Đầu tư xây dựng nhà máy xay xát lúa gạo

Đầu tư xây dựng nhà máy xay xát lúa gạo
*Sự cần thiết phải đầu tư xây dựng nhà máy
1. Chủ trương phát triển ... của Đảng và Nhà nước
- Ngày 5/8/2008, Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Nghị quyết số 26-NQ/T.Ư “Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn” đã xác định: “Xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại hóa, bền vững, sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, đảm bảo vững chắc An Ninh Lương Thực quốc gia vững chắc và lâu dài...”
- Ngày 23 tháng 9 năm 2009 Chính phủ có ra Nghị quyết số 48/NQ-CP về cơ chế chính sách giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản thủy sản.

2. Nhu cầu về nhà máy sấy, kho tồn trữ, xay xát lúa gạo
Thông qua HTX, các chương trình kiến thiết lại đồng ruộng, hiện đại hóa hệ thống canh tác theo chuẩn GAP, trồng giống thuần chủng và xác nhận, thu hoạch lúa bằng máy ngay thời điểm thu hoạch đã được triển khai thành công, sản xuất lúa tại địa phương đã theo hướng sản xuất hàng hóa với mức độ cơ giới hóa cao.
Tuy nhiên trên địa bàn toàn huyện chưa có một nhà máy xay xát lúa gạo đạt chuẩn. Lúa hàng hóa của địa phương chủ yếu được thương lái thu mua và đưa đi xay xát tại…. Trong thời gian thu hoạch vụ Hè Thu kéo dài từ tháng 7 đến tháng 9 và vụ Thu Đông kéo dài từ tháng 10 hàng năm, trùng với mùa mưa lũ, nên khi thu hoạch lúa gặp rất nhiều khó khan trong vấn đề phơi khô, bảo quản. Vụ Hè Thu và Thu Đông do đồng ruộng bị ngập nước, thiếu sân phơi, nên nông dân phải kéo dài thời gian phơi lúa, dẫn đến hao hụt và mất mát về khối lượng và chất lượng nông sản.
Với sản lượng lúa hàng hóa lớn, nhưng nông dân trong huyện lại gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ vì sản xuất chưa thật sự theo nhu cầu của thị trường.

3. Nhu cầu xuất khẩu lúa gạo:
Việt Nam là một trong những nhà nước sản xuất lúa gạo lớn nhất thế giới, nhưng công nghệ gia công sau thu hoạch và sản phẩm từ lúa gạo chế biến ra chưa được phát triển mạnh mẽ, làm cho giá trị thương phẩm không được nâng cao và không tận dụng được tất cả tài nguyên của lúa gạo.
Mục tiêu của dự án.
Đầu tư xây dựng mới nhà máy xay, xát chế biến gạo với quy mô: Kho lúa có sức chứa 69.000 tấn, hệ thống sấy tuần hoàn 1.400 tấn/ngày, dây chuyền xay xát, bóc vỏ và lau bóng đạt tiêu chuẩn xuất khẩu năng suất 18 tấn/giờ để nhanh chóng giải quyết có hiệu quả tổn thất sau thu hoạch, phát triển công nghiệp chế biến, chủ động sản xuất kinh doanh, tạo ra giá trị gia tăng thêm mới trong chuỗi giá trị lúa gạo, thực hiện tốt các nhiệm vụ cụ thể sau:
- Lúa tươi được sấy đúng kỹ thuật, đảm bảo màu sắc mùi vị, không bị gãy vỡ khi xay xát.
- Hệ thống kho chứa hiện đại, sử dụng công nghệ thổi khí lạnh để có thể tồn trữ từ 6 đến 24 tháng, không giảm phẩm chất và hao hụt trong quá trình lưu kho.
- Chế biến lúa gạo theo công nghệ hiện đại, tổng thu hồi đạt chuẩn trên 70%.
- Triệt để thu hồi phụ phẩm tấm, cám. Trấu được dùng để sấy lúa, sản xuất củi trấu.
- Tự động hóa trong sản xuất cao, dây chuyền sấy, tồn trữ, xay xát hiện đại, khép kín.
Xây dựng vùng nguyên liệu: dự kiến đầu tư cho vùng nguyên liệu khoảng 7000 ha và ký hợp đồng tiêu thụ lúa thơm, lúa chất lượng cao theo một quy trình khép kín từ khâu đầu tư lúa giống, phân bón, thuốc BVTV, kỹ thuật canh tác, thu mua sản phẩm lúa.
Nhằm tồn trữ và bảo quản lúa sau thu hoạch, tạo điều kiện ổn định về giá cho người dân sản xuất lúa gạo, cung cấp cho thị trường nguồn gạo chất lượng cao, tăng cường năng lực xay xát gạo chất lượng cao để tăng giá trị hạt gạo trên thị trường thế giới. Tận dụng phụ phẩm trấu bán cho các doanh nghiệp để chế biến các sản phẩm phụ nhằm tăng giá trị sản phẩm và giải quyết vấn đề trấu thải ra môi trường;
Tạo việc làm ổn định cho lao động tại nhà máy và tăng thu nhập cho chủ đầu tư và người sản xuất lúa gạo.

