Nhà máy xử lý chất thải rắn tỉnh Ninh Bình

Nhà máy xử lý chất thải rắn tỉnh Ninh Bình

I.1. Sự cần thiết đầu tư dự án

Đi đôi với sự phát triển là những sức ép xung quanh vấn đề môi trường, nhất là vấn đề chất thải rắn. Theo dự báo đến năm 2015, lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh ở địa bàn huyện Gia Viễn là trên 14,000 tấn/năm, lượng chất thải công nghiệp nguy hại là 16.7 tấn/năm (Nguồn: Báo cáo Quy hoạch mạng lưới thu gom, điểm trung chuyển và xử lý chất thải rắn huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình). Mặc dù thời gian qua các cấp ngành đã quan tâm tới công tác quản lý môi trường nhưng công tác này đặc biệt là với chất thải rắn vẫn còn nhiều bất cập. Hiện tại huyện Gia Viễn chưa có khu xử lý chất thải rắn tập trung, vẫn còn 9/12 xã chưa có tổ đội thu gom chất thải rắn, các trang thiết bị hiện có còn thô sơ và thiếu (chủ yếu dùng các xe cải tiến tự chế)... Công tác xử lý chất thải rắn tại các xã không đảm bảo vệ sinh môi trường, chất thải rắn chỉ được đổ tự nhiên ra các bãi rác tự phát trên địa bàn. Tình trạng xả thải rác bừa bãi, hiệu suất thu gom rác thấp cộng thêm thiếu đầu tư cho các bãi tập kết, các khu xử lý chất thải rắn và sự vận hành bãi chôn lấp không đúng quy trình kỹ thuật chính là nguồn phát sinh và gây bệnh tật đối với cộng đồng trên địa bàn huyện Gia Viễn.
Dự án được triển khai sẽ đáp ứng được các nhu cầu và mục tiêu sau:

- Giải quyết tình trạng thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt không đảm bảo vệ sinh như hiện tại, bảo đảm cảnh quan môi trường và chất lượng cuộc sống.
- Phân loại và giảm thiểu ô nhiễm môi trường ngay từ các nguồn phát sinh chất thải sinh hoạt và công nghiệp trên địa bàn huyện Gia Viễn.
- Thu gom, vận chuyển, lưu trữ, xử lý, tái chế, tiêu huỷ chất thải công nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Bình và các tỉnh lân cận góp phần tăng cường công tác xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường nói chung và quản lý chất thải nói riêng.
- Thúc đẩy phát triển các hoạt động tái sử dụng, tái chế và tiêu hủy chất thải góp phần giảm thiểu lượng chất thải, hạn chế chôn lấp, tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường và sức khỏe nhân dân vì mục tiêu phát triển bền vững.
- Xây dựng nhà máy xử lý chất thải sinh hoạt và công nghiệp có công nghệ tiên tiến, đồng bộ đảm bảo đầy đủ các quy định về bảo vệ môi trường theo tiêu chuẩn/quy chuẩn môi trường và hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 14001:2004, ISO 9001:2008, OHSAS 18001:2007.
- Giải quyết việc làm cho người lao động tại địa phương, tăng ngân sách.
- Giúp các cơ quan quản lý tại địa phương có những định hướng và phát triển trong công tác quản lý chất thải, nâng cao nhận thức người dân về bảo vệ môi trường.

I.2. Mục tiêu của dự án
 Xử lý chất thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn huyện Gia Viễn;
 Thu gom, tái chế dầu thải trong tỉnh Ninh Bình và các tỉnh thành lân cận;
 Thu gom, phân loại chất thải công nghiệp trong tỉnh Ninh Bình và các tỉnh thành lân cận; góp phần vào công tác quản lý chất thải công nghiệp trên các địa bàn này;
 Hoạt động kinh doanh hiệu quả đem lại lợi ích kinh tế cho chủ dự án cũng như làm tăng ngân sách của tỉnh Ninh Bình; tạo thêm công ăn việc làm và thu nhập cho người dân địa phương;
 Đảm bảo chất lượng môi trường tại khu vực thực hiện dự án.

