Trường Mầm non - Tiểu học Ngoại ngữ Chất lượng cao tỉnh Lâm Đồng

Trường Mầm non - Tiểu học Ngoại ngữ Chất lượng cao tỉnh Lâm Đồng

I. Sự cần thiết xây dựng dự án.
Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân, có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển của nhân cách con người. Chính vì thế, hầu hết các quốc gia và các tổ chức quốc tế đều xác định giáo dục mầm non là một mục tiêu quan trọng của giáo dục cho mọi người. Thụy Điển coi giai đoạn mầm non là “thời kỳ vàng của cuộc đời''. Luật Hệ thống giáo dục quốc gia Indonesia đã công nhận giáo dục mầm non là giai đoạn tiền đề cho hệ thống giáo dục cơ bản. Luật Giáo dục Thái Lan nhấn mạnh gia đình và Chính phủ phải cùng chia sẻ trách nhiệm đối với giáo dục mầm non nhằm thực hiện Công ước quốc tế về quyền trẻ em.

Ở nước ta, Đảng và Nhà nước cũng luôn coi trọng giáo dục mầm non và Tiểu học. Nhưng do nhiều yếu tố, trong đó có vấn đề khó khăn về ngân sách nên so với các bậc học khác, đến nay chúng ta chưa lo được nhiều cho giáo dục mầm non và tiểu học. Đây là một mảng còn yếu của giáo dục Việt Nam. Từ những vấn đề trên, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Phát triển giáo dục mầm non” với quan điểm chỉ đạo là: “... Đẩy mạnh xã hội hoá, tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách để mọi tổ chức, cá nhân và toàn xã hội tham gia phát triển giáo dục mầm non”. Quan điểm chỉ đạo này hoàn toàn phù hợp với xu thế chung trên thế giới hiện nay về phát triển nền giáo dục quốc dân. Ở nhiều nước, không chỉ ở những nước nghèo mà ngay cả ở những nước giàu, để phát triển sự nghiệp giáo dục, họ đã tìm nhiều giải pháp để đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, trong đó có xã hội hóa giáo dục mầm non. Trong nhận thức chung, xã hội hóa giáo dục được hiểu là sự huy động toàn xã hội làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân góp sức xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự quản lý của Nhà nước. Ở nước ta, xã hội hóa giáo dục còn là một quan điểm chỉ đạo của Đảng đối với sự nghiệp phát triển giáo dục nhằm làm cho hoạt động giáo dục thực sự là sự nghiệp của dân, do dân và vì dân.

Tại tỉnh Lâm Đồng nói chung và Tp Đà Lạt nói riêng, công tác xã hội hóa giáo dục nói chung, xã hội hóa giáo dục mầm non và tiểu học nói riêng cũng đang được đẩy mạnh và đã đạt những thành công nhất định. Tuy nhiên, thực tiễn những năm qua cho thấy, quá trình triển khai công tác này vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội ngày một đòi hỏi tăng cao về chất lượng.

II. Mục tiêu dự án.
II.1. Mục tiêu chung.

 Góp phần thực hiện tốt Quy hoạch mạng lưới trường học Thành phố Đà Lạt đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 trong Quyết định số 847/QĐ-UBND ngày 22/04/2016. Với mục tiêu cụ thể như sau:
+ Đảm bảo mạng lưới trường, lớp học phân bố đều đáp ứng yêu cầu đi lại học tập của người dân và thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục.
+ Chuẩn bị các điều kiện cơ bản thực hiện sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo thành phố đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 theo hướng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới hệ thống trường lớp, thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa ngành giáo dục và đào tạo.
+ Đảm bảo bán kính phục vụ tối đa của các cơ sở giáo dục phù hợp với mỗi lứa tuổi, mỗi cấp học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; đảm bảo đạt chuẩn quốc gia theo các mức độ khác nhau nhằm đáp ứng ngày càng cao nhu cầu học tập của người dân.
+ Thực hiện xã hội hóa về giáo dục, dành quỹ đất để thu hút đầu tư từ các tổ chức cá nhân trong và ngoài thành phố vào phát triển trường, lớp học phù hợp với quy hoạch, đặc biệt là giáo dục mầm non và giáo dục chất lượng cao; mỗi trường học phải có các phòng học bộ môn, phòng chức năng theo tiêu chuẩn; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học bộ môn; tăng cường trang bị các loại thiết bị dạy học mới, đa dạng theo hướng hiện đại đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông và mầm non.
+ Xác định tốc độ, yêu cầu và quy mô phát triển mạng lưới trường học và quy mô đầu tư tương ứng về đất và vốn đầu tư xây dựng trong tổng thể phát triển thành phố đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