*Qui mô công suất của dự án
1. Phạm vi dự án
Đầu tư xây dựng Nhà máy Sấy, kho tồn trữ, xay xát lúa gạo xuất khẩu. Đầu tư xây dựng hệ thống nhà kho chứa hàng.
Phân phối và tiêu thụ sản phẩm trên thị trường nội địa và phát triển ra thị trường khu vực trong tương lai.
Qui mô đất sử dụng : 70.000 m2
Công suất thiết kế : 175.000 tấn gạo xuất khẩu/năm
2. Về dự trữ nguyên liệu.
Dự trữ nguyên liệu phục vụ sản xuất là một việc hết sức quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của đơn vị. Dự trữ nguyên liệu giúp cho quá trình sản xuất được chủ động, đảm bảo tính liên tục của sản phẩm đưa ra thị trường và ổn định giá cả khi có sư biến động thất thường của thị trường xuất khẩu lúa gạo.
Công ty dự kiến phải đảm bảo có dự trữ các nguyên liệu chính ít nhất đủ sản xuất từ 2 tháng trở lên.
3. Về sản phẩm lúa, gạo:
Thu mua, chế biến và xuất khẩu mặt hàng gạo các loại: Lúa, Gạo 5%, 10%, 15%, 20%, 25%, 100% tấm, gạo thơm, gạo Jasmine, nếp, tấm, cám.
Bao bì đóng gói: theo yêu cầu của khách hàng, chủ yếu hàng hóa đóng trong bao PP các loại 10kg, 15kg, 25kg, 30kg, 45kg, 50kg, Jumbo,... theo yêu cầu của khách hàng.
4. Qui mô xây dựng
- Diện tích đất của dự án :70.000(m2)
- Diện tích đất xây dựng :8.000 (m2)
Công suất nhà máy
Nguyên lý hoạt động của nhà máy:
Nguyên liệu đầu vào thu mua từ người dân địa phương.

THÁP SẤY
Máy liên kết với bồ đài, lò đốt tạo thành cụm thiết bị sấy hoàn chỉnh. Máy dùng sấy: lúa gạo..… Đặc biệt khi liên kết với dây chuyền chế biến gạo, gạo thành phẩm ra có ẩm độ đạt tiêu chuẩn xuất khẩu: (14,5)%.
                                                                                                                                                                                                                                    
           
 
ĐẶC ĐIỂM KỸ THUẬT
Kiểu
Sức chứa
Quạt
sử dụng
Trọng lượng máy
Trọng lượng
đóng gói
Kích thước máy
(DxRxC)
Ghi chú
tấn
kW
kg
kg
mm
RCD120
12
11 + 5.5
2200
2800
2500x2400x7600
Sử dụng 2 quạt ly tâm
RCD160
16
11 + 5.5
2500
3500
2900x2500x7600
Sử dụng 2 quạt ly tâm
RCD200
25
22 + 7.5
2500
5000
2900x2500x10100
Sử dụng 2 quạt ly tâm
 