I.3 Quy mô đầu tư
I.3.1. Quy mô công suất
Các hạng mục công trình của dự án bao gồm các hạng mục công trình chính và một số công trình phụ trợ khác. Các công trình được xây dựng trên cơ sở tuân thủ nghiêm chỉnh theo các quy định xây dựng của nhà nước và của tỉnh Ninh Bình.
(1). Các công trình chính
 Hệ thống xử lý chất thải sinh hoạt (công suất 20 tấn/ngày);
 Hệ thống lò đốt chất thải (công suất 1000 kg/giờ);
 Hệ thống tái chế dầu nhớt thải (công suất 06 tấn/ngày);
 Hệ thống tái chế, sản xuất mỡ bôi trơn (công suất 02 tấn/ngày);
 Hệ thống xử lý, phá dỡ bóng đèn huỳnh quang (công suất 200 kg/ngày);
 Hệ thống thu hồi và xử lý thiết bị điện, điện tử (công suất 01 tấn/ngày);
 Hệ thống tái chế nhựa (công suất 5 tấn/ngày).

(2). Các công trình phụ trợ
Các hạng mục phụ trợ của dự án bao gồm:
 Khu tiếp nhận và phân loại chất thải sinh hoạt;
 Khu tiếp nhận và phân loại chất thải công nghiệp nguy hại
 Khu lưu trữ chất thải không nguy hại;
 Khu xử lý nước thải, công suất 50 m3/ngày;
 Khu đóng rắn chất thải, công suất 1 tấn/ngày;
 Khu tập kết xe;
 Nhà điều hành, nhà nghỉ, nhà ăn, nhà bảo vệ;
 Bể ngầm chứa nước phòng cháy chữa cháy, đài nước sạch;
 Nhà vệ sinh công nhân;
 Hệ thống giao thông, sân đường nội bộ;
 Tường rào, cây xanh, hòn non bộ, tiểu cảnh.

I.3.2. Quy mô diện tích
(1). Phân bố chức năng của dự án
- Đất xây dựng nhà máy
- Đất khu kỹ thuật
- Đất kho bãi
- Đất văn phòng
- Đất giao thông
- Đất tường rào, cây xanh

(2).Giải pháp kiến trúc xây dựng
Giải pháp kiến trúc xây dựng cho các hạng mục công trình nhà máy, kho bãi cơ bản là móng cột bê tông cốt thép (BTCT), hệ khung thép nhà tiền chế lắp ghép, mái lợp tole, nền bê tông và tường bao che xây gạch.
Giải pháp kiến trúc xây dựng cho các hạng mục văn phòng có số tầng xây dựng là 2 tầng là nhà bê tông cốt thép, nền bê tông lát gạch men và tường bao che xây gạch.
Tường bao xung quanh nhà máy là tường xây gạch có cổng ra vào, các cột trụ để giăng dây thép gai và bố trí hệ thống đèn chiếu sáng bảo vệ.

II. Phương án kỹ thuật - Công nghệ 
II.1. Phân loại và tái chế

Rác thải sinh hoạt được thu gom có định hướng từ các khu vực trong thôn xã, trong thị trấn, hoặc trong khu đô thị bằng xe đẩy tay chuyên dùng được vận chuyển về trạm xử lý rác. Tại đây xe vận chuyển được đưa vào khu vực tập kết để kiểm soát bằng trực quan nhằm loại bỏ rác dị vật hoặc rác là vật liệu cháy nổ ( hoặc để cân nếu có ) sau đó xe vận chuyển được đưa vào thiết bị nâng hạ và được nâng lên đổ vào sàn tháp tách lọc.
Tại sàn tiếp nhận trên tháp, rác thải được kiểm soát và tách lọc thủ công nhằm loại ra rác thải cá biệt như : Cành cây, chăn chiếu, vỏ xe, chai lọ giầy dép và các loại rác dị vật gây hỏng máy.
Số rác sau tách thủ công sẽ được cào đẩy vào cửa tháp để rơi xuống hệ thống sàng tách phân trong tháp.

