Trang trại Tổ hợp chăn nuôi gia súc theo hướng công nghiệp sạch

Trang trại Tổ hợp chăn nuôi gia súc theo hướng công nghiệp sạch

I. Tổng quan dự án:

 Tên dự án : Tổ hợp trang trại chăn nuôi gia súc theo cơ chế phát triển sạch
 Các hợp phần dự án :
+ Hợp phần 1 : Trang trại chăn nuôi lợn rừng
+ Hợp phần 2 : Trang trại chăn nuôi bò
+ Hợp phần 3 : Nhà máy giết mổ gia súc (Chế biến thực phẩm)
+ Hợp phần 4 : Hệ thống quầy bán thực phẩm tại các điểm dân cư
+ Hợp phần 5 : Nhà máy sản xuất phân vi sinh từ bã Biogas
 Địa điểm đầu tư : thành phố Hòa Bình
 Mục tiêu đầu tư : Xây dựng 1 tổ hợp gồm:
+ Trang trại chăn nuôi lợn rừng nái: 5000 con tại trang trại và 5000 con được các hộ dân cư nuôi gia công;
+ Trang trại chăn nuôi bò: 4000 con bò vỗ béo, 1000 con bò giống;
+ Nhà máy giết mổ gia súc;
+ Cửa hàng bán thịt sạch và quầy hàng thịt lưu động do nhà máy cung cấp;
+ Nhà máy sản xuất phân vi sinh từ bã Biogas;
 Mục đích đầu tư : Góp phần phát triển ngành chăn nuôi nước nhà theo phương thức trang trại - công nghiệp sạch, đáp ứng phần lớn nhu cầu thực phẩm đảm bảo chất lượng cho tiêu dùng và xuất khẩu;
 Tổng mức đầu tư : 487,876,339,000 đồng. Trong đó: Chủ đầu tư bỏ vốn 30% tổng đầu tư tương ứng với số tiền 146,362,902,000 đồng và lãi vay trong thời gian xây dựng là 12,124,243,000 đồng.

II. Nội dung các hạng mục đầu tư.

II.1. Quy mô dự án

Dự án được thực hiện trên khu đất có tổng diện tích 118 ha bao gồm các hạng mục sau:


II.2. Nhà máy giết mổ gia súc
Toàn bộ lợn, bò thương phẩm được chuyển về khu số 5 (cách ly hoàn toàn với trại) được vỗ béo theo quy trình 30 đến 45 ngày và chuyển vào giết mổ đống gói sản phẩm. Nhà máy giết mổ gia súc sẽ hội tụ những điều kiện sau:
1. Vị trí cơ sở giết mổ phù hợp với quy hoạch dài hạn về sử dụng đất của chính quyền địa phương
2. Cơ sở giết mổ nằm cách khu vực nhạy cảm về môi trường như rừng, các khu đất ngập nước, các khu cư trú tự nhiên được bảo vệ…
3. Việc xây dựng cơ sở giết mổ sẽ không ảnh hưởng tới bất kỳ đối tượng văn hóa vật thể nào, bao gồm các công trình có ý nghĩa văn hóa, lịch sử, tín ngưỡng, tâm linh đối với nhân dân địa phương như đền, chùa, nhà thờ, các ngôi mộ, cây thiêng, di tích lịch sử, văn hóa…
4. Cơ sở giết mổ nằm cách khu đông dân cư ít nhất 1 km
5. Vị trí cơ sở giết mổ không có nguy cơ trở thành đất đô thị trong vòng ít nhất 10 năm tới.
6. Có điện, nước sạch để cấp cho cơ sở giết mổ
7. Cơ sở giết mổ có đủ diện tích để xây dựng hệ thống xử lý chất thải, nước thải phù hợp.

1. Khu tồn trữ thú sống:

- Lợn muốn giết mổ phải được đưa về khu tồn trữ thú sống trong 24 giờ.
- Tại đây nhân viên kiểm tra giấy chứng nhận dịch bệnh, giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, khám lâm sàng tại chỗ, theo dõi, chăm sóc có biện pháp cách ly đối với thú có những dấu hiệu không khỏe mạnh.

