Dự án đầu tư xây dựng nhà máy điện khí (turbin khí)

Dự án đầu tư xây dựng nhà máy điện khí (turbin khí)

 Để phục vụ cho phát triển kinh tế – xã hội, Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm, chú trọng phát triển ngành điện với nhiệm vụ quan trọng là cung cấp năng lượng điện cho mọi hoạt động, phản ánh thông qua vốn đầu tư cho ngành điện tăng mạnh qua các năm.

Xu hướng phát triển ngành điện chuyển dần sang thị trường cạnh tranh thay vì độc quyền một người mua. Để có thể huy động vốn đầu tư phát triển ngành điện và nâng cao việc sử dụng hiệu quả nguồn cung điện, Chính phủ Việt Nam đã đặt ra mục tiêu phát triển thị trường điện cạnh tranh.
Tốc độ tăng của tiêu thụ điện vượt xa so với tốc độ tăng trưởng GDP trong cùng kỳ, tiêu thụ điện tăng bình quân gấp hai lần so với tốc độ tăng trưởng GDP. Tốc độ tăng trưởng điện phụ thuộc nhiều vào tốc độ tăng trưởng kinh tế. Trong giai đoạn 2016-2020, tốc độ tăng GDP được dự báo ở mức 6,7-7%/năm thì nhu cầu tiêu thụ điện nhiều khả năng sẽ tiếp tục tăng mạnh.
Sản lượng điện có tốc độ tăng trưởng mạnh và đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ. Tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm nội địa so với với tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2011-2015 là 1,85 lần. Năm 2015, sản lượng điện sản xuất và thương phẩm đã đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu thụ điện của toàn xã hội.
Cơ cấu nguồn điện vẫn tiếp tục có thay đổi và nghiêng hẳn về nhiệt điện. Nguồn điện được chia thành chín loại khác nhau: Nhiệt điện than; Nhà máy nhiệt điện tua bin khí; Nhà máy nhiệt điện chạy tua bin khí LNG; Nhà máy thuỷ điện; Nhà máy thuỷ điện tích năng; Nhà máy điện sinh khối; Nhà máy điện gió; Nhà máy điện nguyên tử; và Nhập khẩu. Trong cơ cấu nguồn điện, đầu tư cho nhiệt điện vẫn được chú trọng.
Triển vọng doanh nghiệp nhiệt điện trong năm 2016: Doanh nghiệp nhiệt điện được hưởng lợi nhờ Quy hoạch điện VII thay đổi theo hướng phát triển mạnh mẽ hơn nữa nguồn nhiệt điện và Thủy điện đang và sẽ tiếp tục gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi El Nino kéo dài.
I. Mục tiêu dự án.
1. Mục tiêu chung.
  • Căn cứ điện cho hệ thống điện quốc gia, góp phần đảm bảo an toàn cấp điện cho hệ thống.
  • Đáp ứng được Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 – 2020 có xét đến năm 2030 theo quyết định số 1208/QĐ-TTg ngày 21/07/2011 của Thủ tướng Chính phủ.
  • Góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, quá trình công nghiệp hóa của tỉnh Bạc Liêu và các khu vực lân cận.
2. Mục tiêu cụ thể.
  • Dự án sẽ xây dựng theo lộ trình 4 giai đoạn từ năm 2019 – 2025 bao gồm: xây dựng cảng LNG đầu mối với công suất 3,0 triệu tấn/năm và 4 Nhà máy Tubin khí đều có công suất 4 x 750MW. Trong dự án này chỉ tính toán đầu tư cho 1 nhà máy với công suất 750 MW.
  • Tạo việc làm và nâng cao mức sống cho lao động địa phương;
  • Góp phần phát triển kinh tế xã hội tại địa phương.