Tại công đoạn này rác trong tháp được tách làm ba dòng vật chất như sau:
1- Dòng vật chất hỗn hợp có kích thước to ( trên 40mm )
2- Dòng vật chất hỗn hợp kích thước nhỏ ( dưới 40mm )
3- Dòng vật chất hỗn hợp kích thước nhỏ ( dưới 0,5mm )

1.1- Dòng vật chất hỗn hợp to trên 40mm được rơi thẳng vào thiết bị nghiền côn trục đứng đặc chủng, các vật chất này dưới tác động của lực cơ học sẽ được nghiền vỡ nhỏ ( hưu cơ dạng hạt, củ, quả...) các vật chất dạng giẻ vải, nylon, bao bì...sẽ bị xé rách, giũ sạch nhưng không nát và thoát ra cửa ngang và vào sàng lồng quay. Các vật chất có kích thước nhỏ hơn lỗ sàng ( hữu cơ chiếm 90% ) sẽ rơi vào vít tả để vận chuyển đi qua hệ thống từ tính ( tách kim loại ) và được vít tải vận chuyển lên tháp ủ hữu cơ. Dòng vật chất trên sàng lồng quay ( nylon, giẻ cao su...) sẽ được cuốn đẩy thoát ra băng tách lọc thủ công, các dòng vật chất sẽ được phân loại thủ công để tách từng loại riêng biệt.

2.1- Dòng vật chất hỗn hợp có kích thước nhỏ dưới 40mm ( hữu cơ chiếm 85% ) tương đối đồng đều kích thước. Qua máng phân loại tỷ trọng, sỏi, đá, vỏ sò, ốc mảnh chai sành sứ......vv sẽ được tách và theo của riêng thoát ra ngoài mang đi san lấp. Phần còn lại theo máng định hướng rơi xuống vít tải chung với dòng vật chất dưới sàng lồng quay.

3.1- Dòng vật chất hỗn hợp kích thước nhỏ dưới 0,5mm có tỷ lệ bụi tro gạch, đất cát, nước cống rãnh đường phố do quét thu gom và một tỷ lệ rất nhỏ hữu cơ theo máng hứng thoát ra ngoài. Dòng vật chất này chiếm khoảng 15-20% trọng lượng và2-4% khối lượng rác đầu vào được san lấp hợp vệ sinh.

Tháp ủ hữu cơ : Tháp ủ kín theo công nghệ CVU có điều chỉnh phù hợp với điều kiện Việt Nam. Đây là công nghệ tái chế hữu cơ đang được áp dụng rộng rãi ở Châu Âu có nhiều ưu điểm như: không có mùi hôi, không có nước rỉ rác, rác hữu cơ phân huỷ hiếu khí trong tháp ủ kín với thời gian ngắn nhất 7-14 ngày.

Dòng vật chất hữu cơ tổng hợp sẽ được vít tải vận chuyển lên tháp ủ liên tục hằng ngày và cũng được lấy ra hằng ngày ở đáy tháp ( số lượng hữu cơ đã phân huỷ ). Số lượng hữu cơ này qua thiết bị đánh tơi và sàng lỗ mịn để lấy được mùn hữu cơ. Mùn hữu cơ sẽ được bán ( hoặc cho ) nông dân để ủ thành phân xanh hoặc bón ruộng ,vườn.

Dòng chất thải trơ ( giẻ, giấy, da cao su, chăn chiếu, cành cây...) các vật chất dễ cháy tách lọc ra từ sàn phân loại trên tháp và trong tháp được tập trung sang vị trí lò thiêu kết ( đốt ). Vì không đủ nhiều cho từng xe, từng tổ do vậy phải tập kết chờ đủ mới thiêu kết. Theo thực tế thì khoảng 2 ngày hoặc 3 ngày mới thiêu kết một lần.(ảnh)Dòng chất dẻo thải ( nylon, bao bì pp...) Được thu gom từ băng tách lọc thủ công gồm nhiều chủng loại, dòng vật chất này chiếm khoảng 3-7% tổng lượng rác đầu vào sẽ được làm sạch và bán cho các đại lý thu mua nhựa.( ảnh). Dòng vật chất khác được tách ra như : Kim loại ( sắt ) mảnh thuỷ tinh, hộp lon nhôm ... cũng được để riêng và bán cho các đại lý thu mua tái chế.V.8. Quy trình thu gom, vận chuyển chất thải nguy hại

