Dự án “Đầu tư xây dựng chuỗi nhà thuốc”

Dự án “Đầu tư xây dựng chuỗi nhà thuốc”

 Mô hình bán lẻ thuốc kiểu truyền thống hiện nay có từ lâu. Người kinh doanh chỉ cần thuê một dược sĩ đại học đứng tên chủ cơ sở, chịu trách nhiệm về mặt chuyên môn là có thể mở nhà thuốc. Trong một thời gian dài nó đã đáp ứng được nhu cầu của người bệnh, tuy nhiên với xu thế mới về tiêu dùng nó lại không còn phù hợp.

Thật vậy, do phần lớn dược sĩ đứng tên mang tính hình thức, nên việc bán thuốc giao lại cho một nhân viên bán lẻ chỉ có trình độ dược tá và người này thường không đủ chuyên môn để thẩm định những đơn thuốc kê không đúng quy định.
Phổ biến hơn, các nhân viên còn đóng luôn vai trò bác sĩ khi tự ý kê toa cho bệnh nhân hoặc đóng vai dược sĩ khi thay thế thuốc này bằng thuốc khác! Điều đó dẫn đến những hậu quả không lường hết.
Do chuyên môn hạn chế, nên nhân viên bán thuốc có thể nhầm thuốc này sang thuốc khác.
Kinh doanh thuốc độc lập cũng thường gắn với việc mua bán thuốc trôi nổi, không có nguồn gốc, có thể khiến người tiêu dùng bị tai biến thuốc nếu đó là thuốc giả, kém chất lượng. Do hạn chế với nguồn vốn, nên những nhà thuốc này cũng khó thực hiện đầy đủ những tiêu chuẩn kinh doanh thuốc về mặt bằng, điều kiện bảo quản thuốc, cập nhật kiến thức chuyên môn cho nhân viên… 

Xu thế hình thành Chuỗi nhà thuốc là hướng đi cần thiết trong tương lai, với các ưu điểm vượt trội so với nhà thuốc truyền thống.

 Ở nước ngoài, mô hình chuỗi nhà thuốc đã quá quen thuộc, chẳng hạn Walgreen (Mỹ), Watson (Thái Lan), Mercury (Philippines), những chuỗi lớn có đến 6.000 hiệu thuốc, nhỏ cũng có 500 – 600, tạo nên những thương hiệu uy tín đối với người tiêu dùng.

Các chuyên gia trong ngành kinh doanh dược phẩm cho biết kinh doanh chuỗi nhà thuốc có nhiều ưu điểm và lợi thế so với kiểu bán thuốc độc lập hiện nay.
Thứ nhất, do “mua buôn, bán lẻ” nên sản phẩm đến tay người tiêu dùng đều có chất lượng, khỏi mặc cả về giá. Sau đó, do sản phẩm kinh doanh có nguồn gốc hẳn hoi, nên người tiêu dùng không sợ mua nhầm sản phẩm giả, kém chất lượng.
Ở nước ta, kinh doanh chuỗi nhà thuốc được khuyến khích vì qua đó mới dễ đạt được chuẩn GPP, tiêu chuẩn nhằm tăng cường bảo vệ lợi ích của bệnh nhân, cung cấp thuốc bảo đảm chất lượng với đầy đủ tư vấn thích hợp, góp phần đẩy mạnh việc kê đơn phù hợp, sử dụng thuốc an toàn hợp lý.
Theo chuẩn này, dược sĩ đại học phải thường xuyên có mặt khi nhà thuốc hoạt động, trực tiếp tham gia bán các thuốc phải kê đơn, tư vấn cho người mua, liên hệ với bác sĩ kê đơn trong các trường hợp cần thiết để giải quyết các tình huống xảy ra.
Ngoài ra, chuẩn GPP cũng quy định về phòng ốc và khu vực tư vấn riêng cho bệnh nhân (các nhà thuốc hiện nay không có), kho bảo quản thuốc riêng, có nhiệt kế và ẩm kế để kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm.
Lập chuỗi nhà thuốc, làm GPP để cạnh tranh với nước ngoài
Theo các chuyên gia cao cấp dược học, sau khi nước ta gia nhập WTO và mở cửa thị trường bán lẽ dược phẩm, một trong những kịch bản của ngành dược là các công ty nước ngoài sẽ nhảy vào kinh doanh và hình thành chuỗi nhà thuốc, “đè bẹp” tất cả các cửa hàng kinh doanh dược phẩm truyền thống hiện nay.
Điều này hoàn toàn có cơ sở vì với bề dày kinh nghiệm làm ăn, những Walgreen, Watson, Mercury không mấy khó khăn tạo ra những bản sao tại Việt Nam theo mô hình có sẵn ở nước ngoài.
I. Địa điểm xây dựng. 
Phát triển hệ thống chuỗi nhà thuốc sẽ ưu tiên triển khai trên địa bàn các quận 12, Tân Bình và Tân Phú.

