Bệnh Viện Y học cổ truyền tỉnh Khánh Hòa

Bệnh Viện Y học cổ truyền tỉnh Khánh Hòa

I. Sự cần thiết xây dựng dự án.
Theo hãng nghiên cứu thị trường Business International Monitor, tổng chi tiêu y tế của hơn 90 triệu dân Việt Nam hiện chiếm đến 5,8% GDP, cao nhất ASEAN và sẽ đạt đến con số 24 tỉ USD vào năm 2020 nhờ lộ trình xã hội hóa y tế mà Chính phủ đang tiến hành.
Bộ Y tế, các bộ, ngành, địa phương đã chủ động phát triển y dược cổ truyền trên các mặt, việc khám chữa bệnh, sản xuất dược phẩm Y học Cổ truyền càng được mở rộng; khám, chữa bệnh bằng phương pháp Y học Cổ truyền ngày càng nâng cao chất lượng, góp phần phục vụ công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Tuy nhiên, chưa đáp ứng phù hợp với nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân, so với tiềm năng về Y dược Cổ truyền của nước ta cũng chưa tương xứng.
Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về việc phát triển y học cổ truyền, đẩy mạnh quá trình lồng ghép nền y học vào trong sự phát triển của hệ thống y tế quốc gia. Những chủ trương, chính sách này đã dần dần góp phần phát huy được những vai trò lớn lao của Y học Cổ truyền. Với vai trò tích cực của mình, Y học Cổ truyền đã có thêm nhiều thời cơ và cơ hội thuận lợi để có thể đóng góp cho công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Có thể khẳng định, những chủ trương, chính sách phát triển y học như hiện nay là những bước đi hoàn toàn đúng đắn.

II. Mục tiêu dự án.
­ Phục vụ khám chữa bệnh bằng phương pháp y học cổ truyền
­ Chăm sóc, phục hồi chức năng
­ Góp phần phát triển nền kinh tế của tỉnh nhà và các tỉnh lân cận.
­ Giải quyết việc làm cho người lao động, góp phần nâng cao mức sống cho người dân.

III. Nhu cầu sử dụng đất của dự án.
TT
Nội dung
Diện tích (m²)
Tỷ lệ (%)
I.1
Khám chữa bệnh bằng Y Học Cổ Truyền
 
 
1
Bệnh viện
32.000
53,33
2
Căn tin
500
0,83
3
Công viên - cây xanh
17.000
28,33
4
Giao thông tổng thể
10.000
16,67
5
Khu xử lý chất thải
500
0,83
Tổng cộng
60.000
100,00


IV. Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ.
Bệnh viện Y học cổ truyền Nam Việt sẽ điều trị các bệnh mãn tính, lành tính bằng phương pháp dùng thuốc và không dùng thuốc như: châm cứu, xoa bóp, tập vận động, dưỡng sinh, khí công… theo Y học cổ truyền (YHCT) với nhiệm vụ:
+ Khám và điều trị các bệnh về chuyên khoa Y học cổ truyền - Phục hồi chức năng;
+ Tư vấn, hướng dẫn các bài tập tại nhà;
+ Thực hiện các kỹ thuật chuyên âm ngữ trị liệu;
+ Ứng dụng các thành tựu mới trong khám, chữa bệnh để nâng cao chất lượng điều trị hướng tới sự hài lòng người bệnh.

