Dự án sản xuất giống điều theo chương trình giống Quốc Gia

Dự án sản xuất giống điều theo chương trình giống Quốc Gia

 Từ năm 2006, ngành Điều Việt Nam đã vượt qua Ấn Độ để trở thành nhà xuất khẩu nhân điều lớn nhất thế giới. Kim ngạch xuất khẩu điều không ngừng tăng trưởng: năm 2006 đạt 504 triệu USD, năm 2007: 651 triệu USD, năm 2008: 920 triệu USD. Năm 2015 được xem là năm thành công nhất của ngành điều Việt Nam từ trước đến nay cả về sản lượng chế biến và giá trị xuất khẩu, đưa ngành điều vào nhóm ngành nông sản xuất khẩu chủ lực chỉ đứng sau lúa gạo, cao su và cà phê. Năm 2015, Việt Nam đã xuất khẩu 327 ngàn tấn nhân điều, kim ngạch xuất khẩu đạt 2,39 tỷ USD, tăng 8,3% về lượng và tăng 20,2% về giá trị so với cùng kỳ của năm 2014, cộng thêm các sản phẩm phụ như dầu vỏ hạt điều và các sản phẩm giá trị gia tăng thì tổng kim ngạch xuất khẩu điều của nước ta năm 2015 đạt trên 2,5 tỷ USD.

Công nghiệp chế biến điều Việt Nam đã tạo được bước đột phá với vị trí thứ hai thế giới sau Ấn Độ (465 cơ sở chế biến, tổng công suất thiết kế 1,0 triệu tấn hạt/năm). Tuy vậy diện tích điều nước ta năm 2015 chỉ đạt hơn 300 ngàn ha (trong đó chỉ mới có khoảng 40% diện tích trồng các giống điều ghép có năng suất và chất lượng cao), năng suất 13,2 tấn/ha và sản lượng khoảng 400 ngàn tấn (chỉ đáp ứng được 40% nhu cầu chế biến và xuất khẩu).
I. Mục tiêu của dự án.

1. Mục tiêu chung. 
  • Góp phần đưa năng suất điều bình quân toàn quốc đạt 1.500 – 1.600 kg/ha.
  • Bảo đảm cung cấp đầy đủ giống điều ghép cho các diện tích trồng mới và trồng thay thế các vườn điều cũ, làm cơ sở cho việc thực hiện thành công đề án “Phát triển điều đến năm 2020” tại Quyết định số 579/QĐ-BNN-TT ngày 13/02/2015 về việc quy hoạch ngành điều đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Đưa năng suất điều của nước ta đến năm 2020 đạt 1,5 tấn/ha. Vùng quy hoạch trồng điều trọng điểm đạt 2,0 tấn/ha.
  • Giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông nghiệp và công nghiệp chế biến, đồng thời bảo đảm việc cung cấp ổn định nguồn nguyên liệu cho các nhà máy chế biến hạt điều, giúp gia tăng kim ngạch xuất khẩu hạt điều. 

2. Mục tiêu cụ thể. 
– Sản xuất, cung ứng 3,0 triệu cây điều ghép đầu dòng của các giống điều mới, có năng suất, chất lượng tốt cho các vùng sản xuất trọng điểm;
– Duy trì, chăm sóc các nguồn gen quý hiếm (20ha vườn giống gốc);
– Chăm sóc và khai thác 09 ha vườn nhân giống chồi ghép đầu dòng;
– Xây dựng mô hình trình diễn công nghệ sản xuất giống.
– Tạo cơ sở vật chất, nâng cao năng lực nghiên cứu cho Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển cây điều, đáp ứng nhu cầu phát triển ngành điều bền vững.
– Mở được 3 lớp tập huấn cho 120 lượt người làm công tác giống và sản xuất tại các vùng trồng điều trong cả nước.