           
 
ĐẶC ĐIỂM & CÔNG DỤNG  
-Tháp chứa gồm các tầng ghép lại với nhau theo chiều cao, tăng sức chứa hạt, giảm diện tích lắp đặt, tăng khả năng tiếp xúc không khí sấy với hạt. Đồng thời do có cơ cấu tháo liệu dạng trục rải nên độ giảm ẩm của khối hạt như nhau.
-Hạt sau khi sấy có độ đồng đều cao, sai lệch ẩm độ hạt nhỏ hơn 0,5%.
-Quạt ly tâm được thiết kế phù hợp, hiệu suất cao, độ ồn thấp tiêu hao điện năng thấp.
-Khi không cung cấp nhiệt, cụm thiết bị sẽ chuyển sang chế độ làm mát.
-Nhiệt độ sấy thấp, tiêu hao chất đốt thấp, tỷ lệ rạn nứt sau khi sấy thấp: (1¸2)%.
-Kết cấu máy vững chắc, độ bền cơ khí cao. 
-Chi phí nhiên liệu: 1000 kcal/1kg H20­ = (5¸6) kg than đá/1tấn gạo.
-Độ giảm ầm: (2-3)%/giờ.
 
Ø Sơ đồ công nghệ dây chuyền xay sát gạo

 
Ø Mặt bằng bố trí thiết bị

Nhu cầu lao động
Tổng nhu cầu sử dụng lao động khi nhà máy đi vào hoạt động chính thức là 97 người bao gồm công nhân và nhân viên văn phòng.
Nhu cầu sử dụng nhiên liệu
Dầu DO dùng máy phát điện: tùy thuộc vào thời gian dùng phát phát mà có lượng tiêu thụ nhiên liệu khác nhau. Trung bình lượng nhiên liệu máy tiêu thụ là 7L/h.
Dầu FO dùng cho hệ thống phun hơi: 1500kg/h.
Nhu cầu dùng điện và nước
Nhu cầu dùng nước
Lưu lượng nước cấp cho Dự án trong ngày được tính toán theo TCXD 33:2006 - Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế:
- Nước cấp phục vụ sinh hoạt:
Qsh = 97 người x 45 lít/người/1ca = 4,365 m3/ngày
Trong đó: Số lao động 1 ca: 40 người; Số ca làm việc: 2 ca
- Nước cấp phục vụ sản xuất:
Nước sử dụng chủ yếu cho nồi hơi. Lượng nước cần cấp cho sản xuất hàng ngày là 10 m3/ngày.
- Nước cấp cho nhà ăn:
Tiêu chuẩn cấp nước cho nhà ăn tập thể: 18-25 L/người.bữa ăn
Qna= 25 L/người.bữa ăn x 50 người = 1,25m3/ngày
- Nước cấp phòng cháy chữa cháy:
Qcc = 10 lít/s x 1 đám cháy x (3 giờ trữ nước x 3600/1000) = 108 m³/ngày
- Nước tưới cây xanh, thảm cỏ:
Qcx = 146,54 m2 diện tích cây xanh x (4 ÷ 6) lít/m2/lần = (1,5 ÷ 2,7) m3/ngày
- Nước rửa đường:
Qrđ = 980 m2 diện tích đường nội bộ x (0,4 ÷ 0,6) lít/m2/lần = (0,4 ÷ 0,9) m3/ngày
Nhu cầu dùng điện
Ước tính nhu cầu sử dụng trong ngày vào khoảng 720.000 Kwh/tháng.