IV.1 Điều trị bằng phương pháp dùng thuốc:
Δ Nhằm nâng cao thể trạng, tăng cường hệ thống miễn dịch cho người bệnh, điều trị một số tác dụng phụ sau các phương pháp của y học hiện đại, ví dụ:
+ Viêm trực tràng, viêm bàng quang chảy máu sau tia xạ trên bệnh nhân ung thư cổ tử cung, ung thư trực tràng;
+ Viêm niêm mạc miệng sau tia xạ trên các bệnh nhân ung thư đầu mặt cổ hoặc ung thư hạch biểu hiện tại vùng đầu mặt cổ;
+ Phù mạch mạch trên bệnh nhân sau phẫu thuật vét hạch (ung thư vú, ung thư dương vật..) tràn dịch các màng trong ung thư lan tràn;
+ Điều trị giảm tác dụng phụ của bệnh nhân ung thư sau điều trị hóa chất, tia xạ: viêm gan, suy tủy giảm hồng cầu bạch cầu, suy kiệt, táo bón;
+ Điều trị giảm nhẹ triệu chứng cho bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn không có chỉ định điều trị y học hiện đại triệt để;
+ Nâng cao thể trạng, tăng cường miễn dịch, điều trị triệu chứng cho 100% các bệnh nhân ung thư sau điều trị đủ phác đồ y học hiện đại.
Δ Điều trị các bệnh lý lành tính: mất ngủ, viêm đại tràng, trĩ nội, viêm đa khớp, viêm xơ tuyến vú, suy nhược cơ thể, viêm gan, xơ gan cổ trướng, phục hồi các chứng liệt, di chứng tai biến mạch máu não…
Δ Bệnh viện được trang bị hệ thống sắc thuốc phục vụ bệnh nhân nội trú nhằm đảm bảo chất lượng điều trị cho bệnh nhân.

IV.2 Điều trị bằng phương pháp không dùng thuốc:
+ Châm cứu: châm cứu điều trị nấc trên bệnh nhân do kích thích dây thần kinh quặt ngược và hệ thần kinh thực vật, điều trị bí đái cho bệnh nhân sau phẫu thuật vùng tiểu khung:
- Các chứng liệt: liệt dây 7 hoặc tai biến mạch máu não trên bệnh nhân ung thư hoặc lành tính.
- Châm cứu giảm đau, giảm phù nề do tắc mạch.
+ Hướng dẫn tập phục hồi chức năng cho bệnh nhân khi có các bệnh lý kèm theo: đau vai gáy, viêm quanh khớp vai, đau lưng.
+ Hướng dẫn tập phòng các biến chứng sau điều trị: tập phòng phù mạch sau phẫu thuật tuyến vú, tập thở hai thì phòng xơ phổi sau tia xạ vùng lồng ngực.
+ Xoa bóp bấm huyệt, tập vận động đoạn chi, toàn thân: Giúp lưu thông khí huyết, giảm đau.
+ Triển khai quầy thuốc bán lẻ thuốc đông y và dược liệu nhằm phục vụ được mọi nhu cầu về thuốc cũng nhiều đối tượng bệnh nhân.
+ Phối hợp, hợp tác cùng các trung tâm điều trị bằng YHCT trên quốc tế, tiến tới triển khai điều trị bằng thảo dược.
+ Bổ sung thêm các máy móc để điều trị hỗ trợ cho bệnh nhân bằng phương pháp không dùng thuốc: siêu âm điều trị, chiếu xạ tia hồng ngoại, tử ngoại để tăng hấp thu thuốc.

V. Bảng tổng hợp danh mục các công trình xây dựng và thiết bị

 

STT
Nội dung
ĐVT
 Số lượng
I
Xây dựng
 -
60.000
I.1
Khám chữa bệnh bằng Y Học Cổ Truyền
 -
49.500
1
Bệnh viện
32.000
2
Căn tin
500
3
Tầng hầm
32.000
4
Công viên - cây xanh
17.000
I.2
Hệ thống tổng thể
 -
 