II. Quy mô đầu tư của dự án.
Nhà máy sử dụng công nghệ tuabin khí chu trình hỗn hợp thế hệ F, xây dựng theo lộ trình 4 giai đoạn từ năm 2019 – 2025 bao gồm: xây dựng cảng LNG đầu mối với công suất 3,0 triệu tấn/năm và 1 Nhà máy Tubin khí đều có công suất 750MW.
III. Tổng mức và nguồn vốn dự kiến đầu tư của dự án.
Tổng mức đầu tư của dự án: 22.056.931.107.000 đồng. Trong đó:
  • Vốn huy động (tự có) : 4.402.906.515.000 đồng.
  • Vốn vay : 17.654.024.591.000 đồng.
IV. Các thông số tài chính của dự án.
1. Kế hoạch hoàn trả vốn vay.
Kết thúc năm thứ 2 phải tiến hành trả nợ gốc thời gian trả nợ trong vòng 10 năm của dự án, trung bình mỗi năm trả 2.083 tỷ đồng. Theo phân tích khả năng trả nợ của phụ lục tính toán cho thấy, khả năng trả được nợ là rất cao. Trung bình dự án có khoảng 132% trả được nợ.
2. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn giản đơn.
Khả năng hoàn vốn giản đơn: Dự án sẽ sử dụng nguồn thu nhập sau thuế và khấu hao cơ bản của dự án để hoàn trả vốn vay.
KN hoàn vốn = (LN sau thuế + khấu hao)/Vốn đầu tư.
Theo phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn của dự án (phần phụ lục) thì chỉ số hoàn vốn của dự án là 3,45 lần, chứng tỏ rằng cứ 1 đồng vốn bỏ ra sẽ được đảm bảo bằng 3,45 đồng thu nhập. Dự án có đủ khả năng tạo vốn cao để thực hiện việc hoàn vốn.
Thời gian hoàn vốn giản đơn (T): Theo (Bảng phụ lục tính toán) ta nhận thấy đến năm thứ 10 đã thu hồi được vốn và có dư, do đó cần xác định số tháng của năm thứ 9 để xác định được thời gian hoàn vốn chính xác.
Số tháng = Số vốn đầu tư còn phải thu hồi/thu nhập bình quân năm có dư.
Như vậy thời gian hoàn vốn của dự án là 8 năm 7 tháng kể từ ngày hoạt động.
3. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn có chiết khấu.
Khả năng hoàn vốn và thời điểm hoàn vốn được phân tích cụ thể ở bảng phụ lục tính toán của dự án. Như vậy PIp = 2,18 cho ta thấy, cứ 1 đồng vốn bỏ ra đầu tư sẽ được đảm bảo bằng 2,18 đồng thu nhập cùng quy về hiện giá, chứng tỏ dự án có đủ khả năng tạo vốn để hoàn trả vốn.
Thời gian hoàn vốn có chiết khấu (Tp) (hệ số chiết khấu 3,6%).
Theo bảng phân tích cho thấy đến năm thứ 12 đã hoàn được vốn và có dư. Do đó ta cần xác định số tháng cần thiết của năm thứ 11.
Kết quả tính toán: Tp = 10 năm 1 tháng tính từ ngày hoạt động.
4. Phân tích theo phương pháp hiện giá thuần (NPV).
Hệ số chiết khấu mong muốn 3,6%/năm.
Theo bảng phụ lục tính toán NPV = 24.507.182.765.000 đồng. Như vậy chỉ trong vòng 25 năm hoạt động của thời kỳ phân tích dự án, thu nhập đạt được sau khi trừ giá trị đầu tư qui về hiện giá thuần là: 24.507.182.765.000 đồng > 0 chứng tỏ dự án có hiệu quả cao.
5. Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR).
Theo phân tích được thể hiện trong bảng phân tích của phụ lục tính toán cho thấy IRR = 14,129% > 3,6% như vậy đây là chỉ số lý tưởng, chứng tỏ dự án có khả năng sinh lời.
 

DỊCH VỤ LẬP DỰ ÁN Xem tất cả dự án