Dự án Mở rộng Cơ sở sản xuất Thực phẩm chay Tây Ninh

Dự án Mở rộng Cơ sở sản xuất Thực phẩm chay Tây Ninh

I. Sự cần thiết phải đầu tư
Ngày nay thói quen ăn chay đã dần trở nên phổ biến đối với tất cả mọi người. Ăn chay không còn giới hạn trong khái niệm tâm linh, người ta ăn chay vì sức khỏe và vì môi trường sống. Hơn 5 năm qua, công ty chỉ chuyên sản xuất bánh tráng, mỗi ngày cung cấp cho các chợ, nhà phân phối sỉ lẻ trong tỉnh Tây Ninh cũng như các tỉnh khác khoảng 300-400 kg.

Tuy nhiên, năng suất hoạt động hiện nay vẫn không đủ đáp ứng được nhu cầu, nhất là trong khoảng thời gian từ tháng 7 Âm lịch đến Tết. Song song đó, nhà xưởng hiện nay cũng đã cũ đi nhiều và xuống cấp, các thiết bị máy móc vẫn chưa được hoàn thiện. Vì thế chúng tôi rất mong muốn được nâng cấp nhà xưởng, đầu tư thêm máy móc nhất là hệ thống sấy bánh. Khi có hệ thống lò sấy bánh, lượng bánh sản xuất sẽ ổn định hơn, đặc biệt là không chịu ảnh hưởng nhiều bởi thời tiết và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, cho năng suất cao hơn khoảng 1 tấn/ngày gần 20-30 tấn/tháng. Do đó, nếu nâng cấp nhà xưởng thì đây sẽ là thế mạnh của chúng tôi bởi hiện nay các lò tráng bánh cùng quy mô trong tỉnh hầu như chỉ làm theo lối thủ công và rất ít cơ sở áp dụng máy móc hiện đại.

Bên cạnh việc đầu tư nâng cấp nhà xưởng sản xuất bánh tráng, công ty còn định hướng mở rộng sản xuất thêm dầu thực vật. Loại dầu thực vật này được ép từ đậu phộng vì chúng tôi hiểu rõ tỉnh Tây Ninh là vùng đất trồng nhiều đậu phộng nhất cả nước và có tỷ lệ người dân theo đạo Cao Đài đông nhất nên nhu cầu ăn chay cũng như tiêu dùng dầu thực vật rất cao. Không sử dụng cách ép dầu thủ công như những cơ sở sản xuất dầu thực vật trong tỉnh, công ty chúng tôi sẽ áp dụng máy ép dầu hiện đại hơn nhằm ép dầu một cách triệt để, cho ra lượng dầu nhiều hơn và trong thời gian nhanh nhất. Thành phẩm từ đậu phộng ngoài việc phân phối còn được dùng trong quá trình tráng bánh, giúp tiết kiệm chi phí sản xuất.
Ngoài ra trong tương lai, công ty dự định sản xuất thêm một số sản phẩm như bơ đậu, miến, bún gạo khô, cơm gạo lức muối mè sấy và một số thực phẩm chay khác...

II. Quy mô đầu tư
- Công suất đầu tư
+ Bánh tráng: trước đây cơ sở sản xuất từ 300-400kg/ngày, nay cơ sở mở rộng quy mô sản xuất và tăng công suất lên 1 tấn/ngày, trung bình 20-30 tấn/tháng. Hiện nay công ty đang sản xuất hai dòng sản phẩm chính:
o Bánh tráng bột mì 100%
o Bánh tráng bột gạo pha mì
+ Dầu đậu phộng: 100-150 lít/ngày

Các hạng mục công trình

I.1
Máy móc thiết bị
1
Sản xuất bánh tráng
 -
Vỹ bánh
2
Hạ 1 trạm điện thế 3 pha (380 V)
3
Máy phát điện
4
Nâng cấp hệ thống sấy
5
Máy tráng bánh
6
Máy ép củi trấu
7
Máy ép dầu thực vật
I.2
Phương tiện
 -
Xe vận chuyển
I.3
Xây dựng
8
Cải tiến hệ thống xử lí nước thải
9
Xây dựng nhà xưởng
10
Vốn lưu động

 

III. Phương án kỹ thuật

III.1. Sản xuất bánh tráng
III.1.1. Quy trình sản xuất bánh tráng
Bánh tráng Tây Ninh từ lâu đã nổi tiếng trên khắp toàn quốc. Bánh tráng dường như là món ăn quen thuộc trong phong cách ẩm thực của người Việt vừa mang tính ăn chơi, ăn no...là món ăn đơn giản nhưng lại để lại nhiều cảm giác ngon lạ sau khi ăn. Bánh tráng có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau.

III.1.2. Yêu cầu kỹ thuật
 Các chỉ tiêu cảm quan

 
STT
 
Tên chỉ tiêu
 
Mức chỉ tiêu
1
Trạng thái
Có dạng hình tròn, lá bánh mỏng, bánh khô mềm, không rách, không gãy nát. Kích cỡ bánh tùy thuộc vào nhu cầu thị trường.
2
Màu sắc
Có màu trắng đục
3
Mùi vị
Mùi thơm của bánh tráng khô, không có mùi mốc, mùi lạ khác.
4
Vị
Vị ngọt nhẹ tự nhiên, không có vị chua, không có vị lạ khác.
5
Tạp chất
Không có cát sạn, sạn và tạp chất khác
6
Độ mềm, dẻo dai
Khi thoa nước nhẹ lên mặt, bánh tráng phải có độ mềm dẻo, dai thích hợp cho việc gói thực phẩm bên trong trước khi dùng.