-
1
Hệ thống cấp nước tổng thể
HT
1
2
Hệ thống cấp điện tổng thể
HT
1
3
Hệ thống thông tin liên lạc
HT
1
4
Giao thông tổng thể
10.000
5
Hàng rào tổng thể
md
5.000
6
Khu xử lý chất thải
500
II
Thiết bị
-
II.1
Khám chữa bệnh bằng Y Học Cổ Truyền
-
1
Giường nằm
 Cái
100
2
Thiết bị PCCC
 Gói
5
3
Dụng cụ phục vụ công tác khám chữa bệnh
 Bộ
50
4
Máy phát điện dự phòng
 cái
5
5
Cân
 cái
30
6
Kệ đựng thuốc
 cái
20
7
Dụng cụ lao động và vật dụng khác
bộ
1
8
Máy vật lí trị liệu
cái
50
9
Hệ thống máy in màu, đen trắng
bộ
10
10
Kính hiển vi
 cái
50
11
Tủ ấm
 cái
20
12
Tủ lạnh
 cái
20
13
Hệ thống máy trợ thở
HT
100
14
Máy nội soi tai mũi họng
cái
20
15
Hệ thống máy vi tính, điều hòa, hút ẩm.
bộ
50
16
Bàn ghế, tủ, ống nghe, máy đo huyết áp, nhiệt kế, cáng chấn thương
bộ
50
17
Thiết bị chống nhiễm khuẩn, xử lý rác thải, nước thải
bộ
30
18
Thiết bị khác
bộ
1
II.2
Thiết bị phụ trợ công trình
-
1
Bình, tủ cứu hỏa
bộ
5
2
Hệ thống báo động cấp cứu
HT
1
3
Thiết bị văn phòng
bộ
1

VI. Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý dự án.
VI.1 Phân đoạn và tiến độ thực hiện.

+ Giai đoạn 1: Xây dựng hoàn thành 70 giường bệnh cho bệnh nhân, xây bờ kè, nhà điều hành, phòng khám, phòng làm việc và trang thiết bị khám chữa bệnh. Thời gian hoàn thành giai đoạn 1 là 08 tháng kể từ khi được cấp giấy phép xây dựng.
+ Giai đoạn 2: Sau khi hoàn thành giai đoạn 1 và đi vào hoạt động ổn định (khoảng 1 năm), sẽ xây dựng 30 giường bệnh còn lại và nâng cấp trang thiết bị khám chữa bệnh. Thời gian hoàn thành giai đoạn 2 là 12 tháng kể từ khi khởi công xây dựng công trình của giai đoạn 2.

VI.2 Hình thức quản lý dự án.
+ Chủ đầu tư trực tiếp quản lý và khai thác dự án.
+ Cơ cấu xây dựng bộ máy quản lý:

Phòng Tổ chức cán bộ:
- Lập kế hoạch về tổ chức và sắp xếp nhân lực, đào tạo nhân lực, tổ chức thi tuyển cán bộ, nhân viên.
- Quản lý nhân lực, hồ sơ cán bộ.
- Xây dựng qui chế làm việc, mối quan hệ công tác giữa các khoa phòng, các tổ chức đoàn thể quần chúng.
- Bảo vệ chính trị nội bộ, quan hệ chặt chẽ với tổ chức đảng và chính quyền địa phương.
- Tuyển dụng, bổ nhiệm, thi đua khen thưởng, kỷ luật, an toàn lao động và các chế độ chính sách khác.