II.2. Mục tiêu cụ thể.
- Xây dựng trường mầm non – tiểu học với quy mô 400-500 cháu.
- Dự án “Trường Mầm non Mầm non – Tiểu học – Ngoại ngữ chất lượng cao” nhằm mang đến cho học sinh môi trường giáo dục tốt nhất, hệ thống kiến thức hiện đại và đáp ứng nhu cầu đa dạng của nhiều bậc cha mẹ học sinh, những người luôn muốn dành sự chăm sóc và giáo dục tốt nhất cho con em mình;
- Xây dựng một Hệ thống trường học chất lượng, tiên tiến và phát triển mạnh, bền vững theo thời gian.
- Mang đến cho học sinh chương trình phong phú trong nước và quốc tế. Và chương trình ngoại ngữ tự chọn, đa dạng.
- Vận dụng các phương pháp giáo dục tiên tiến trên thế giới vào chương trình Chăm sóc - Giáo dục Việt Nam một cách khoa học và hiệu quả.

III. Xây dựng trường quy mô cho 500 học sinh với quy mô như sau:
- Xây dựng trường học 1 trệt, 2 lầu.
- 20 phòng học cho mầm non và tiểu học
- 6 phòng học chức năng (đàn, hát, vẽ,..)
- Phòng hiệu trưởng, phòng điều hành, nhà ăn, bếp,…
- Nhà bảo vệ, cổng
- Nhà để xe giáo viên học sinh
- Khu thể dục thể thao, hoạt động ngoài trời, cây xanh
- Hồ bơi

 

STT
Nội dung
ĐVT
 Số lượng
I
Xây dựng
 -
5.000
1
Xây dựng trường học 1 trệt, 2 lầu.
1.200
1.1
20 phòng học cho mầm non và tiểu học
 -
-
1.2
6 phòng học chức năng ( đàn, hát, vẽ,..)
 -
-
1.3
phòng hiệu trưởng, phòng điều hành, nhà ăn, bếp,…
 -
-
2
Nhà bảo vệ, cổng
70
3
Nhà để xe giáo viên học sinh
250
4
Khu thể dục thể thao, hoạt động ngoài trời, cây xanh
2.300
5
Hồ bơi
70
6
Hạ tầng kỹ thuật
110
7
Giao thông nội bộ
1.000
8
Khu xử lí nước thải
HT
1
9
Hệ thống camera giám sát
HT
1
10
Hệ thống cấp nước tổng thể
HT
1
11
Hệ thống thoát nước tổng thể
HT
1
12
Hệ thống cấp điện tổng thể
HT
1
13
Hệ thống internet
HT
1

Bảng phân tích, tính toán nhu cầu sử dụng đất của dự án

 

TT
Nội dung
Diện tích (m²)
Tỷ lệ (%)
1
Xây dựng trường học 1 trệt, 2 lầu.
1.200,00
24,00
2
Nhà bảo vệ, cổng
70,00
1,40
3
Nhà để xe giáo viên học sinh
250,00
5,00
4
Khu thể dục thể thao, hoạt động ngoài trời, cây xanh
2.300,00
46,00
5
Hồ bơi
70,00
1,40
6
Hạ tầng kỹ thuật
110,00
2,20
7
Giao thông nội bộ
1.000,00
20,00
Tổng cộng
5.000,00
100

Bảng tổng hợp các hạng mục công trình xây dựng và thiết bị

 

