Dự án đầu tư “Nhà máy sản xuất bao bì tự hủy sinh học ”

Dự án đầu tư “Nhà máy sản xuất bao bì tự hủy sinh học ”

Nhắc đến túi nilon hẳn không ít người biết chúng được làm ra từ những chất khó phân hủy. Sự tồn tại của túi nilon trong môi trường sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đất và nước, qua đó ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới sức khỏe con người.
Suốt nhiều năm nay, người tiêu dùng hẳn không xa lạ gì với túi nilon. Sự tiện lợi của loại túi này trong sinh hoạt hàng ngày là điều không thể phủ nhận. Thậm chí, với nhiều bà nội trợ túi nilon được sử dụng “đa tiện ích”. Chúng có thể được dùng để thay thế màng bọc thực phẩm, đựng thuốc… thậm chí là bao bì chứa thức ăn sống, chín. Hiện chưa có số liệu thống kê chính thức về số lượng túi nilon được sử dụng ở Việt Nam. Tuy nhiên, nhẩm tính, nếu trung bình một tháng mỗi gia đình xả ra 60 gram túi nilon, thì tương đương mỗi tháng riêng ở Hà Nội đã chất chồng vài chục tấn loại rác khó phân hủy này.
Trên thị trường Hà Nội, giá túi nilon thường được bán lẻ với giá từ 2.300 – 6.500 đồng/lạng với mẫu mã, kích cỡ khá đa dạng. Tuy nhiên, khi được hỏi chất lượng của các loại túi trên, các đại lý phân phối, thậm chí không ít người tiêu dùng đều tỏ ra không mấy quan tâm. Theo tìm hiểu, túi nilon thường có 2 loại. Loại thứ nhất được sản xuất từ 100% các hạt nhựa PV và PP nguyên sinh từ dầu mỏ nguyên chất. Loại nhựa này không gây độc hại cho con người.
Loại thứ hai, thường dùng phổ biến chính là túi nilon tái chế từ nhiều sản phẩm nhựa đã qua sử dụng. Đáng nói, trong quá trình tái chế, nhựa thủ công sẽ hấp thu các kim loại nặng như cadimi, chì… là những chất nguy hại tiềm ẩn, có thể dẫn đến bệnh ung thư nếu sử dụng.
Trước những tác hại của túi nilon đối với môi trường và sức khoẻ cộng đồng, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường do sử dụng túi nilon khó phân hủy trong sinh hoạt đến năm 2020. Theo đó, đến năm 2020, giảm 65% khối lượng túi nilon khó phân hủy sử dụng tại các siêu thị, trung tâm thương mại so với năm 2010; giảm 50% khối lượng túi nilon khó phân hủy sử dụng tại các chợ dân sinh so với năm 2010…
Trên thực tế, việc nhân rộng các điển hình tích cực, tuyên truyền thay đổi nhận thức sử dụng túi nilon từ cá nhân đến cả cộng đồng đã và đang mang lại hiệu quả tích cực. Chẳng hạn, nhằm tránh việc lạm dụng túi nilon, nhiều năm nay ngành Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã khai triển thực hành thường niên nhiều chương trình tuyên truyền, mang hiệu quả phổ quát cao như: “Hạn chế dùng túi nilon vì môi trường”; “Hãy dùng túi thân thiện môi trường”… tổ chức các hoạt động như: Đạp xe vì môi trường, đi bộ vì môi trường, đổi những chiếc túi giấy thân thiện với môi trường, phát túi tái sử dụng miễn phí tại hệ thống những siêu thị, chợ, trung tâm thương mại…
Thông qua các hoạt động truyền thông trên, nhiều tổ dân phố, khu dân cư nội thành, các thôn, xóm ngoại thành đã tích cực hưởng ứng. Nhiều địa phương đã phát động phong trào sử dụng túi vải, túi giấy, túi thân thiện với môi trường, hạn chế sử dụng túi ni lon với tinh thần tự nguyện.
Khách quan nhìn nhận, sự thay đổi ngay thói quen sử dụng túi nilon là việc khó, nhất là khi còn thiếu túi thay thế được làm bằng chất liệu thân thiện với môi trường. Bên cạnh đó, sự nhập nhèm, khó phân biệt đâu là túi thân thiện, đâu là nilon thông thường, ít người dân biết đến các sản phẩm như túi tự hủy sinh học, túi thân thiện môi trường… một phần bởi nhãn mác, phần khác vì việc phổ biến thông tin vẫn chưa tốt cũng là một nguyên nhân. Bởi vậy, để tạo đột phá trong hạn chế sử dụng túi nilon gây hại cho môi trường và sức khỏe con người, việc cần làm trước tiên là phải đẩy mạnh việc sản xuất, để giảm giá thành, đồng thời kết hợp với công tác tuyên truyền, vận động nhân dân và các giải pháp kỹ thuật đồng bộ khác.