Phòng Kế hoạch tổng hợp:
- Lập kế hoạch giúp Ban Giám đốc chỉ đạo thực hiện, theo dõi, sơ tổng kết tất cả các chương trình, dự án hoạt động lớn của bệnh viện như: các kế hoạch đầu tư trang thiết bị, máy móc, thuốc men..., nâng cấp bệnh viện, các dự án với nước ngoài ... các chương trình Nghiên cứu Khoa học công nghệ (KHCN) cấp cơ sở, cấp Bộ Y tế, cấp Nhà nước. Xây dựng kế hoạch phát triển chuyên môn kỹ thuật trong toàn bệnh viện cũng như công tác điều trị, chăm sóc người bệnh.
- Đối ngoại: Đầu mối của các quan hệ đối ngoại, tiếp nhận viện trợ, trao đổi khoa học kỹ thuật và đào tạo.
- Nghiên cứu khoa học: Theo dõi thực hiện các đề tài nghiên cứu KHCN cấp Nhà nước, cấp Bộ Y tế và cấp bệnh viện.
- Tổ chức các buổi báo cáo khoa học trong nước và hội thảo quốc tế.
- Tổ chức thực hiện mổ thực nghiệm ghép tạng vi phẫu ...
- Quản lý và theo dõi các chương trình đào tạo các học viên về học tại bệnh viện.
- Thư viện: Quản lý và điều hành một thư viện chuyên ngành (Ngoại khoa) vào loại lớn với những loại sách y học, quản lý bệnh viện, điều dưỡng luôn được cập nhật và bổ sung.
- Công tác y vụ hành chính y tế: Tổ chức bố trí công tác trực thường trú trực toàn bệnh viện. Điều hoà công tác giữa các khoa phòng trong bệnh viện, giữa bệnh viện với các cơ quan liên quan để nâng cao hiệu quả công tác khám chữa bệnh và điều trị người bệnh.
- Lưu trữ hồ sơ bệnh án: Phục vụ công tác điều trị, đào tạo, nghiên cứu khoa học, cấp chứng thương và pháp y.
- Công nghệ thông tin: thiết lập mạng LAN cho toàn bệnh viện phục vụ quản lý bệnh nhân và nghiên cứu khoa học, trao đổi thông tin Internet ...

Phòng Vật tư và thiết bị y tế.
- Cung ứng trang thiết bị, dụng cụ, vật tư y tế, thống kê và quản lý toàn bộ trang thiết bị-máy Y tế... của bệnh viện.
- Tham gia dự án viện trợ và cải tạo nâng cấp bệnh viện.
- Theo dõi quản lý các hợp đồng bảo trì, sửa chữa... các trang thiết bị của bệnh viện.
- Lập kế hoạch mua sắm, sửa chữa thiết bị, vật tư y tế phục vụ chuyên môn. Sửa chữa các thiết bị, máy y tế đang sử dụng tại các khoa phòng.
- Quản lý hệ thống cung cấp Oxy lỏng, trạm máy khí nén, hút chân không. Trực vận hành cấp khí y tế (oxy, khí nén, hút trung tâm) 24/24h.
- Quản lý hệ thống điện động lực, phòng phân phối máy cắt điện cao thế, trạm máy biến áp... Trực vận hành điện: Cao-hạ thế, máy phát điện, ổn áp... 24/24h + sửa chữa điện vừa và nhỏ trong toàn bệnh viện.
- Tham gia trong "Hội đồng bảo hộ lao động bệnh viện" kiểm tra an toàn lao động, theo dõi định kỳ kiểm định các thiết bị an toàn theo qui định của nhà nước. 

Phòng Hành chính quản trị.
- Quản lý công tác văn thư lưu trữ, con dấu, công văn đi đến của bệnh viện.
- Cung ứng vật tư thông thường: văn phòng phẩm, quần áo, đồ vải cho toàn viện. Cùng các phòng liên quan xây dựng thành định mức. Đảm bảo việc cung cấp theo định mức, đúng chủng loại và đảm bảo thủ tục về quản lý kinh tế.
- Đảm bảo thông tin liên lạc trong toàn viện, đảm bảo phương tiện vận chuyển bệnh nhân cấp cứu, đưa đón giáo sư, bác sỹ tới hội chẩn và tham gia sử trí cấp cứu. Quản lý việc trông giữ xe đạp, xe máy cho CBCNV.
- Quản lý, duy tu, bảo dưỡng và sửa chữa nhỏ về cơ sở hạ tầng. Quản lý và cấp phát các loại hàng hoá hành chính.
- Cung cấp nước sạch toàn viện. Đảm bảo công tác vệ sinh ngoại cảnh, xử lý chất thải sinh hoạt và chất thải y tế theo đúng quy định.
- Đảm bảo công tác tiếp các đoàn khách trong nước, quốc tế tới làm việc với bệnh viện, phục vụ các hội nghị lớn và hội họp của bệnh viện.