THIẾT KẾ CƠ SỞ
Các hạng mục công trình
Khu nhà xưởng đặt dây chuyền sấy lúa tuần hoàn
02 Nhà xưởng có kích thước 100.0 m x 30.0 m cao 7,5 – 9 m khung thép tiền chế, mái lợp tole, móng đơn BTCT, xây tường gạch dày 20 mm, đóng trần cách nhiệt bằng tôn lạnh trên mái có lắp hệ thống thông gió hai chiều.
Khu nhà xưởng dặt dây chuyền bóc tách trấu, xay xát và đánh bóng
01 Nhà xưởng có kích thước 68.0 m x 50.0 m cao 7,5 – 9 m, trụ BTCT, Khung thép tiền chế, mái lợp tole, móng đơn BTCT, xây tường gạch dày 20 mm, đóng trần cách nhiệt bằng tôn lạnh trên mái có lắp hệ thống thông gió hai chiều.
Khu nhà kho lưu trữ
01 Nhà xưởng có kích thước 90.0m x 42.0m cao 7,5 – 9 m khung thép tiền chế, mái lợp tole, móng đơn BTCT, xây tường gạch dày 20 mm, đóng trần cách nhiệt bằng tôn lạnh trên mái có lắp hệ thống thông gió hai chiều.


Hệ thống nhà kho chứa thóc nguyên liệu
01 Nhà kho có kích thước 60.0m x 40.0m cao 6 – 9 m khung thép tiền chế, mái lợp tole, móng đơn BTCT, xây tường gạch dày 20 mm, trên mái có lắp hệ thống thông gió hai chiều
Hệ thống nhà kho chứa trấu, cùi trấu, tro
Nhà kho có diện tích 3300 m2 cao 6 – 9 m khung thép tiền chế, mái lợp tole, móng đơn BTCT, xây tường gạch dày 20 mm, trên mái có lắp hệ thống thông gió hai chiều
Nhà văn phòng điều hành sản xuất
- Kích thước khu nhà văn phòng : 62 m x 18 m = 1116 m2 ,
- Kết cấu:
Nhà 2 tầng, mái lợp tôn, trần cách nhiệt;
Vách ngăn, tường nhà xây gạch;
Trần nhà bằng tấm thạch cao lắp ghép;
Cửa đi, cửa sổ bằng khung nhôm kính;
Nền nhà lát gạch ceramic 40x40 cm


Ø Móng máy
- Móng máy nén xây bằng BTCT M300 có kích thước mỗi móng khoảng 3.80x2.90x0.50m. Móng máy được chôn sâu 0.3m dưới sàn, chiều cao móng nhô cao so với mặt sàn là 0.2m;
- Dưới móng là lớp lót móng đá 4x6cm M100 dày 10cm.
Nhà để xe, khu phụ trợ, nhà đặt máy biến áp:
Khu nhà có kích thước 35.0m x 16.0m là nhà được xây dựng bằng khung thép tiền chế, mái lợp tole, móng đơn BTCT , tường xây gạch.
Xây dựng đường, sân bãi
Ø Đường sân bê tông xi măng
- Kết cấu làm mới, cụ thể kết cấu từ trên xuống như sau:
   BTXM đá 1x2cm M300 dày : 20 cm;
   Giấy dầu hoặc tấm nilong ngăn cách;
   Cát hạt trung lu lèn K > 0.98 dày : 20 cm;
   Đất sỏi đỏ đắp lu lèn K > 0.98 dày : 20 cm;
   Nền đất lu lèn K > 0.95.
- Để thu nước mặt trên sân, tạo độ dốc tự nhiên mặt bãi dốc 1% về phía tường bao quanh xây dựng các hố thu nước mới.
Ø Đường bê tông nhựa
- Để đảm bảo giao thông quanh nhà kho được thông suốt và thuận lợi, cần xây dựng mới bó vỉa, vỉa hè, hố ga thoát nước và trồng cây xanh xung quanh;
- Căn cứ hệ thống thoát nước mặt hiện hữu và hướng thoát nước từ trong ra ngoài hệ thống thoát nước chung, thiết kế độ dốc dọc đường là 0.5% và độ dốc ngang đường là 1%.
Ø Bó vỉa, vỉa hè và trồng cây xanh
- Toàn bộ bó vỉa dọc theo đường bãi, đường xung quanh nhà kho, xưởng bằng BTXM đá 1x2cm M200 dày 20cm, cao 25cm, được đúc sẵn từng tấm dài 1m và lắp ghép;
- Xung quanh nhà kho, xưởng phía đường BTN xây dựng vỉa hè rộng 01m. Lát vỉa hè bằng gạch màu đỏ và xám xanh với các lớp kết cấu như sau:
· Gạch kích thước 40cm x 40cm, dày 32mm;
· Bê tông đá dăm M100 dày 7cm;
· Cát đầm chặt K95;
- Trồng cây xanh, cỏ nhung trong phần giữa bó vỉa hè và tường bao quanh nhằm tạo mỹ quan môi trường.