II.2. Hoạt động thu gom và vận chuyển chất thải

- Khi nhận được yêu cầu vận chuyển chất thải, nhân viên quản lý sẽ thu thập các thông tin về chất thải (từ chủ nguồn thải,...) và đến địa điểm lưu trữ chất thải để kiểm tra.
Dựa trên những thông tin về chất thải nhân viên quản lý sẽ phân loại sơ bộ chất thải; vạch ra kế hoạch vận chuyển chất thải (thời gian, tuyến đường vận chuyển, phương pháp thu gom chất thải, loại xe sử dụng,...)
Nhân viên quản lý hướng dẫn cho đội thu gom, vận chuyển chất thải về tính chất nguy hại của chất thải, những điều cần lưu ý khi làm việc với loại chất thải này,...

- Đối với xe vận chuyển CTNH: Số lượng xe và thiết kế của xe được thực hiện đúng theo các quy định trong Thông tư 12:2011/TT-BTNMT ngày 14 tháng 4 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại.
- Trên cùng một chuyến xe, các CTNH khác nhau được vận chuyển cách ly riêng biệt, không vận chuyển cùng lúc các loại chất thải có khả năng tương tác với nhau sinh ra sản phẩm độc hại hay gây ra các sự cố cháy nổ.
- Các thông tin về hoạt động vận chuyển chất thải: thời gian vận chuyển, nguồn và số lượng chất thải, xe vận chuyển,... sẽ được chủ dự án (chủ vận chuyển) theo dõi và ghi chép cụ thể. Sau khi nhận chất thải người chịu trách nhiệm vận chuyển sẽ nhận các liên của Chứng từ CTNH theo quy định của Thông tư 12:2011/TT-BTNMT.

- Trên đường vận chuyển giữa nhân viên quản lý và nhân viên chịu trách nhiệm vận chuyển chất thải luôn đảm bảo có thể liên lạc với nhau phòng khi có sự cố xảy ra.V.8.2. Hoạt động tiếp nhận, phân loại và lưu kho
- Xe vận chuyển chất thải về nhà máy sẽ đưa chất thải về kho lưu trữ phù hợp theo hướng dẫn; nếu có vấn đề phát sinh nhân viên chịu trách nhiệm thu gom vận chuyển phải thông báo để nhân viên quản lý để có sự điều chỉnh kịp thời.
- Sau khi việc dỡ và xếp chất thải hoàn thành thì nhân viên chịu trách nhiệm vận chuyển thực hiện các công việc giấy tờ cần thiết như: ký xác nhận vào sổ theo dõi vận chuyển và giao các liên của Chứng từ CTNH cho nhân viên quản lý. Nhân viên quản lý kiểm tra và ký xác nhận hoàn thành việc vận chuyển chất thải.

- Chất thải được phân loại và lưu kho như sau:
 Chất thải công nghiệp không nguy hại được đưa vào Kho chứa chất thải không nguy hại và sản phẩm tái chế, sau đó chúng được phân loại thủ công và lưu trữ riêng biệt.
 Chất thải công nghiệp nguy hại được phân loại dựa theo các trạng thái rắn/lỏng/bùn và chất thải là thùng phuy; sau đó chúng được đưa về 03 kho chứa riêng biệt: kho chứa CTNH dạng rắn, kho chứa CTNH dạng lỏng (bùn cũng được lưu trữ trong kho CTNH dạng lỏng) và kho chứa thùng phuy.
 Tại mỗi kho chứa tiếp tục chia thành các khu vực nhỏ hơn để lưu trữ riêng biệt từng loại chất thải, cụ thể như sau: Trong kho lưu trữ CTNH lỏng phân chia thành 03 khu vực: khu chứa nhớt thải, khu chứa dung môi thải và khu chứa chất thải lỏng xử lý bằng phương pháp đốt.
 Trong kho chứa CTNH dạng rắn chia thành 04 khu vực: khu chứa bao bì nylon, khu chứa bóng đèn huỳnh quang, khu chứa linh kiện điện tử và khu chứa chất thải rắn xử lý bằng phương pháp đốt.
 Tại các khu vực lưu trữ CTNH đều được gắn các kí hiệu cảnh báo nguy hại.