STT
Nội dung
ĐVT
 Số lượng
I
Xây dựng
 -
5.000
1
Xây dựng trường học 1 trệt, 2 lầu.
1.200
1.1
20 phòng học cho mầm non và tiểu học
-
1.2
6 phòng học chức năng ( đàn, hát, vẽ,..)
-
1.3
phòng hiệu trưởng, phòng điều hành, nhà ăn, bếp,…
 -
-
2
Nhà bảo vệ, cổng
70
3
Nhà để xe giáo viên học sinh
250
4
Khu thể dục thể thao, hoạt động ngoài trời, cây xanh
2.300
5
Hồ bơi
70
6
Hạ tầng kỹ thuật
110
7
Giao thông nội bộ
1.000
8
Khu xử lí nước thải
HT
1
9
Hệ thống camera giám sát
HT
1
10
Hệ thống cấp nước tổng thể
HT
1
11
Hệ thống thoát nước tổng thể
HT
1
12
Hệ thống cấp điện tổng thể
HT
1
13
Hệ thống internet
HT
1
II
Thiết bị
 -
-
1
Phòng hiệu trưởng
 -
-
 -
+ Bàn làm việc
Bộ
1
 -
+ Salon tiếp khách
Bộ
1
 -
+ Tủ lưu trữ hồ sơ
Bộ
1
 -
+ Tivi LCD Panasonic 32'' L32C30V
cái
1
 -
 + Điện thoại bàn Panasonic
Cái
1
 -
+ Máy tính, màn hình LCD
Cái
1
 -
 + Máy in Laser
Cái
1
2
Phòng hành chính
 -
-
 -
+ Bàn ghế
bộ
6
 -
+ Tủ đựng hồ sơ lưu trữ
hệ thống
5
 -
+ Máy tính, màn hình LCD
Cái
6
 -
 + Máy in Laser
Cái
2
 -
 + Điện thoại bàn Panasonic
Cái
6
 -
 + Máy Scanner
Cái
1
 -
 + Máy Fax
Cái
1
 -
 + Két sắt
Cái
1
 -
+ Tivi LCD Panasonic 32'' L32C30V
cái
1
3
Phòng y tế
 -
-
 -
+ Thiết bị y tế trường học
bộ
2
4
Phòng nghỉ giáo viên
 -
-
 -
+ Bàn ghế
bộ
3
 -
+ Tivi LCD Panasonic 32'' L32C30V
cái
3
5
Phòng giáo vụ
 -
-
 -
+ Bàn ghế
bộ
10
 -
+ Tủ đựng hồ sơ lưu trữ
hệ thống
5
 -
+ Máy tính, màn hình LCD
Cái
6
 -
 + Máy in Laser
Cái
4
 -
 + Điện thoại bàn Panasonic
Cái
10
6
Phòng ăn
 -
-
+ Bàn ghế (8 người/ bàn)
bộ
65
+ Khay ăn + muỗng
bộ
500
+ Dụng cụ nhà bếp
bộ
1
+ Tủ trưng bày
cái
8
 -
+ Quạt trần đảo ASIA X16001
cái
20
7
Phòng hội trường
 -
-
 -
 + Bàn ovan phòng họp
Cái
1
 -
 + Ghế họp
cái
50
8
Phòng học
 -
-
 -
+ Bàn ghế 3 chỗ ngồi
bộ
100
 -
+ Bàn ghế 1 chỗ ngồi
bộ
00
-
+ Bảng
cái
20
-
+ Bàn giáo viên
bộ
20
-
+ Máy tính, màn hình LCD
bộ
20
-
+ Quạt trần đảo ASIA X16001
cái
80
+ Máy chiếu panasonic PT- LX22EA
cái
8
9
Phòng học thực hành chức năng
bộ
6
10
Thiết bị khác
 -
-
 -
Máy phát điện 37.0KVA
cái
2
-
Máy bơm nước( 54-144m3/h)
cái
2
 -
Bảng tên trường
cái
1

IV. Phân tích lựa chọn phương pháp giảng dạy áp dụng trong dự án.
IV.1. Chương Trình Giáo dục
Hệ thống trường thực hiện chương trình Giáo dục, kế hoạch dạy học do Bộ Giáo dục ban hành
Trường thực hiện thời gian học tập theo biên chế năm học, Trường sẽ xây dựng thời khóa biểu ổn định, phù hợp với tâm sinh lý từng lứ tuổi, bảo đảm quyền lợi học tập và sức khỏe của học sinh
Căn cứ vào kế hoạch dạy học và biên chế năm học, Trường sẽ xây dựng thời khóa biểu ổn định, phù hợp với tâm sinh lý từng lứa tuổi, bảo đảm quyền lợi học tập và sức khỏe của học sinh
Trường được xây dựng với đặc điểm nổi bật là: khang trang, sạch sẽ, vệ sinh và lãng mạn đúng với tuổi học trò, ứng dụng chuyên sâu về CNTT để liên lạc với cha mẹ học sinh.
Ngoài chương trình Tiếng Anh chính khóa, nhà trường còn có chương trình tiến Anh định hướng du học để phục vụ nhu cầu du học của học sinh 
Ngoài các chương trình chính khóa, nhà trường còn tổ chức nhiều chương trình ngoại khóa để phát triển các năng khiếu về thể dục – thể thao, âm nhạc, hội họa, kiến trúc, điêu khắc . . .