Ø Bãi đá
- Đổ đá 1x2cm dày 10cm;
- Đổ thêm đá 1x2cm dày 5cm tại các bãi chứa nguyên vật liệu, .
Hệ thống cấp thoát nước
Ø Hệ thống thoát nước mưa
Hệ thống cấp nước: tại vị trí dự kiến xây dựng công trình chưa có hệ thống cấp nước cho sản xuất và sinh họat, phải khoan giếng và làm hệ thống dẫn.
Hệ thống thoát nước: hiện nay chưa có hệ thống thu gom nước mưa và nước thải cho toàn bộ nhà máy, chưa có hệ thống cống, rãnh nội bộ và chưa có hệ thống xử lý nước thải chung.
Hệ thống cấp điện
Ø Cấp điện :
Hệ thống điện được nối từ hệ thống cấp điện với trạm biến áp của Nhà máy đặt tại phía cuối nhà máy.
Hệ thống phòng cháy chữa cháy
Ø Phòng cháy chữa cháy
Hệ thống phòng cháy chữa cháy sẽ được thiết kế, lắp đặt khi xây dựng Nhà máy kể cả khoan giếng lấy nước dự phòng chữa cháy khi cần.
Các tiêu chuẩn về an toàn sẽ được thực hiện một cách nghiêm túc, đặc biệt là các tiêu chuẩn liên quan đến PCCC. Các thiết bị phòng cháy chữa cháy cơ học sẽ được bổ sung cho hệ thống vòi chữa cháy tự động.
Các mạng lưới điện cũng sẽ được nối với các bộ ngắt tự động và được kiểm soát bằng một hệ thống tự động. Bên cạnh đó các thiết bị báo cháy và chống cháy sẽ được lắp đặt tại các khu vực của nhà máy.
Việc thiết kế và lắp đặt thiết bị PCCC phải tuân thủ các qui định hiện hành của nhà nước ban hành về PCCC. Các cán bộ nhân viên của công ty sẽ được hướng dẫn sử dụng các thiết bị PCCC

*Phương án xử lý môi trường khi vận hành nhà máy

· 1/Khí thải:
Để xử lý lượng khí thải không nhiều khi phân tích hoá học, các phản ứng thải ra khí thải nguy hại được tiến hành trong HOOT, có hệ thống xử lý khí thải theo qui chuẩn, Cty trang bị Hệ thống xử lý xử lý khí thải ( có thể lọc được 99% khí thải) đảm bảo tiêu chuẩn môi trường qui định
Trong thiết kế đã tính toán chiều cao ống khói phù hợp với việc phân tán khí thải và bụi, đảm bảo nồng độ bụi khói tại khu vực nhỏ hơn tiêu chuẩn theo quy định 299QĐ/TĐC ngày 25/3/1995 của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành. Để giảm tối thiểu các tác động của khói lò đối với hoa mầu tại các khu vực xung quanh, nhất là trong mùa mưa ẩm, nhà máy xây dựng một ống khói đảm bảo chiều cao từ 18 – 20m.
- Bố trí thiết bị công nghệ môi trường thông thoáng.
- Ngoài các biện pháp giảm bụi, nhà máy còn trồng cây xanh, giữ gìn máy móc, nhà xưởng sạch đẹp, tạo không khí trong lành ở nơi làm việc.
- Chất thải rắn và phế phẩm của quá trình sản xuất, không gây độc hại, có thể dùng cho việc chế biến thành phân vi sinh.

