Đề án phát triển giống cây trồng, vật nuôi, lâm nghiệp và thủy sản tỉnh Bình Dương.

Đề án phát triển giống cây trồng, vật nuôi, lâm nghiệp và thủy sản tỉnh Bình Dương.

 

Ngành nông nghiệp tình Bình Dương trong những năm qua đã đạt được những kết quả khả quan. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa có giá trị và hiệu quả cao, góp phần chung vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn và từng bước hội nhập kinh tế thế giới.  Trong xu thế đó, ngành nông nghiệp chú trọng hai vấn đề lớn là năng suất và chất lượng nông sản; vừa sản xuất ra hàng hóa đạt năng suất cao vừa đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm. Để giải quyết vấn đề này, ngoài việc ứng dụng công nghệ vào sản xuất thì công tác chọn, tạo giống tốt, phù hợp tình hình địa phương là rất quan trọng. Công tác giống nông nghiệp ở tỉnh Bình Dương trong những năm qua có nhiều bước phát triển, cung ứng được nhiều giống cây trồng công nghiệp (cao su, mía, điều) và giống vật nuôi (heo, gà, bò). Tuy nhiên, một số giống cây trồng, vật nuôi đang có nhu cầu cho sản xuất lại được các nguồn từ bên ngoài Tỉnh cung cấp như: meo Nấm ăn, cây xanh đô thị, rau màu, cây ăn trái đặc sản, giống thuỷ sản và thủy đặc sản. Bên cạnh đó, việc thử nghiệm, tiếp nhận giống mới, việc sản xuất cung ứng giống thương phẩm và công tác quản lý giống cây trồng vật nuôi, giống thủy sản của Tỉnh cần được quan tâm đẩy mạnh trong thời gian tới.

Đề án phát triển giống cây nông nghiệp, lâm nghiệp, giống vật nuôi và thủy sản giai đoạn 2012 – 2015, tầm nhìn đến năm 2020” nhằm để xác định mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp để đầu tư cho các loại giống cây trồng vật nuôi phù hợp trong điều kiện thực tế hiện nay của Tỉnh và cũng là để góp phần thực hiện nội dung các chương trình hành động của Tỉnh Ủy về nông nghiệp, nông thôn, nông dân trong giai đoạn phát triển kinh tế xã hội hiện nay của Bình Dương.
Thực hiện theo sự chỉ đạo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương tại kế hoạch số 58/SNN-KH về việc thực hiện chương trình hành động số 77-CTrHĐ/TU của Tỉnh Ủy Bình Dương thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW Hội nghị 7 BCH TW khóa X về nông nghiệp, nông thôn, nông dân, Trung tâm Khuyến nông phối hợp với Chúng tôi  xây dựng nội dung của Đề án nêu trên.

 

Mục tiêu chung: Đẩy mạnh năng lực ứng dụng, chuyển giao, quản lý chất lượng giống cây trồng, vật nuôi, sản xuất cung ứng giống tốt, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả trong việc sử dụng giống cây nông nghiệp, lâm nghiệp, vật nuôi, thủy sản; tăng sức cạnh tranh hàng hóa nông sản, thực phẩm đáp ứng yêu cầu của sản xuất nông nghiệp trong giai đoạn mới.

 

 

 

Mục tiêu cụ thể:

– Những đối tượng cây trồng, vật nuôi có tỷ lệ sử dụng giống mới cao thì tiếp tục phát triển. Đưa tỷ lệ sử dụng giống mới cho những đối tượng giống cây trồng vật nuôi còn lại lên trên 80%.
– Xác định được các đối tượng giống cây trồng, vật nuôi, giống thủy sản ưu tiên đầu tư phát triển trong giai đoạn hiện nay.
– Tiếp nhận, thử nghiệm mỗi năm từ 1-2 giống cây, con mới được công nhận.
– Xây dựng mỗi năm từ 2 – 3 mô hình tiên tiến về giống để phục vụ công tác đào tạo, tập huấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật.
– Đào tạo cho 6-8 cán bộ kỹ thuật đủ khả năng đảm đương công tác giống trên các lĩnh vực cây trồng, vật nuôi, thủy sản.       
– Sản xuất giống để đáp ứng nhu cầu sử dụng hàng năm khoảng 200.000 cây lâm nghiệp;  10.000 cây giống ăn trái; 100.000 bịch phôi nấm ăn; 100.000 cây (giỏ) hoa kiểng đô thị; 1.000 con giống vật nuôi đặc sản; 5 triệu con giống thủy sản các loại…
– Đầu tư xây dựng Trại giống nông nghiệp.

 

 

DỊCH VỤ LẬP DỰ ÁN Xem tất cả dự án