IV.2. Các hoạt động giáo dục:
Hoạt động Giáo dục trên lớp được tiến hành thông qua việc day học các môn học bắt buộc và tự chọn trong chương trình giáo dục của cấp học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
Nhà trường phối hợp với các tổ chức, cá nhân tham gia Giáo dục ngoài Nhà Trường thực hiện các hoạt động ngoại khóa về Khoa học, Văn học, Nghệ thuật, Thể dục thể thao, An toàn giao thông, Phòng chống tệ nạn xã hội, Giáo dục giới tính, Giáo dục pháp luật nhằm phát triển toàn diện và bồi dưỡng năng khiếu; cách hoạt động vui chơi, tham quan, du lịch, giao lưu văn hóa, Giáo dục môi trường; các hoạt động xã hội; từ thiện phù hợp với đặc điểm sinh lý lứa tuổi học sinh.
Kết hợp với các trường tại Ấn Độ, Nhật Bản, Singapore tổ chức chương trình “Home Stay” nhằm giúp các em học sinh tự tin hơn, tiếp cận và lĩnh hội các nền văn hóa khác nhau, các thành tựu khoa học kỹ thuật và nâng cao khả năng ngoại ngữ.

IV.3. Công tác xã hội hóa Giáo dục:
Tích cực làm tham mưu cho cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương về công tác Giáo dục. Có nhiều hình thức huy động các lực lượng xã hội vào việc xây dựng môi trường Giáo dục lành mạnh, góp phần nâng cao chất lượng Giáo dục toàn diện; bảo đảm mối quan hệ chặt chẽ về Giáo dục giữa Nhà Trường, Cha mẹ học sinh và cộng đồng; huy động các lực lượng xã hội tham gia góp xây dựng cơ sở vật chất của Nhà Trường.

IV.4. Phương pháp giáo dục
Phương pháp, nghiệp vụ sư phạm mầm non luôn đóng vai trò rất quan trọng trong việc dạy dỗ, chăm sóc trẻ tại các trường mầm non. Có được những điều này đòi hỏi giáo viên mầm non phải luôn luôn học hỏi, phát huy sự sáng tạo để cải tiến và đổi mới những phương pháp giáo dục trẻ phù hợp và hiện đại hơn.
Thực tế cho thấy những kiến thức mà họ có được khi học trung cấp mầm non hoặc các bậc học cao hơn khi đem ra thực tế áp dụng là chưa đủ vì ở lứa tuổi này trẻ có rất nhiều hình thái biểu lộ tâm sinh lý. Dưới đây là một số phương pháp giáo dục trẻ mà giáo viên mầm non có thể tham khảo để xây dựng cho mình những phương pháp hiệu quả hơn.

1. Với giáo dục nhà trẻ.
Phương pháp tình cảm: Người giáo viên luôn phải có những hành động, cử chỉ, âu yếm, thân thiện chứa đựng sự yêu thương với trẻ, tạo cho trẻ những cảm xúc tin tưởng, gần gũi, thân thiện, có cảm tình khi tiếp xúc với mình hoặc những người xung quanh.
Dùng lời nói: (kể chuyện, trò chuyện với trẻ).
Hãy sử dụng những lời nói và lời kể diễn cảm hoặc dùng câu hỏi gợi mở phù hợp với cử chỉ, điệu bộ nhằm khuyến khích, động viên trẻ mạnh dạn khi giao tiếp với đồ vật, với những người xung quanh. Tạo những điều kiện thích hợp để trẻ bộc lộ ý muốn, chia sẽ cảm xúc với mọi người bằng những lời nói, hành dộng cụ thể. Điều đó giúp ngôn ngữ của trẻ được phát triển mạch lạc và trôi chảy hơn.
Phương pháp trực quan, minh họa:
Sử dụng các phương tiện trực quan như: đồ chơi, tranh ảnh, những vật thật, làm mẫu kèm với lời nói và cử chỉ để cho trẻ quan sát, nói, làm theo với mục đích rèn luyện sự nhạy cảm của các giác quan của bé.
Phương pháp thực hành:
Sử dụng hành động, các thao tác với đồ vật, đồ chơi và các dụng cụ đơn giản phù hợp với mục đích cũng như nội dung muốn giáo dục. Trẻ sẽ được học cùng cô cách quan sát, thao tác và phân loại đồ vật để giúp trẻ cách nhận biết nhanh hơn, tốt hơn.
Phương pháp đánh giá nêu gương:
Hãy tỏ thái độ đồng tình, khích lệ khi trẻ có những việc làm, lời nói và hành vi tốt. Đồng thời phải hướng dẫn, chỉ ra những điều chưa tốt cho trẻ hiểu, tiếp thu và sửa chữa, tuyệt đối tránh những cử chỉ thô bạo như la mắng, văng lời thô tục vì như vậy trẻ sẽ nhanh chóng học theo những điều xấu.