Từ những phân tích trên cho chúng ta thấy, hiện nay các doanh nghiệp sản xuất bao bì tự hủy tại Việt nam của chúng ta còn nhiều hạn chế, sản lượng chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường. 
I. Quy mô đầu tư của dự án.
Dự án “Nhà máy sản xuất bao bì tự hủy sinh học” được chúng tôi đầu tư dây chuyền thiết bị đồng bộ để sản xuất bao bì tự hủy, với tổng công suất là:
Đầu tư 6 máy thổi màng: Công suất 700 kg/ca (8 tiếng) x 6 máy x 2 ca sản xuất/ngày đêm = 8,4 tấn/ngày. Như vậy hàng năm dự án cung cấp cho thị trường khoảng 2.400 – 2.500 tấn bao bì tự hủy sinh học thân thiện với môi trường.
Đầu tư đồng bộ 12 máy cắt theo quy cách và đóng gói hoàn toàn tự động.
II. Nguồn vốn dự kiến đầu tư của dự án.
Tổng mức đầu tư của dự án : 17.743.881.000 đồng. Trong đó:
Vốn huy động (tự có) : 5.833.881.000 đồng.
Vốn vay : 11.910.000.000 đồng.
III. Các thông số tài chính của dự án.
3.1. Kế hoạch hoàn trả vốn vay.
Kết thúc năm đầu tiên phải tiến hành trả nợ gốc thời gian trả nợ trong vòng 4 năm của dự án, trung bình mỗi năm trả 3,3 tỷ đồng. Theo phân tích khả năng trả nợ của phụ lục tính toán cho thấy, khả năng trả được nợ là rất cao. Trung bình dự án có khoảng 177% trả được nợ.
3.2. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn giản đơn.
Khả năng hoàn vốn giản đơn: Dự án sẽ sử dụng nguồn thu nhập sau thuế và khấu hao cơ bản của dự án để hoàn trả vốn vay.
KN hoàn vốn = (LN sau thuế + khấu hao)/Vốn đầu tư.
Theo phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn của dự án (phần phụ lục) thì chỉ số hoàn vốn của dự án là 3,86 lần, chứng tỏ rằng cứ 1 đồng vốn bỏ ra sẽ được đảm bảo bằng 3,86 đồng thu nhập. Dự án có đủ khả năng tạo vốn cao để thực hiện việc hoàn vốn.
Thời gian hoàn vốn giản đơn (T): Theo (Bảng phụ lục tính toán) ta nhận thấy đến năm thứ 4 đã thu hồi được vốn và có dư, do đó cần xác định số tháng của năm thứ 3 để xác định được thời gian hoàn vốn chính xác.
Số tháng = Số vốn đầu tư còn phải thu hồi/thu nhập bình quân năm có dư.
Như vậy thời gian hoàn vốn của dự án là 2 năm 11 tháng kể từ ngày hoạt động.
3.3. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn có chiết khấu.
Khả năng hoàn vốn và thời điểm hoàn vốn được phân tích cụ thể ở bảng phụ lục tính toán của dự án. Như vậy PIp = 2,18 cho ta thấy, cứ 1 đồng vốn bỏ ra đầu tư sẽ được đảm bảo bằng 2,18 đồng thu nhập cùng quy về hiện giá, chứng tỏ dự án có đủ khả năng tạo vốn để hoàn trả vốn.
Thời gian hoàn vốn có chiết khấu (Tp) (hệ số chiết khấu 10,68%).
Theo bảng phân tích cho thấy đến năm thứ 5 đã hoàn được vốn và có dư. Do đó ta cần xác định số tháng cần thiết của năm thứ 4.
Kết quả tính toán: Tp = 3 năm 8 tháng tính từ ngày hoạt động.
3.4. Phân tích theo phương pháp hiện giá thuần (NPV).
Hệ số chiết khấu mong muốn 10,68%/năm.
Theo bảng phụ lục tính toán NPV = 18.220.939.000 đồng. Như vậy chỉ trong vòng 10 năm của thời kỳ phân tích dự án, thu nhập đạt được sau khi trừ giá trị đầu tư qui về hiện giá thuần là: 18.220.939.000 đồng > 0 chứng tỏ dự án có hiệu quả cao.
3.5. Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR).
Theo phân tích được thể hiện trong bảng phân tích của phụ lục tính toán cho thấy IRR = 22,25% > 10,68% như vậy đây là chỉ số lý tưởng, chứng tỏ dự án có khả năng sinh lời.

 

DỊCH VỤ LẬP DỰ ÁN Xem tất cả dự án