Dự án Đầu tư xây dựng mô hình sản xuất rau thủy canh công nghệ cao tỉnh Bà rịa – Vũng Tàu

Dự án Đầu tư xây dựng mô hình sản xuất rau thủy canh công nghệ cao tỉnh Bà rịa – Vũng Tàu

 Đối với nước ta, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Hiện nay, nhiều địa phương đã xây dựng và triển khai thực hiện chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đặc biệt là các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh và một số tỉnh như Lâm Đồng đã tiến hành triển khai đầu tư xây dựng các khu nông nghiệp công nghệ cao với những hình thức, quy mô và kết quả hoạt động đạt được ở nhiều mức độ khác nhau.

Đối với Bà Rịa – Vũng Tàu, thực hiện chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn, một trong những nhiệm vụ trọng tâm là xây dựng nền nông nghiệp phát triển bền vững theo hướng hiện đại, ứng dụng công nghệ cao, hướng mạnh vào sản xuất các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh là các loại thực phẩm tươi sống và mô hình sản xuất nông nghiệp đô thị.
Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay nền sản xuất nông nghiệp của tỉnh nhà có nhiều thay đổi theo hướng nông nghiệp đô thị và nông nghiệp công nghệ cao. Trong khi đó trên địa bàn tỉnh tuy có một số Trung tâm nghiên cứu,… nhưng lại chưa có một đơn vị nào thực hiện mô hình canh tác rau thủy canh, theo hướng công nghệ cao, trong khi Công ty chúng tôi cơ bản đã hình thành bộ phận hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao và chuyển giao các mô hình sản xuất nông nghiệp theo định hướng phát triển ngành nông nghiệp của tỉnh, nhưng khó khăn lớn nhất của chúng tôi hiện nay là hỗ trợ một phần vốn, cũng như cơ sở vật chất ban đầu,… để chúng tôi có thể trực tiếp khảo nghiệm, thực nghiệm các mô hình phù hợp với điều kiện sinh thái của tỉnh. Từ đó hình thành nơi tiếp nhận những công nghệ sản xuất tiên tiến – công nghệ cao tiến hành thực nghiệm các mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng đô thị phù hợp với điều kiện sản xuất của tỉnh nhà, làm cơ sở cho việc nhân rộng sản xuất, mang tính hàng hóa lớn và có khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Để triển khai thực hiện nhiệm vụ nêu trên, Chủ đầu tư phối hợp với  chúng tôi tiến hành nghiên cứu và lập dự án Đầu tư xây dựng mô hình sản xuất rau thủy canh công nghệ cao trình các Cơ quan ban ngành, xem xét, hỗ trợ một phần kinh phí, cũng như tạo điều kiện cho chúng tôi được vay ưu đãi một phần kinh phí từ nguồn phát triển khoa học công nghệ, để chúng tôi thực hiện dự án.
I. Mục tiêu dự án.
1. Mục tiêu chung.
  • Tổ chức tiếp nhận công nghệ, thực nghiệm các biện pháp kỹ thuật, xây dựng mô hình sản xuất rau thủy canh công nghệ cao.
  • Các công nghệ được ứng dụng trong thực hiện dự án chủ yếu tập trung vào công nghệ cao, công nghệ tiên tiến so với mặt bằng công nghệ sản xuất nông nghiệp trong tỉnh. Góp phần phát triển kinh tế của tỉnh nhà.
2. Mục tiêu cụ thể.
  • Xây dựng nhà màng (nhà kiếng, với các thiết bị kèm theo) để tiếp nhận công nghệ (sản xuất rau thủy canh ) và tổ chức thực nghiệm các biện pháp kỹ thuật (cải tiến cho phù hợp với điều kiện của địa phương), trình diễn chuyển giao công nghệ sản xuất.
  • Khi dự án đi vào sản xuất với 100% công suất, thì hàng năm dự án cung cấp cho thị trường khoảng 150 – 180 tấn rau chất lượng cao.
II. Quy mô đầu tư của dự án.