· 2/Tiếng ồn:
Nhằm đảm bảo tiếng ồn ở mức cho phép dưới 80dB, hạn chế tối đa các thiết bị gây ồn trong Nhà máy, đồng thời có các biện pháp cách âm hợp lý cho từng loại thiết bị gây ồn(nếu có) như tăng cường các vật liệu chống ồn vào vỏ máy hay các phòng đặt thiết bị

· 3/Nước thải:
- Nước thải của nhà máy chủ yếu là nước mưa và nước sinh hoạt, không gây độc hại và không phải xử lý trước khi thải vào môi trường.
Quá trình sản xuất nước thải khoảng 15 m3/ngày/đêm. Nhà máy sẽ được trang bị Hệ thống Xử lý nước thải đạt yêu cầu. Nước thải sau khi xử lý qua hệt thống đảm bảo đạt cấp độ B.

· 4/Chống cháy nổ:
Đặc điểm của nguyên liệu, sản phẩm là không cháy nổ. Còn lại một số nơi khác có khả năng chập, cháy như khu chế biến tạo hình, trạm điện, zôn nung sẽ đặt các bình cứu hỏa tại vị trí phù hợp. Các nơi này đều có nội quy phòng cháy, chữa cháy để đảm bảo an toàn.

· 5/Chất thải rắn:
Rác thải chủ yếu là phụ phẩm nông nghiệp không có rác thải nguy hại. Để xử lý khi lượng chất thải này DN ký HĐ với Cty thu gom rác thải, vận chuyển và đưa về nơi xử lý tập trung.

Chương trình giám sát môi trường
Chương trình giám sát môi trường trước khi dự án đi vào xây dựng
Giám sát chất lượng không khí
- Giám sát các chỉ tiêu : ồn, bụi, CO, NO2, SO2, nhiệt độ.
- Vị trí giám sát: 02 điểm (01 điểm tại vị trí đầu hướng gió; 01 điểm tại vị trí cuối hướng gió)
- Tần suất giám sát: 01 lần
- Tiêu chuẩn so sánh: QCVN 05:2009/BTNMT, QCVN 06:2009/BTNMT, QCVN 26:2010/BTNMT
Giám sát chất lượng môi trường nước mặt
- Giám sát các chỉ tiêu: pH, BOD, COD, SS, tổng chất rắn hòa tan, nitrat, tổng coliform.
- Vị trí giám sát: 01 điểm, tại vị trí sông, suối, rạch…nơi tiếp nhận nguồn nước.
- Tần suất giám sát: 01 lần
- Tiêu chuẩn so sánh: QCVN 08:2008/BTNMT
Giám sát chất lượng nước ngầm
- Giám sát các chỉ tiêu: pH, DO, SS, tổng chất rắn hòa tan, nitrat, tổng coliform.
- Vị trí giám sát: 01 điểm giữa khu đất xây dựng dự án.
- Tần suất giám sát: 01 lần
- Tiêu chuẩn so sánh: QCVN 09:2008/BTNMT
Giám sát chất lượng đất
- Giám sát các chỉ tiêu: As, Cd, Cu, Pb, Zn
- Vị trí giám sát: 01 điểm giữa khu đất xây dựng dự án.
- Tần suất giám sát: 01 lần
- Tiêu chuẩn so sánh: QCVN 03:2008/BTNMT
Chương trình giám sát khi dự án thi công xây dựng
Giám sát chất lượng không khí
- Giám sát các chỉ tiêu : ồn, bụi, CO, NO2, SO2, nhiệt độ.
- Vị trí giám sát: 02 điểm (01 điểm giữa công trình thi công xây dựng; 01 điểm bên ngoài công trình xây dựng)
- Tần suất giám sát: 03 tháng/ lần
- Tiêu chuẩn so sánh: QCVN 05:2009/BTNMT, QCVN 06:2009/BTNMT, QCVN 26:2010/BTNMT
Giám sát chất lượng nước
- Giám sát các chỉ tiêu: pH, DO, SS, tổng chất rắn hòa tan, nitrat, tổng coliform.
- Vị trí giám sát: 01 điểm: nước thải xây dựng
- Tần suất giám sát: 03 tháng/lần
- Tiêu chuẩn so sánh: QCVN 14:2008/BTNMT
Chương trình giám sát khi dự án đi vào hoạt động
Giám sát chất lượng không khí
- Giám sát các chỉ tiêu : ồn, bụi, CO, NO2, SO2, nhiệt độ.
- Vị trí giám sát: 02 điểm (01 điểm cổng nhà máy; 01 điểm bên trong xưởng sản xuất)
- Tần suất giám sát: 06 tháng/ lần
- Tiêu chuẩn so sánh: QCVN 05:2009/BTNMT, QCVN 06:2009/BTNMT, QCVN 26:2010/BTNMT
Giám sát chất lượng nước
- Giám sát các chỉ tiêu: pH, DO, SS, tổng chất rắn hòa tan, nitrat, tổng coliform.
- Vị trí giám sát: 01 điểm: nước thải đầu ra của nhà máy
- Tần suất giám sát: 03 tháng/lần
- Tiêu chuẩn so sánh: QCVN 14:2008/BTNMT