2. Tiếp nhận gây choáng
- Chú ý không để lợn giãy nhiều.
- Khi kẹp điện cần phải làm nhanh chóng khoảng 10 giây và đúng vị trí.
- Đảm bảo lợn bị mê tuyệt đối vì nếu lợn không mê sẽ còn giãy nhiều gây hiện tượng PSE với tỉ lệ cao (hiện tượng các cơ bắp tái mềm và chảy nước).

3. Chọc tiết
- Sau khi gây choáng con vật được treo lên bằng hệ thống ròng rọc để chọc tiết ngay. Dùng dao nhọn rạch ngay động vật chủ của cổ con vật để máu chảy ra và chậm nhất khoảng 1 phút kể từ lúc con vật bị choáng. Khi lấy huyết con vật ở vị trí thẳng đứng có ưu điểm là máu chảy ra nhanh, thịt sạch nhưng phải rạch một đường dài 20-30cm giữa hai má để lộ thực quản rồi buộc chặt hay kẹp thực quản lại tránh thức ăn hoặc dịch dạ dày chảy vào máng hứng huyết.
- Lượng huyết lấy ra khoảng 5% trọng lượng, thịt sạch máu và đảm bảo vệ sinh.

4. Cạo lông
- Sau khi lấy huyết lợn được đẩy qua bồn trụng với nhiệt độ 600C, thời gian ngâm khoảng 2-3 phút, cung cấp nhiệt bằng hơi. Quá trình trụng giúp cho việc cạo lông dễ dàng hơn.
- Thời gian từ lúc lợn vào máy cạo lông cho đến khi ra là 30 giây, sau đó cắt đầu ra khỏi thân để thuận tiện cho việc mổ.

5. Mổ bụng lấy nội tạng
- Trước khi mổ bụng lấy nội tạng, lợn được rửa qua một lần.
- Lòng trắng lấy ra trước lòng đỏ, tránh tình trạng lòng bị dễ gây nhiễm cho khối thịt.
- Sau khi lấy nội tạng ra, xác thịt còn được xối qua một lần để sạch máu trong khoang bụng và ngực.

6. Xẻ đôi xác thịt
- Hiện đang sử dụng xẻ đôi bằng thủ công, công nhân dùng dao xẻ dọc theo xương sống, có thể lấy búa đập dọc theo đường sống lưng. Trong giai đoạn này đòi hỏi vẽ mỹ quan của vết xẻ vì vậy cần công nhân có tay nghề cao. Sau khi xẻ đôi rửa lại một lần rồi đưa lên bàn pha lóc.

7. Kiểm tra
- Đến cuối dây chuyền mổ, phòng KCS sẽ kiểm tra chất lượng thịt giết mổ. Đồng thời cấp giấy chứng nhận sản phẩm đạt yêu cầu đưa đi chế biến. Các sản phẩm thịt không đạt yêu cầu thì đưa đi xử lý.
- Chất lượng sản phẩm còn được phòng KCS và KCSS cấp dấu chứng nhậncó giá trị trong và ngoài nước.
- Dấu chứng nhận gồm các kiểu:
+ Chánh phẩm: dấu chứng nhận chánh phẩm
+ Hạ phẩm: ốm, suy dinh dưỡng, nghi vấn bệnh.
* Chứng nhận hạ phẩm.
* Gác lại ở 24h hoặc 48 h ở 00C để có biện pháp xử lý.
* Phổ biến nhất là trường hợp mở bị vàng sau khi gác nếu:
Màu bị nhạt thì bình thường. Không nhạt bị bệnh hoàng đản. Luộc chín sử dụng trong nội địa.
+ Phế phẩm: lợn gạo nhiều, bị bệnh nặng thì xây thành bột thịt.
+ Trường hợp nhiễm bệnh nặng thì đốt.
- Hai trường hợp phế phẩm và nhiễm bệnh nặng ít xảy ra.