Phòng Tài vụ Kế toán.
- Thu thập, phản ánh, xử lý và tổng hợp thông tin về nguồn kinh phí được cấp, được tài trợ, được hình thành và tình hình sử dụng các khoản kinh phí. Sử dụng các khoản thu phát sinh ở đơn vị.
- Thực hiện kiểm tra, kiểm soát tình hình chấp hành dự toán thu, chi tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế, tài chính trên cơ sở các tiêu chuẩn, định mức. Kiểm tra việc quản lý, sử dụng các loại vật tư, tài sản ở đơn vị. Kiểm tra tình hình chấp hành kỷ luật thu nộp ngân sách, chấp hành kỷ luật thanh toán và các chế độ, chính sách tài chính cho Nhà nước.
- Lập và nộp đúng hạn các báo cáo tài chính cho các cơ quan quản lý cấp trên và cơ quan tài chính theo qui định. Cung cấp thông tin và tài liệu cần thiết phục vụ cho việc xây dựng dự toán, xây dựng các định mức chi tiêu. Phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn kinh phí vốn, quĩ ở đơn vị.
- Tổ chức thu viện phí với phương châm bảo đảm thu đúng, thu đủ, và kiểm soát sử dụng nguồn thu theo đúng chế độ chính sách hiện hành nhằm đáp ứng yêu cầu hoạt động chuyên môn và đạt hiệu quả cao.

Phòng Chỉ đạo tuyến.
- Lập kế hoạch chỉ đạo tuyến trình Giám đốc bệnh viện phê duyệt để tổ chức thực hiện.
- Theo dõi, kiểm tra, đánh giá hiệu quả công tác chuyên môn kỹ thuật của tuyến dưới.
- Phối hợp với các chuyên khoa tổ chức thực hiện việc hỗ trợ hoạt động, đào tạo cán bộ tuyến dưới.
- Duy trì thông tin 2 chiều với tuyến dưới.
- Định kỳ sơ kết, tổng kết, đúc rút kinh nghiệm về công tác chỉ đạo tuyến trình Ban giám đốc và báo cáo cấp trên.

VII. Phương án vay.
­ Số tiền : 624.247.783.000 đồng
­ Thời hạn : 10 năm (120 tháng).
­ Ân hạn : 1 năm.
­ Lãi suất, phí : Tạm tính lãi suất : 3,5%/năm
­ Tài sản bảo đảm tín dụng: thế chấp toàn bộ tài sản hình thành từ vốn vay.

 
Lãi vay, hình thức trả nợ gốc 
1
Thời hạn trả nợ vay       
 
10
năm
2
Lãi suất vay cố định    
 
6%
/năm
3
Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu (tạm tính)
 
3,5%
/năm
4
Chi phí sử dụng vốn bình quân WACC
 
4,08%
/năm
5
Hình thức trả nợ:
1
 
 (1: trả gốc đều; 2: trả gốc và lãi đều; 3: theo năng lực của dự án)
 
 

Chi phí sử dụng vốn bình quân được tính trên cơ sở tỷ trọng vốn vay là 77%; tỷ trọng vốn chủ sở hữu là 23%; lãi suất vay dài hạn 3,5%/năm; lãi suất tiền gửi trung bình tạm tính 6%/năm.

Theo bảng phụ lục tính toán NPV = 1.605.546.864.000 đồng. Như vậy chỉ trong vòng 20 năm của thời kỳ phân tích dự án, thu nhập đạt được sau khi trừ giá trị đầu tư qui về hiện giá thuần là: 1.605.546.864.000 đồng > 0 chứng tỏ dự án có hiệu quả cao.
*Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR).
Theo phân tích được thể hiện trong bảng phân tích của phụ lục tính toán cho thấy IRR= 19,982%>4,08% như vậy đây là chỉ số lý tưởng, chứng tỏ dự án có khả năng sinh lời.

 

 

DỊCH VỤ LẬP DỰ ÁN Xem tất cả dự án