 

*TỔNG MỨC ĐẦU TƯ DỰ ÁN
KẾT QUẢ TÍNH TỔNG MỨC ĐẦU TƯ
Đơn vị tính: 1000 đ

STT
Hạng mục
 Giá trị trước thuế
 Thuế VAT
 Giá trị sau thuế
I
Chi phí xây lắp
101,536,455
10,153,645
111,690,100
II.
Giá trị thiết bị
96,100,000
9,610,000
105,710,000
III.
Chi phí quản lý dự án =(GXL+GTB)*2,09%
2,992,216
299,222
3,291,438
IV.
Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng
7,762,039
776,204
8,538,243
4.1
Chi phí khảo sát lập qui hoạch 1/500
40,000
4,000
44,000
4.2
Chi phí lập dự án=(1,3*Gxlsc+GXL+GTB)*0,52%
1,047,315
104,732
1,152,047
4.3
Chi phí thiết kế lập TKBVTC=GXL*2.99%
2,179,988
217,999
2,397,986
4.4
Chi phí thẩm tra thiết kế=GXL*0,178%
1,134,162
113,416
1,247,578
4.5
Chi phí thẩm tra dự toán=GXL*0,174%
119,813
11,981
131,794
4.6
Chi phí lập HSMT xây lắp=GXL*0,268%
115,752
11,575
127,327
4.7
Chi phí lập HSMT mua sắm thiết bị=GTB*0,287%
275,807
27,581
303,388
4.8
Chi phí giám sát thi công xây lắp=GXL*2,27%
1,720,028
172,003
1,892,030
4.9
Chi phí giám sát lắp đặt thiết bị=GTB*0,675%
648,675
64,868
713,543
4.10
Chi phí kiểm định đồng bộ hệ thống thiết bị=GTB*0.5%
480,500
48,050
528,550
V
Chi phí mua đất
6,500,000
650,000
7,150,000
VI
Chi phí khác
1,953,948
195,395
2,091,534
5.1
Chi phí lán trại tạm phục vụ thi công=GXL*0.5%
203,073
20,307
223,380
5.2
Chi phí cấp chứng chỉ ISO=(GXL+GTB)*0,3%
494,091
49,409
543,500
5.3
Chi phí bảo hiểm xây dựng=GXL*0,5%
507,682
50,768
558,451
5.4
Chi phí kiểm toán=(GXL+GTB)*0,115%*70%
141,112
14,111
122,500
5.5
Chi phí thẩm tra phê duyệt quyết toán=(GXL+GTB)*0,124%
122,535
12,253
109,703
5.6
Chi phí rà phá bom mìn…
165,455
16,545
182,000
5.7
Chi phí lập báo cáo đánh giá tác động môi trường
320,000
32,000
352,000
VII.
CHI PHÍ DỰ PHÒNG=(GXl+ Gtb+Gqlda+Gtv+Gk)*5%
 