Phân loại và tiền xử lý chất thải
Đối với xử lý chất thải công nghiệp và nguy hại thì công tác phân loại chất thải tốt ngay từ đầu nguồn phát sinh chất thải là điều rất quan trọng, nó sẽ giúp giảm bớt công đoạn, chi phí xử lý, giảm thiểu các tác động môi trường. Ngoài ra, về mặt quản lý, công tác phân loại chất thải đã được quy định tại điều 19 của nghị định 59/2007/NĐ-CP và khoản 3 điều 17 của 117/2010/NĐ – CP. Như vậy, khi nhà máy đi vào hoạt động thì công tác tư vấn, tuyên truyền cho các chủ nguồn phát sinh chất thải việc lưu trữ và phân loại sẽ được chú trọng và thực hiện thường xuyên.
Ngoài việc phân loại chất thải ngay từ đầu nguồn, chất thải sau khi tập kết ở khu vực phân loại sẽ được kiểm tra và phân loại lại thêm 1 lần nữa nhất là chất thải xử lý bằng công nghệ đốt (tránh tình trạng cháy, nổ không mong muốn khi đốt phối trộn các chất thải và phân loại thành các thành phần có thể tái chế (phế liệu) và chất thải công nghiệp - nguy hại. Sau đó, tùy theo công nghệ xử lý tương ứng chất thải sẽ được vận chuyển đến khu vực lưu trữ riêng biệt trước khi thực hiện việc tái chế hay xử lý. Quá trình phân loại có các dòng sản phẩm như sau:

- Chất thải có khả năng tái chế (nhựa, kim loại, giấy, nilon);
- Linh kiện điện, điện tử, ac quy và pin;
- Chất thải xử lý bằng phương pháp đốt có nhiệt lượng cao (giẻ lau, bao bì, cặn dầu,…);
- Chất thải xử lý bằng phương pháp đốt có nhiệt lượng trung bình và thấp (cặn sơn, bùn thải, …);
- Bóng đèn hình, bóng đèn huỳnh quang, compact;
- Dung môi thải, dầu nhớt thải các loại;
- Thùng, can, phuy sắt và nhựa các loại;
- Chất thải lỏng (nước thải) nguy hại và công nghiệp;

III. Phân tích tài chính

III.1 Bảng tổng mức đầu tư ban đầu (ĐVT:1,000đ) 

STT
HẠNG MỤC
GT
TRƯỚC THUẾ
VAT
GT
SAU THUẾ
I
Chi phí xây lắp
29,094,545
2,909,455
32,004,000
 
Hệ thống xử lý chất thải sinh hoạt
9,545,455
954,545
10,500,000
 
Lò đốt chất thải
8,400,000
840,000
9,240,000
 
Hệ thống tái chế nhớt
3,512,727
351,273
3,864,000
 
Hệ thống xử lý nước thải
1,909,091
190,909
2,100,000
 
Hệ thống hóa rắn
1,909,091
190,909
2,100,000
 
Các hệ thống phụ trợ khác
3,818,182
381,818
4,200,000
II
Chi phí máy móc thiết bị
7,361,455
736,145
8,097,600
 