2. Giáo dục mẫu giáo.
Ở lứa tuổi này, thì những phương pháp giáo dục cũng có thể lấy tương tự như giáo dục nhà trẻ nhưng cần nâng cao hơn để làm bước đệm khi các em đến tuổi đi học sau này.
Phương pháp dùng tình cảm:
Sử dụng cử chỉ, lời nói để khuyến khích, động viên và ủng hộ trẻ hoạt động, khơi gợi cho trẻ có niềm tin và cảm nhận được sự quan tâm đến từ cha mẹ và mọi người xung quanh. 
Phương pháp thực hành:
Việc thao tác với đồ vật, đồ chơi hàng ngày giúp cho trẻ phối hợp các giác quan, hành động với đồ vật, đồ chơi nhằm rèn luyện sự tư duy và cung cấp các kinh nghiệm cảm tính cho trẻ.
Phương pháp dùng trò chơi là sử dụng các trò chơi, yếu tố chơi phù hợp với mục đích giáo dục nhằm kích thích trẻ tự nguyện, hứng thú tìm tòi học hỏi và sự tư duy tích cực.
Nêu tình huống: 
Luôn đưa ra các tình huống cụ thể nhằm kích thích trẻ suy nghĩ, tìm tòi và sáng tạo để giải quyết vấn đề đặt ra.
Phương pháp luyện tập:
Là phương pháp cho trẻ thực hiện lặp lại nhiều lần các động tác, cử chỉ, điệu bộ thông qua những yêu cầu cụ thể mà giáo viên đặt ra để nâng cao vốn hiểu biết và kỷ năng thực hành trong công việc. 
Trực quan minh họa:
Sử dụng các phương tiện, hành động, hình ảnh… để tạo điều kiện cho trẻ sử dụng các giác quan kết hợp với lời nói nhằm nâng cao vốn hiểu biết và sự tư duy của trẻ.
Dùng lời nói:
Sử dụng các phương tiện nghe, nhìn có tính truyền đạt thông tin nhằm kích thích trẻ suy nghĩ, chia sẽ ý tưởng và bộc lộ cảm xúc bằng lời nói với mọi người xung quanh.

IV.5. Phương thức tuyển dụng: 
- Đội ngũ cán bộ quản lý được tuyển dụng từ những người đã từng tham gia quản lý trong ngành giáo dục có nhiều kinh nghiệm và năng lực quản lý. 
- Đội ngũ giáo viên giảng dạy, trước mắt thỉnh giảng những thầy cô giáo có năng lực chuyên môn từ các trường lân cận. Về lâu dài, Nhà trường sẽ chăm lo xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên giảng dạy có chất lượng, được phụ huynh và học sinh tín nhiệm.
- Hợp đồng dài hạn những giáo viên mới tốt nghiệp chuyên ngành Sư phạm, xếp loại kết quả tốt nghiệp loại khá trở lên.
- Mời các giáo viên bản xứ người nước ngoài để dạy tăng cường ngoại ngữ.
- Với một số môn học đặc thù thì có thể mời giáo viên ở các ngành nghề đặc biệt khác như ngoại ngữ, công nghệ thông tin, các môn năng khiếu,… và phải trải qua khóa huấn luyện về phương pháp sư phạm (nếu trường thiếu giáo viên).

 

DỊCH VỤ LẬP DỰ ÁN Xem tất cả dự án