 
11,923,566
VIII.
Lãi vay trong thời gian xây dựng
 
 
21,448,776
*
Tổng vốn cố định
 
 
250,394,880
*
Vốn lưu động
 
 
4,000,000
 
Tổng cộng nguồn vốn đầu tư
 
 
275,843,657
 
*HIỆU QUẢ KINH TẾ - TÀI CHÍNH DỰ ÁN
Các thông số giả định trên dùng để tính toán hiệu quả kinh tế của dự án trên cơ sở tính toán của các dự án đã triển khai, các văn bản liên quan đến giá bán, các tài liệu cung cấp từ Chủ đầu tư, cụ thể như sau:
Thời gian hoạt động của dự án là 25 năm, bắt đầu từ cuối năm 2014.
Vốn chủ sở hữu 30%, vốn vay 70%;
Doanh thu của dự án được căn cứ theo giá bán cho các khách hàng hiện nay;
Chi phí mua nguyên vật liệu đầu vào:
Chí phí vận hành, sản xuất và bảo dưỡng: bao gồm các chi phí nhân công; chi phí nguyên, nhiên vật liệu; chi phí bảo dưỡng các VTTB và bảo trì thay thế; và các chi phí khác...
Chi phí khấu hao Tài sản cố định: Áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng, thời gian khấu hao sẽ được tính phụ thuộc vào thời gian dự báo thu hồi vốn. Trong tính toán áp dụng thời gian khấu hao là 20 năm.
Lãi suất vay đối với nội tệ tạm tính: 16%/năm;
Thời hạn trả nợ 5 năm.
Thuế thu nhập doanh nghiệp của dự án thuế suất áp dụng là 10% trong 15 năm, được miễn giảm 4 năm đầu từ khi có thu nhập chịu thuế.
Từ bảng chỉ tiêu tài chính với hệ số chiết khấu
Giá trị hiện tại dòng NPV =157,550,000 Ngàn đồng
Hệ số hoàn vốn nội bộ IRR = 24%
Thời gian hoàn vốn: 4.88/Năm
Các chỉ tiêu kinh tế của dự án
Dự án xây dựng Nhà máy Sấy, kho tồn trữ xay xát lúa gạo xuất khẩu có nhiều tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế xã hội. Đóng góp vào sự phát triển và tăng trưởng của nền kinh tế của Tỉnh, địa phương có nguồn thu ngân sách từ Thuế GTGT, Thuế Thu nhập doanh nghiệp, tạo việc làm cho người lao động và thu nhập cho chủ đầu tư;
Không chỉ tiềm năng về mặt thị trường tiêu thụ sản phẩm nội địa, dự án còn rất khả thi qua các thông số tài chính như NPV = 275,843 tỷ đồng ; Suất sinh lời nội bộ là: IRR = 24%; thời gian hoà vốn sau 4,88 năm. Điều này cho thấy dự án mang lại lợi nhuận cao cho nhà đầu tư, niềm tin lớn khi khả năng thanh toán nợ vay cao và thu hồi vốn đầu tư nhanh.

 

 

DỊCH VỤ LẬP DỰ ÁN Xem tất cả dự án