 Các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu
+ Các chỉ tiêu vi sinh vật:

 

STT
 Tên chỉ tiêu
Đơn vị tính
Mức chỉ tiêu tối đa
1
Tổng số vi sinh vật hiếu khí.
Khuẩn lạc/g
104
2
Coliforms.
Khuẩn lạc/g
102
3
Escherichia Coli.
Khuẩn lạc/g
3
4
Bacillus cereus
Khuẩn lạc/g
102
5
Staphylococcus Aureus
Khuẩn lạc/25g
10
6
Clostridium Perfringens
Khuẩn lạc/g
10
7
Tổng số nấm mốc – nấm men.
Khuẩn lạc/g
102

(Theo quyết định số 46/2007/QĐ-BYT ngày 19 tháng 12 năm 2007 của Bộ Y tế về việc ban hành “Quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm”)

+ Hàm lượng kim loại nặng

 
STT
 
Tên chỉ tiêu
 
Đơn vị tính
 
Mức chỉ tiêu tối đa
1
Hàm lương Asen (As), không lớn hơn
Mg/kg
1.0
2
Hàm lượng Chì (Pb), không lớn hơn
Mg/kg
0.2
3
Hàm lượng Cadimi (Cd), không lớn hơn
Mg/kg
0.1

(Theo quyết định số 46/2007/QĐ-BYT ngày 19 tháng 12 năm 2007 của Bộ Y tế về việc ban hành “Quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm”)

+ Hàm lượng hóa chất không mong muốn
(Độc tố nấm mốc và các hóa chất khác.. ) theo các quy định hiện hành.

+ Thành phần dinh dưỡng

 
Thành phần 100g bánh tráng lạt
 
Số lượng
Năng lượng
- Protein
- Chất  béo
- Carbohydrat
- Chất xơ
- Canxi
- Photpho
- Sắt
(Nguồn www.nutifood.com.vn)
333 Kcal
4.0 g
0.2 g
78.9 g
0.5 g
20 mg
65 mg
0.3 mg

Phụ gia thực phẩm: Không sử dụng.

 Thời gian sử dụng:
12 tháng kể từ ngày sản xuất. Ngày sản xuất và hạn sử dụng được in trên bao bì.

 Hướng dẫn sử dụng và bảo quản:
- Hướng dẫn sử dụng: Làm ướt nhẹ trước khi sử dụng. Dùng làm gỏi cuốn, chiên chả giò.
- Hướng dẫn bảo quản: Bánh tráng được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, không bị nhiễm bẩn hay công trùng xâm nhập.

 Chất liệu bao bì và quy cách bao gói:
- Bánh tráng thành phẩm được đóng gói thành tập, theo từng loại kích cỡ (16 cm, 22cm) và được bao bằng nhựa PE/PP khô, sạch, hàn kín, đạt chất lượng dùng cho thực phẩm.
- Khối lượng tịnh: 200g, 250g

 Nội dung ghi nhãn:
Trên bao bì có dán nhãn thương hiệu Diệu Linh với nội dung phù hợp với Nghị định số 89/2006/NĐ-CP của Thủ Tướng Chính Phủ và thông tư 09/2007/TTBKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ.

III.2. Sản xuất dầu thực vật
III.2.1. Nguyên liệu
Đậu phộng

 

 

III.2.2. Quy trình sản xuất dầu thực vật

 

Với việc sản xuất dầu thực vật, chúng tôi thực hiện tương tự theo quy trình sản xuất thủ công. Tuy nhiên, ở giai đoạn ép dầu, chúng tôi không sử dụng phương pháp thủ công mà áp dụng máy ép theo công nghệ mới. So với cách ép dầu thủ công, máy ép này có ưu điểm như sau:
+ Dầu ép ra 1 cách triệt để.
+ Thời gian ép rút ngắn rất nhiều.
(Nếu ép dầu theo phương pháp thủ công mất 48 giờ xong 100kg đậu thì với phương pháp ép mới chỉ tốn 2 giờ)

IV. Bảng Tổng mức đầu tư
ĐVT: 1000 đồng

 

I
Đầu tư
I.1
Máy móc thiết bị
950,000,000
1
Sản xuất bánh tráng
250,000,000
-
Vỹ bánh
5,000
-
Giá/vĩ
50,000
2
Hạ 1 trạm điện thế 3 pha (380 V)
180,000,000
3
Máy phát điện
50,000,000
4
Nâng cấp hệ thống sấy
100,000,000
5
Máy tráng bánh
190,000,000
6
Máy ép củi trấu
30,000,000
7
Máy ép dầu thực vật
150,000,000
I.2
Phương tiện
250,000,000
-
Xe vận chuyển
250,000,000
I.3
Xây dựng
900,000,000
8
Cải tiến hệ thống xử lí nước thải
100,000,000
9
Xây dựng nhà xưởng
500,000,000
10
Vốn lưu động
300,000,000
-
Tổng
2,100,000,000
II
Dự phòng phí
100,000,000
-
Tổng đầu tư
2,200,000,000

Theo cách đánh giá của quan điểm tổng đầu tư các chỉ số tài chính của dự án như sau:
 Hiện giá thu nhập thuần NPV=1,361,739,000 đồng > 0
 Hiệu quả tài chính của dự án cao, dự án mang tính khả thi.
 Tỷ suất sinh lời nội bộ của dự án IRR = 32% > > r = 18.3%
 Dự án có tỷ lệ sinh lợi nội bộ và hiệu quả đầu tư khá cao.
Thời gian hoàn vốn = 4 năm 10 tháng
 Thời gian hoàn vốn phù hợp với dự án sản xuất quy mô trung bình.

***Trên đây là tóm tắt sơ lược một số nội dung chính của dự án. Để được tư vấn cụ thể, vui lòng liên hệ  Hotline: 0903034381 - 0936260633

 

DỊCH VỤ LẬP DỰ ÁN Xem tất cả dự án