II.3. Phân phối thịt gia súc sau khi giết mổ
Sau khi giết mổ có nhiệt độ khá cao 39-400C rất thuận lợi cho quá trình chính hóa học xảy ra. Do đó, cần làm mát thịt thật nhanh, ở đây gia súc khi giết mổ được phân phối như sau:
* Bán ở thị trường nội địa được phân phối ngay cho mạng lưới cửa hàng, đại lý trong khu vực. Trong thời gian chờ phân phối lợn được đưa vào phòng mát ở nhiệt độ 10-150C.
* Một phần khác được đưa tới các cửa hàng trong hệ thống cửa hàng của công ty

II.4. Nhà máy sản xuất phân vi sinh
Vì chất thải cần xử lý là phân gia súc và nước thải chăn nuôi có tính chất là giàu chất hữu cơ nên phương pháp xử lý chung là sinh học.


Hình: Sơ đồ minh họa quy trình xử lý dung dịch phân heo tổng quát bằng hồ kỵ khí phủ kín bằng tấm nhựa HDPE

Phương pháp xử lý này hiện tại đang được ứng dụng ở các trang trại chăn nuôi lớn ở
Indonesia và Thái Lan. Chất thải được lưu trong hồ kỵ khí được phủ kín từ
bờ hồ này sang bờ hồ bên kia bằng tấm nhựa HDPE (high density poly ethylene) trong
khoảng 40 ngày. Theo tính toán, phân sau 40 ngày ở nhiệt độ môi trường trung bình
khoảng 25oC sẽ phân hủy hoàn toàn (AIT, Biogas Development Programme), và khí
thu được là khí biogas (gồm 60% là khí metan và 40% là khí CO2, H2S..)
Nước thải sau đó được dẫn qua hồ sinh học (hiếu khí) xử lý tự nhiên, hồ
lắng,… cuối quá trình xử lý, nước thải sẽ đạt loại chất lượng nước loại A TCVN 6890.
Hỗn hợp khí biogas sau đó được dẫn qua hệ thống dẫn khí được đưa đến bể gom khí. Tại đây, khí biogas được tập hợp lại và dùng làm nhiên liệu chạy máy phát điện.

III. Phân tích tài chính

Vòng đời hoạt động của dự án là 15 năm không tính năm xây dựng
Dòng tiền thu vào bao gồm: tổng doanh thu hằng năm; nguồn thu từ vốn vay ngân hàng; giá trị tài sản thanh lí tài sản, giá trị thanh lý đất, chênh lệch khoản phải thu
Dòng tiền chi ra gồm: các khoản chi đầu tư ban đầu như xây lắp,mua sắm MMTB; chi phí hoạt động hằng năm (không bao gồm chi phí khấu hao); chênh lệch khoản phải trả và chênh lệch quỹ mặt, tiền thuế nộp cho ngân sách Nhà Nước.
Dựa vào kết quả ngân lưu vào và ngân lưu ra, ta tính được các chỉ số tài chính, và kết quả cho thấy:
Hiện giá thu nhập thuần của dự án là :NPV = 594,975,345,000 đồng >0
Suất sinh lợi nội tại là: IRR = 34.6%> WACC
Thời gian hoàn vốn tính là 4 năm 5 tháng
 Dự án có suất sinh lợi nội bộ và hiệu quả đầu tư khá cao.
Qua quá trình hoạch định, phân tích và tính toán các chỉ số tài chính trên cho thấy dự án mang lại lợi nhuận cao cho chủ đầu tư, suất sinh lời nội bộ cũng cao hơn sự kỳ vọng của nhà đầu tư, và khả năng thu hồi vốn nhanh.

**Trên đây là tóm tắt sơ lược một số nội dung chính của dự án. Để được tư vấn cụ thể, vui lòng liên hệ  Hotline: 0903034381 - 0936260633

 

 

 

DỊCH VỤ LẬP DỰ ÁN Xem tất cả dự án