Với tổng diện tích khu vực dự án là 8.000 m2. Chúng tôi tiến hành xây dựng  nhà màng sản xuất rau thủy canh và các công trình phụ trợ phục vụ sản xuất. Theo tiến độ cụ thể như sau:
  1. Năm 2017: Tiến hành xây dựng 2.000 m2 nhà màng để sản xuất rau thủy canh theo công nghệ cao, Phần diện tích còn lại 6.000m2 tiến hành sản xuất nông nghiệp hữu cơ (rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP);
  2. Năm 2018: tiến hành đầu tư các công trình phụ trợ và xây dựng thêm nhà màng để hoàn chỉnh dự án, với quy mô các công trình như:
  • Xây thêm: 4.000 m2 nhà màng, đưa tổng diện tích nhà màng của dự án thành 6.000 m2.
  • Xây dựng văn phòng trực (quản lý) và sơ chế, đóng gói sản phẩm với quy mô là: 400 m2.
  • Giao thông, sân bãi: 1.600 m2.
III. Tổng mức đầu tư.
Tổng mức đầu tư của dự án         : 8.729.695.000 đồng. Trong đó:
  • Vốn huy động (tự có) : 3.229.695.000 đồng.
  • Vốn vay ưu đãi : 5.200.000.000 đồng.
  • Vốn ngân sách hỗ trợ : 300.000.000 đồng.
IV. Các thông số tài chính của dự án.
1. Kế hoạch hoàn trả vốn vay.
Kết thúc năm đầu tiên phải tiến hành trả nợ gốc thời gian trả nợ trong vòng 4 năm của dự án, trung bình mỗi năm trả 1,1 tỷ đồng. Theo phân tích khả năng trả nợ của phụ lục tính toán cho thấy, khả năng trả được nợ là rất cao. Trung bình dự án có khoảng 593% trả được nợ.
2. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn giản đơn.
Khả năng hoàn vốn giản đơn: Dự án sẽ sử dụng nguồn thu nhập sau thuế và khấu hao cơ bản của dự án để hoàn trả vốn vay.
KN hoàn vốn = (LN sau thuế + khấu hao)/Vốn đầu tư.
Theo phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn của dự án (phần phụ lục) thì chỉ số hoàn vốn của dự án là 2,34 lần, chứng tỏ rằng cứ 1 đồng vốn bỏ ra sẽ được đảm bảo bằng 2,34 đồng thu nhập. Dự án có đủ khả năng tạo vốn cao để thực hiện việc hoàn vốn.
Thời gian hoàn vốn giản đơn (T): Theo (Bảng phụ lục tính toán) ta nhận thấy đến năm thứ 5 đã thu hồi được vốn và có dư, do đó cần xác định số tháng của năm thứ 4 để xác định được thời gian hoàn vốn chính xác.
Số tháng = Số vốn đầu tư còn phải thu hồi/thu nhập bình quân năm có dư.
Như vậy thời gian hoàn vốn của dự án là 3 năm 2 tháng kể từ ngày hoạt động.
3. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn có chiết khấu.
Khả năng hoàn vốn và thời điểm hoàn vốn được phân tích cụ thể ở bảng phụ lục tính toán của dự án. Như vậy PIp = 1,91 cho ta thấy, cứ 1 đồng vốn bỏ ra đầu tư sẽ được đảm bảo bằng 1,91 đồng thu nhập cùng quy về hiện giá, chứng tỏ dự án có đủ khả năng tạo vốn để hoàn trả vốn.
Thời gian hoàn vốn có chiết khấu (Tp) (hệ số chiết khấu 5,28%).
Theo bảng phân tích cho thấy đến năm thứ 5 đã hoàn được vốn và có dư. Do đó ta cần xác định số tháng cần thiết của năm thứ 4.
Kết quả tính toán: Tp = 3 năm 5 tháng tính từ ngày hoạt động.
4. Phân tích theo phương pháp hiện giá thuần (NPV).
Hệ số chiết khấu mong muốn 5,28%/năm.
Theo bảng phụ lục tính toán NPV = 7.346.505.000 đồng. Như vậy chỉ trong vòng 10 năm của thời kỳ phân tích dự án, thu nhập đạt được sau khi trừ giá trị đầu tư qui về hiện giá thuần là: 7.346.505.000 đồng > 0 chứng tỏ dự án có hiệu quả cao.
5. Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR).
Theo phân tích được thể hiện trong bảng phân tích của phụ lục tính toán cho thấy IRR = 16,08% > 5,28% như vậy đây là chỉ số lý tưởng, chứng tỏ dự án có khả năng sinh lời.
 

DỊCH VỤ LẬP DỰ ÁN Xem tất cả dự án