II. Các nội dung đầu tư từ nguồn vốn sự nghiệp. 

1. Duy trì vườn giống gốc. 
Đây là nguồn gene điều được đã được thu thập của dự án sản xuất giống điều giai đoạn 2000 – 2005.
Quy mô: 20 ha x 4 năm (giai đoạn 2017 – 2020). Trong đó:
  • Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển cây điều – Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam: 12 ha tại Bình Dương và Đồng Nai.
  • Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Duyên Hải Nam Trung bộ: 8 ha 

2. Chăm sóc vườn cây giống điều đầu dòng làm chồi ghép. 
9 vườn giống điều đầu dòng làm chồi ghép được đầu tư xây dựng năm 2013 và năm 2016. Hàng năm sẽ được khai thác gần 1 triệu chồi phục vụ cho sản xuất và phát triển giống điều (9 ha x 1.650 cây/ha x 70 chồi/cây = 1.039.500 chồi)
+ Quy mô: 9 ha x 4 năm.
  • Đơn vị thực hiện: Trung tâm nghiên cứu và Phát triển cây điều.
  • Địa điểm thực hiện: xã Phú An, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương. 

3. Sản xuất giống ghép các giống điều mới. 
Quy mô: 3 triệu cây phục vụ trồng mới được 15 ngàn ha giống điều ghép cao sản.
Địa điểm thực hiện: Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Đắk Lắk và Bình Định. Cụ thể:
  • Bình Dương, Đồng Nai, Bình Phước (Trung tâm nghiên cứu và phát triển cây điều và Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc thuộc Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam: 2,5 triệu cây).
  • Đắk Lắk (Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên: 250 ngàn cây).
  • Bình Định (Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ: 250 ngàn cây). 

4. Mô hình trình diễn công nghệ sản xuất giống. 
Quy mô: 1 ha/mô hình x 5 mô hình = 5 ha. Trong đó:
  • Tại Bình Dương thực hiện 1 mô hình, do Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển cây điều thực hiện.
  • Tại Bình Phước thực hiện 1 mô hình, do Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển cây điều thực hiện.
  • Tại Đồng Nai thực hiện 1 mô hình, do Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển cây điều thực hiện.
  • Tại Lâm Đồng thực hiện 1 mô hình, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển cây điều phối hợp với đơn vị làm công tác giống của địa phương thực hiện.
  • Tại Bình Định thực hiện 1 mô hình, do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ thực hiện. 

I.6 Đào tạo, tập huấn kỹ thuật. 
  • Đào tạo tập huấn trong nước.
Dự kiến mở 3 lớp tập huấn nhằm đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn về tổ chức sản xuất giống điều ghép cho các cơ sở sản xuất giống ở các địa phương.
  • 3 lớp Bình Dương, Đồng Nai và Bình Phước do Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển cây điều thực hiện.
III. Các nội dung đầu tư từ nguồn vốn xây dựng cơ bản. 