Máy bơm nước
278,727
27,873
306,600
 
Máy xúc, ủi chuyên dụng 350CV
4,581,818
458,182
5,040,000
 
Máy phát điện 200 KVA
1,737,273
173,727
1,911,000
 
Tủ tài liệu, bàn ghế văn phòng, điện thoại …..
763,636
76,364
840,000
III
Chi phí quản lý dự án
773,396
77,340
850,735
IV
Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng
1,551,462
155,146
1,706,608
1
Chi phí lập dự án
461,345
46,134
507,479
2
Chi phí lập TKBVTC
167,915
16,791
184,706
3
Chi phí thẩm tra TKBVTC
52,254
5,225
57,479
4
Chi phí thẩm tra dự toán
67,208
6,721
73,929
5
Chi phí lập HSMT xây lắp
66,714
6,671
73,385
6
Chi phí lập HSMT mua sắm thiết bị
22,154
2,215
24,370
7
Chi phí giám sát thi công xây lắp
656,184
65,618
721,802
8
Chi phí giám sát lắp đặt thiết bị
57,688
5,769
63,457
V
Chi phí khác
1,384,123
138,412
1,522,535
1
Chi phí khoan địa chất
227,273
22,727
250,000
2
Chi phí bảo hiểm xây dựng
436,418
43,642
480,060
3
Chi phí kiểm toán
103,900
10,390
114,290
4
Chi phí thẩm tra phê duyệt quyết toán
66,532
6,653
73,185
5
Báo cáo đánh giá tác động môi trường
50,000
5,000
55,000
 
Chi phí sản xuất thí nghiệm
500,000
50,000
550,000
VI
Chi phí thuê đất, đền bù giải phóng mặt bằng
2,272,727
227,273
2,500,000
VII
CHI PHÍ DỰ PHÒNG
3,016,838
301,684
3,318,522
 
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ
45,454,545
4,545,455
50,000,000
   
III.2. Phân tích doanh thu
Bảng công suất xử lí rác sinh hoạt
 
  Thành phần
  Sản lượng
ĐVT
 
  Rác sinh hoạt

 

 
  Công suất /ngày
20
tấn/ngày
  Số ngày hoạt động
300
ngày
  Khối lượng rác sinh hoạt
6,000
tấn/năm
 
 Sau khi quan phân loại


 
  Rác đốt
4.800
tấn/năm
  Rác chôn lấp
1.200
tấn/năm
 
  Bảng công suất xử lí thu gom chất thải tái chế   
 Thành phần
   Sản lượng 
ĐVT 
Chất thải 

 
Dầu nhớt thải 
1,215
tấn/năm 
Bóng đèn quỳnh quang
 
 6
tấn/năm 
Thiết bị điện, điện tử
30
tấn/năm
Sản phẩm tái chế
 
 

Đuôi đèn
 
0.9
 
tấn/năm
Thủy tinh
55.8 
tấn/năm
Nhựa
150
tấn/năm 
Vật liệu san lấp mặt bằng và đem chôn lấp an toàn
900
 
tấn/năm
 
Sản phẩm dầu tái chế
 
360
 
tấn/năm
Sản phẩm mỡ bôi trơn
 
450
tấn/năm 
 
Bảng tổng hợp thương phẩm
 
 Tổng sản phẩm dự án
Tấn/năm
Đuôi đèn
0.9
Thủy tinh
55.8
Nhựa
150
Phế liệu thô (giấy, nhựa, sắt, nhôm, đồng…) đóng kiện
120
Vật liệu san lấp mặt bằng
450
Sản phẩm dầu tái chế
360
Sản phẩm mỡ bôi trơn
450

 Bảng Tổng hợp doanh thu 

                                                                              ĐVT: 1,000đ

 NĂM

 
 
 
 
STT
 TÊN SẢN PHẨM
1
2
3
4
5

 Công suất thực tế
60%
70%
80%
90%
100%
 1
  Đuôi đèn
1,125
1,591
1,836
2,086
2,341
 
 Khối lượng (tấn/ năm)
0.45
0.63
0.72
0.81
0.90
 
 Đơn giá/tấn
2,500
 2,525
2,550
2,576
2,602
 2
  Thủy tinh
 13,950
19,725
22,769
25,871
29,033
 
 Khối lượng (tấn/ năm)
27.90
 39.06
44.64
50.22
55.80
 
Đơn giá/tấn
500
505
510
515
520
  3
  Nhựa
225,000
1,515,000
1,530,150
1,545,452
1,560,906
  
