hộ nông với với giá cả tốt nhất.

2. Mục tiêu cụ thể. 
  • Nâng cao hiệu quả hoạt động của thông qua tăng cường năng lực sản xuất, điều hành và hoạt động kinh doanh.
  • Tổ chức dịch vụ phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh gắn với du lịch sinh thái nhằm gia tăng giá trị sản xuất.
  • Hướng đến mô hình du lịch trải nghiệm khép kín với tiêu chí du khách được tham gia tất cả các khâu từ sản xuất đến hưởng thụ thành quả từ hoạt động, xây dựng thương hiệu thông qua du lịch và trải nghiệm thực tế, nâng cao chất lượng dịch vụ.
  • Hình thành chuỗi liên kết sản xuất hữu cơ (Organic) cho tất cả các đối tượng nông nghiệp của dự án, chế biến, cung cấp sản phẩm cho du khách thưởng thức tại chổ và có quầy bán thực phẩm sạch cho du khách.
  • Dự án tổ chức sản xuất các sản phẩm chính như: Cây ăn quả, lúa, rau,….. và vật nuôi gồm: Trại heo rừng lai, trại gà,…
  • Đảm bảo đủ năng lực để tổ chức và quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh đáp ứng yêu cầu của thị trường.
  • Mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng uy tín của sản phẩm trên thị trường. 

II. Quy mô đầu tư của dự án. 
Với sự đầu tư một cách đồng bộ, dự án Nông trại giáo dục được quy hoạch thành 3 khu vui chơi, 6 khu chức năng và 1 khu nhà ở cán bộ công nhân viên. Cụ thể như sau:  

1.    Các khu dịch vụ chức năng. Gồm 6 khu: 
  • Khu nhà lễ tân: Điểm bán vé, check in, giới thiệu các sản phẩm của nông trại.
  • Khu nhà hàng: Phục vụ ăn uống, tiệc nướng, tiệc buffet, đặc sản.
  • Khu nhà sàn hoạt động cộng đồng: Gồm 1 nhà sàn chính và quy hoạch 1 nhà tre phục vụ nhóm bạn, cơ quan, tổ chức nghỉ ngơi.
  • Khu lưu trú: Dự án xây dựng khu homestay, với sức chứa khoảng 30 – 50 người.
  • Khu sân khấu trung tâm: Sân khấu tròn tổ chức các hoạt động ngoài trời và đài phun nước.
  • Khu học sinh: gồm khu nhà nghỉ tạm, có sức chứa 500 – 1.000 em, khu WC riêng và sân chơi ngoài trời, phục vụ các trò chơi dân gian, lễ hội cộng đồng,…  

2.    Các khu vui chơi trãi nghiệm. 
  • Khu trang trại chăn nuôi:
  • Khu trại nuôi heo rừng lai: 30 heo nái sinh sản, 240 heo thịt.
  • Khu trại nuôi dê: 20 con sinh sản.
  • Khu trại nuôi gà: 200 gà thả vườn.
  • Khu nuôi vịt đẻ trứng: 100 con.
  • Khu ao nuôi thủy sản các loại: Bố trí 10 ao nuôi cá trải nghiệm (mỗi ao khoảng 20 m2 và 1 ao lớn câu cá giải trí kết hợp chòi (vọng lâu) xung quanh bờ (kết cấu tre, lợp lá dừa).
  • Khu trồng trọt:
  • Khu trồng cây ăn quả (Xoài, chôm chôm, ….)
  • Khu trồng lúa trải nghiệm: tạo sân chơi cho trẻ hiểu biết về công việc đồng áng của người nông dân sản xuất ra hạt gạo, sản phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của người Việt.
  • Khu trồng rau (dự án sẽ bố trí 2 khu trồng rau để phục vụ giáo dục trải nghiệm: 1 khu trồng theo công nghệ truyền thống và 1 khu trồng theo hướng công nghệ cao; từ đó tạo cho trẻ tự đánh giá so sánh lịch sử hình thành của canh tác nông nghiệp).   

III. Nguồn vốn dự kiến đầu tư của dự án. 
Tổng mức đầu tư của dự án              : 8.752.777.000 đồng. Trong đó:
+ Vốn tự có                                      : 2.905.757.000 đồng.
+ Vốn tín dụng (Huy động)              : 5.847.020.000 đồng.
IV. Các thông số tài chính của dự án.  

1. Kế hoạch hoàn trả vốn vay. 
Kết thúc năm đầu tiên phải tiến hành trả lãi vay và từ năm thứ 2 trả nợ gốc thời gian trả nợ trong vòng 10 năm của dự án, trung bình mỗi năm trả 865 triệu đồng. Theo phân tích khả năng trả nợ của dự án (phụ lục tính toán kèm theo) cho thấy, khả năng trả được nợ là rất cao, trung bình dự án có khả năng trả được nợ, trung bình khoảng trên 161% trả được nợ.  

2. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn giản đơn. 
Khả năng hoàn vốn giản đơn:
KN hoàn vốn = (LN sau thuế + khấu hao)/Vốn đầu tư.
Theo phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn của dự án (phần phụ lục) thì chỉ số hoàn vốn của dự án là 3,22 lần, chứng tỏ rằng cứ 1 đồng vốn bỏ ra sẽ được đảm bảo bằng 3,22 đồng thu nhập. Dự án có đủ khả năng tạo vốn cao để thực hiện việc hoàn vốn.
Thời gian hoàn vốn giản đơn (T): Theo (Bảng phụ lục tính toán) ta nhận thấy đến năm thứ 9 đã thu hồi được vốn và có dư, do đó cần xác định số tháng của năm thứ 8 để xác định được thời gian hoàn vốn chính xác.
Số tháng = Số vốn đầu tư còn phải thu hồi/thu nhập bình quân năm có dư.
Như vậy thời gian hoàn vốn của dự án là 7 năm 4 tháng kể từ ngày hoạt động.  

3. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn có chiết khấu. 
Khả năng hoàn vốn và thời điểm hoàn vốn được phân tích cụ thể ở bảng phụ lục tính toán của dự án. Như vậy PIp = 1,57 cho ta thấy, cứ 1 đồng vốn bỏ ra đầu tư sẽ được đảm bảo bằng 1,57 đồng thu nhập cùng quy về hiện giá, chứng tỏ dự án có đủ khả năng tạo vốn để hoàn trả vốn.
Thời gian hoàn vốn có chiết khấu (Tp) (hệ số chiết khấu 7,34%).
Theo bảng phân tích cho thấy đến năm thứ 11 đã hoàn được vốn và có dư. Do đó ta cần xác định số tháng cần thiết của năm thứ 10.
Kết quả tính toán: Tp = 9 năm 11 tháng tính từ ngày hoạt động.  

4. Phân tích theo phương pháp hiện giá thuần (NPV).

 

 Hệ số chiết khấu mong muốn 7,34%/năm.

Theo bảng phụ lục tính toán NPV = 5.396.513.000 đồng. Như vậy chỉ trong vòng 20 năm của thời kỳ phân tích dự án, thu nhập đạt được sau khi trừ giá trị đầu tư qui về hiện giá thuần là: 5.396.513.000 đồng > 0 chứng tỏ dự án có hiệu quả cao.      

5. Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR). 
Theo phân tích được thể hiện trong bảng phân tích của phụ lục tính toán cho thấy IRR = 26,71% > 7,34% như vậy đây là chỉ số chứng tỏ dự án có khả năng sinh lời.
 

 

 

DỊCH VỤ LẬP DỰ ÁN Xem tất cả dự án