1. Vốn xây dựng. 
STT Nội dung ĐVT Quy mô
1 Đường giao thông khu nhân giống km 2,79
2 Tường rào khu nhân giống md 2.547
3 Sân khu nhân giống m2 1.000
4 Hệ thống tưới vườn đầu dòng Ha 9
5 Nhà lưới bảo tồn giống điều và huấn luyện cây con m2 190
  2. Vốn Thiết bị.
STT Nội dung ĐVT Số lượng
1 Hệ thống lạnh bảo quản hạt giống 40 m3 m3 45
2 Máy sấy hạt giống Cái 2
3 Tủ lạnh bảo quản chồi 750 lít Cái 4
4 Máy đo độ ẩm hạt điều cầm tay Cái 2
5 Máy đo pH cầm tay Cái 2
  IV. Tổng hợp các hạng mục đầu tư.
Đơn vị tính: 1000  
STT Nội dung ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền
TỔNG MỨC ĐẦU TƯ  46.535.722
A Vốn Sự nghiệp        29.089.070
1 Duy trì vườn giống gốc ha 80  29.100  2.328.000
2 Chăm sóc vườn cây giống điều đầu dòng
(làm chồi ghép)
ha 36  106.640  3.839.040
3 Sản xuất giống điều ghép đầu dòng cây 3.000.000 6,80  20.400.000
4 Mô hình trình diễn công nghệ sản xuất giống ha 5 474.610  2.373.050
5 Đào tạo, tập huấn kỹ thuật  148.980
  – Trong nước lớp 3 49.660  148.980
B Vốn xây dựng cơ bản        17.446.652
I Chi phí xây dựng.        12.794.600
1 Đường giao thông khu nhân giống Km  2,79  2.198.280  6.133.200
2 Tường rào khu nhân giống md  2.547  2.200  5.603.400
3 Sân nhà ở học viên và bếp ăn m2  1.000  380  380.000
4 Hệ thống tưới vườn giống đầu dòng ha  9  50.000  450.000
5 Nhà lưới bảo tồn giống điều m2  190  1.200  228.000
II Chi phí thiết bị.        993.600
1 Hệ thống lạnh bảo quản hạt giống 45 m3 m3  45  8.000  360.000
2 Máy sấy hạt giống Cái  2  45.800  91.600
3 Tủ lạnh bảo quản chồi 750 lít Cái  4  52.000  208.000
4 Máy đo độ ẩm hạt điều cầm tay Cái  2  3.000  6.000
5 Máy phát điện ba pha Cái  1  200.000  200.000
6 Rơmoooc bồn tưới 5 m3 cái  1  120.000  120.000
7 Máy đo pH cầm tay Cái  2  4.000  8.000
III Chi phí quản lý dự án (Gxd+tb)/1,1*2,442%*1,1 336.708
IV Chi phí tư vấn đầu tư    915.733
1 Chi phí lập dự án đầu tư (phần XDCB) (Gxd+tb)/1,1*0.655%*1,1 90.313
2 Chi phí thẩm tra tính hiệu quả và khả thi của dự án (Gxd+tb)/1,1*0.098%*1,1 13.512
3 Chi phí thiết kế BVTC Gxd/1,1*2.9%*1,1  371.043
4 Chi phí thẩm tra BVTC Gxd/1,1*0.206%*1,1  26.357
5 Chi phí thẩm tra dự toán công trình Gxd/1,1*0.2%*1,1  25.589
6 Chi phí lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu thi công xây dựng Gxd/1,1*0.337%*1,1  43.118
7 Chi phí lập hồ sơ mời thầu đánh giá hồ sơ dự thầu mua sắm thiết bị Gtb/1,1*0.287%*1,1  2.852
8 Chi phí giám sát thi công xây dựng Gxd/1,1*2.628%*1,1  336.242
9 Chi phí giám sát lắp đặt thiết bị Gtb/1,1*0.675%*1,1  6.707
V Chi phí khác    130.361
1 Bảo hiểm công trình (Gxd+tb)/1,1*0.2%*1,1 27.576
2 Thẩm tra phê duyệt, quyết toán (Gxd+tb)/1,1*0.32% 40.111
4 Kiểm toán (Gxd+tb)/1,1*0.5%*1,1 62.674
VI Chi phí dự phòng    2.275.650
1 Chi phí dự phòng cho yếu tố phát sinh 5%  758.550
2 Chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá 10%  1.517.100
V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
1. Kết luận.
Việc điều chỉnh kinh phí và kéo dài thời gian thực hiện dự án “Sản xuất giống điều đến hết năm 2020” nhằm đáp ứng yêu cầu của Chương trình giống Quốc gia nói chung và thực hiện thành công Quyết định số 579/QĐ-BNN-TT ngày 13/02/2015 về việc quy hoạch ngành điều đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Mục tiêu của việc phát triển ngành điều đến năm 2020 là năng suất điều bình quân cả nước đạt 1,5 tấn/ha. Vùng quy hoạch trồng điều trọng điểm đạt 2,0 tấn/ha. Đến năm 2030, năng suất điều bình quân cả nước đạt 2,0 tấn/ha. Vùng quy hoạch trồng điều trọng điểm đạt 2,5 tấn/ha.
2. Kiến nghị.
Kính đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phê duyệt điều chỉnh kéo dài thời gian thực hiện dự án sản xuất giống điều đến hết năm 2020.

 

 

DỊCH VỤ LẬP DỰ ÁN Xem tất cả dự án