Khối lượng (tấn/ năm)
75
500
500
500
500
  
Đơn giá/tấn
3,000
3,030
3,060
3,091
3,122
4
  Phế liệu thô
 144,000
339,360
391,718
445,090
499,490
 
 Khối lượng (tấn/ năm)
36
84
96
108
120
 
 Đơn giá/tấn
4,000
4,040
4,080
4,121
4,162
 5
Vật liệu san lấp mặt bằng
540,000
1,272,600
1,468,944
1,669,088
1,873,087
 
 Khối lượng (tấn/ năm)
135
315
360
405
450
 
 Đơn giá/tấn
4,000
4,040
4,080
4,121
4,162
6
 Sản phẩm dầu tái chế
2,160,000
5,090,400
5,875,776
6,676,350
7,492,349
 
 Khối lượng (tấn/ năm)
108
252
288
324
360
 
Đơn giá/tấn
20,000
20,200
20,402
20,606
20,812
7
 Sản phẩm mỡ bôi trơn
10,800,000
25,452,000
29,378,880
33,381,752
37,461,744
 
Khối lượng (tấn/ năm)
 135
315
360
405
450
 
 Đơn giá/tấn
80,000
80,800
81,608
 82,424
83,248
 
  TỔNG
13,884,075
33,690,676
38,670,073
43,745,689
48,918,951

Trong năm đầu đi vào hoạt động ước tính nhà máy chỉ hoạt động với công suất 60%, trong năm 2013 là 70%, từ năm 2017 trở đi nhà máy hoạt động với công suất 100%. Giả sử tỷ lệ trượt giá tăng 1%/năm.
Doanh thu = Công suất hoạt động x Sản lượng/ năm x Đơn giá 

Tổng doanh thu mỗi năm = (1) + (2) + (3)+ (4)+ (5)+(6)+(7)
 TT
Chỉ tiêu
1
Tổng mức đầu tư  (đồng)
50,000,000,000 đồng
2
Giá trị hiện tại thuần NPV
21,614,156,000 đồng
3
Tỷ suất hòan vốn nội bộ IRR
33%
4
Thời gian hoàn vốn
(bao gồm cả năm đầu tư xây dựng)
6 năm 5 tháng
 
 
 Đánh giá
Hiệu quả

Thời gian phân tích hiệu quả tài chính của dự án trong vòng đời 15 năm kể từ năm bắt đầu xây dựng đến năm thanh lý.

Dòng tiền thu vào bao gồm: tổng doanh thu hằng năm; nguồn thu từ vốn vay ngân hàng; giá trị tài sản đã khấu hao hết trong vòng 14 năm (không tính giá trị thanh lý cuối vòng đời dự án);

Dòng tiền chi ra gồm: các khoản chi đầu tư ban đầu mua sắm MMTB và chi phí hoạt động hằng năm (không bao gồm chi phí khấu hao), chi trả nợ vay ngân hàng gồm cả lãi vay và vốn gốc, tiền thuế nộp cho ngân sách Nhà Nước.Với suất sinh lời Chủ đầu tư kỳ vọng sẽ lớn hơn lãi vay để đảm bảo khả năng thanh toán nợ vay là re = 23%

Dựa vào kết quả ngân lưu vào và ngân lưu ra, ta tính được các chỉ số tài chính, và kết quả cho thấy:
Hiện giá thu nhập thuần của dự án là :NPV = 21,614,156,000 đồng > 0
Suất sinh lời nội bộ là: IRR = 33%
Thời gian hoàn vốn tính là 6 năm 5 tháng (bao gồm cả năm đầu tư MMTB)
Qua quá trình hoạch định, phân tích và tính toán các chỉ số tài chính trên cho thấy dự án mang lại lợi nhuận cao cho chủ đầu tư, suất sinh lời nội bộ cũng cao hơn sự kỳ vọng của nhà đầu tư ,và thời gian thu hồi vốn nhanh.

 

***Trên đây là tóm tắt sơ lược một số nội dung chính của dự án. Để được tư vấn cụ thể, vui lòng liên hệ  Hotline: 0903034381 - 0936260633

 

 

 

DỊCH VỤ LẬP DỰ ÁN Xem tất cả dự án