Mô hình nuôi tôm thẻ kết hợp rong đỏ

Mô hình nuôi tôm thẻ kết hợp rong đỏ

Ảnh: Tôm thẻ chân trắng (L. vannamei) và rong đỏ (G. corticata)

Tôm thẻ chân trắng Litopenaeus vannamei (WLS) được nuôi kết hợp với rong đỏ Gracilaria corticate (RSW) trong mô hình không thay nước cùng với ánh sáng của đèn quỳnh quang đảm bảo cho sự phát triển của RSW.

Giới thiệu

Một số loài rong tảo biển như Ulva, Porphyra, và Gracilaria có khả năng làm giảm hàm lượng chất hữu cơ trong nước, qua đó giảm ô nhiễm và duy trì chất lượng nước ổn định. Rong biển hấp thu nitrogen và phosphorus trong nước cho sự phát triển của chúng và qua đó góp phần cải thiện chất lượng nước ao nuôi.

Nhiều nghiên cứu nuôi tôm kết hợp với tảo hay rong biển được tiến hành; tuy nhiên, kết quả của cho thấy hiệu quả mô hình nuôi kết hợp phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm: hàm lượng dinh dưỡng trong nước nuôi, loại mô hình nuôi (nuôi không thay nước, nuôi công nghệ biofloc, nuôi có bổ sung thay nước,…), dòng chảy, hàm lượng nitrogen và phosphorus trong nước.

Việc sử dụng rong tảo biển như lọc sinh học trong các mô hình nuôi thâm canh đã cho thấy hiệu quả thông qua việc tăng nâng suất đặc biệt được áp dụng với các mô hình nuôi cá hồi.

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả của việc nuôi tôm thẻ chân trắng (L. vannamei) kết hợp với rong đỏ (G. corticata) thông qua tỉ lệ sống, các chỉ tiêu tăng trưởng, và nâng xuất nuôi với các mật độ tôm và rong khác nhau trong điều kiện không thay nước.

Phương pháp nghiên cứu

Thí nghiệm được tiến hành với hai nhân tố bao gồm: 2 mật độ tôm WLS (25 và 50 tôm/m2) và 3 mật độ rong RSW (0, 200, và 400 g/m2).

Thí nghiệm bao gồm 8 nghiệm thức với 3 lần lặp lại được trình bày trong Bảng. WLS với trọng lượng ban đầu 5.82g/tôm được dùng cho thí nghiệm. Tôm được bố trí trong bể nhựa với (bán kín: 57cm và cao 100 cm), bể thí nghiệm với 750L nước biển. Bóng đèn quỳnh quang 40W được lắp vào mỗi bể nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ ánh sáng cho sự phát triển của rong. Ánh sáng được cung cấp theo chu kỳ ngày đêm.

Nghiệm thức

Rong đỏ (g/m2)

Mật độ tôm (cá thể/m2)

C1

200

25

C2

200

Không thả tôm, chỉ bổ sung thức ăn tôm mỗi ngày.

S1A1

0

25

S1A2

200

25

S1A3

400

25

S2A1

0

50

S2A2

200

50

S2A3

400

50

Kết quả nghiên cứu

Các chỉ tiêu chất lượng nước:

Sau 45 ngày nuôi: DO dao động trong khoảng 5,1 – 6,56 mg/L. Khoảng pH dao động thấp nhất và nhỏ nhất dao động từ 7,9 – 8,3 và 7,3 – 8,7 tương ứng với nghiệm thức S2A3 và S1A3. Kết quả thống kê cho thấy mật độ tôm có ảnh hưởng đến pH và DO; tuy nhiên, mật độ rong không ảnh hưởng đến các chỉ số này. 

Nồng độ cao nhất và thấp nhất của ammonium tổng số (27,7 ± 3 và 388,9 ± 19 µg/L), nitrite (4230 ± 137 và 11822 ± ± 305 µg/L), nitrate (44236 ± 749 và 92437 ± 2895 µg/L) và phosphate (2437 ± 24,2 và 6106 ± 156,8 µg/L) tương ứng với nghiệm thức S1A3 và S2A1. Kết quả cho thấy mật độ tôm và rong ảnh hưởng đến hàm lượng ammonia, nitrite, nitrate, và phosphate (P<0.05).

Các chỉ tiêu tăng trưởng của tôm: 

Tốc độ tăng trưởng (SGR) của tôm cao nhất là 1,97 %/ngày ở nghiệm thức S1A3 (25 WLS/m2 và 400g RSW/m2) và thấp nhất là 1,69%/ngày ở nghiệm thức (không bổ sung rong đỏ).

Kết quả cho thấy mật độ tôm và rong ảnh hưởng lên SGR, hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR), và tỉ lệ sống (SR) của tôm, tương tác tác động của mật độ tôm và rong đỏ lên tất cả các chỉ tiêu tăng trưởng của tôm (P<0.05). SR và tăng trọng (WG) cao nhất ở nghiệm thức S1A3 với 94,67 ± 1,3% và 129,9 ± 2,9% tương ứng, ngược lại SR (51,3 ± 1,3%) và WG (10,10 ± 3,1%) thấp nhất đối với tôm ở nghiệm thức S2A1. FCR thấp nhất ở nghiệm thức S1A3 và khác biệt có ý nghĩa so với các nghiệm thức còn lại (P<0.05).

Tăng trưởng của rong đỏ (G. corticate):

SGR của rong G. corticate ở nghiệm thức S1A2 (1,22 ± 0.07%/ngày) và S1A3 (1,11 ± 0,03%/ngày) là khác biệt có ý nghĩa so với các nghiệm thức khác (P<0.01) tuy nhiên khác biệt không có ý nghĩa giữa hai nghiệm thức (P>0.05). Ở nghiệm thức C2 (200g RSW/m2) cùng với bổ sung thức ăn tôm, rong biển bị chết hoàn toàn do lượng thức ăn dư thừa làm ô nhiễm nguồn nước cùng với sự phát triển của nấm.

Kết luận

Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả của việc bổ sung rong đỏ G. corticata nuôi kết hợp tôm thẻ chân trắng (L. vannamei) với mật độ 25con/m2 và 400g rong/m2 được xem là tối ưu nhất.

Rong đỏ giúp tăng tỉ lệ sống của tôm thông qua việc rong hấp thu chất cặn bả trong môi trường nước nuôi làm sạch nước nuôi, qua đó giảm FCR cũng như kích thích tăng trưởng của tôm. Rong còn được xem như một chất nền nhân tạo giúp giảm được những tác động xấu do nuôi tôm với mật độ cao trong bể qua đó kích thích tăng trưởng của tôm. Ở nghiệm thức C1 được bố trí rong với tôm nhưng không bổ sung thức ăn, cho thấy sự phát triển của rong. Điều này cho thấy trong điều kiện bình thường trong hoạt động của tôm lượng chất thải thải ra cung cấp đủ cho sự phát triển của rong.

Báo cáo đăng trên: Onlinelibrary

HUỲNH NHƯ Lược dịch
 

DỊCH VỤ LẬP DỰ ÁN