II. Mục tiêu dự án. 

1. Mục tiêu chung. 
  • Chất lượng và nguồn gốc của sản phẩm.
  • Giá hợp lý. Tư vấn và hướng dẫn sử dụng thuốc An toàn – Hiệu quả – Hợp lý.
  • Thái độ phục vụ ân cần và chuyên nghiệp của đội ngũ nhân viên bán thuốc.
  • Phấn đấu trở thành một trong những chuỗi nhà thuốc tốt tại Việt Nam.
  • Xây dựng Chuỗi nhà thuốc với mục tiêu góp sức cùng ngành dược xây dựng hệ thống chuỗi cửa hàng bán lẻ dược phẩm, sản phẩm chăm sóc sức khỏe hiện đại, thân thiện và chuyên nghiệp.
  • Hình thành chuỗi nhà thuốc mang tính chuyên nghiệp là tiêu chuẩn hàng đầu để dự án đảm bảo chất lượng chuyên môn. Đảm bảo chất lượng phục vụ Khách hàng luôn ở mức cao nhất.
  • Dự án luôn hướng đến sự trung thực, tư vấn đúng và đủ cho khách hàng. Nhất quán mọi hoạt động từ suy nghĩ đến hành động. 

2. Mục tiêu cụ thể. 
  • Trên cơ sở 2 cửa hàng hiện có, hình thành thêm chuỗi nhà thuốc với tổng số lượng khoảng 18 cửa hàng, nâng tổng số nhà thuốc trong hệ thống lên 20 nhà thuốc.
  • Địa bàn phát triển chuỗi nhà thuốc tập trung vào các Quận Tân Bình, Tân Phú và Quận 12. Đây được xem là cửa ngõ ra vào thành phố của người dân miền Tây Nam bộ.
  • Nâng cao thu nhập cho nhà đầu tư và mang lại hiệu quả kinh doanh.
  • Dự án cam kết hiệu quả sinh lời cho nhà đầu tư và phát huy hiệu quả nguồn vốn ủy thác kinh doanh của các nhà đầu tư. 

III. Quy mô đầu tư của dự án. 
Dự án đầu tư 18 cửa hàng kinh doanh thuốc Tây đến năm 2018. Với tiến độ thực hiện như sau:
  1. Năm 2017: Mở 3 cửa hàng.
  2. Năm 2018: Mở thêm 15 của hàng, để đạt tổng số lượng cửa hàng là 18. 

IV. Nguồn vốn dự kiến đầu tư của dự án. 
Tổng mức đầu tư của dự án: 21.989.768.000 đồng. Trong đó:
  • Vốn tự có: 4.889.768.000 đồng.
  • Vốn kêu gọi đầu tư : 17.100.000.000 đồng. 

V. Các thông số tài chính của dự án. 

3.1. Kế hoạch hoàn trả vốn vay. 

Kết thúc năm đầu tiên phải tiến hành trả nợ gốc thời gian trả nợ trong vòng 4 năm của dự án, trung bình mỗi năm trả 2,1 tỷ đồng. Theo phân tích khả năng trả nợ của phụ lục tính toán cho thấy, khả năng trả được nợ là rất cao. Trung bình dự án có khoảng 247% trả được nợ. 

3.2. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn giản đơn. 

Khả năng hoàn vốn giản đơn: Dự án sẽ sử dụng nguồn thu nhập sau thuế và khấu hao cơ bản của dự án để hoàn trả vốn vay.
KN hoàn vốn = (LN sau thuế + khấu hao)/Vốn đầu tư.
Theo phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn của dự án (phần phụ lục) thì chỉ số hoàn vốn của dự án là 2,49 lần, chứng tỏ rằng cứ 1 đồng vốn bỏ ra sẽ được đảm bảo bằng 2,49 đồng thu nhập. Dự án có đủ khả năng tạo vốn cao để thực hiện việc hoàn vốn.
Thời gian hoàn vốn giản đơn (T): Theo (Bảng phụ lục tính toán) ta nhận thấy đến năm thứ 7 đã thu hồi được vốn và có dư, do đó cần xác định số tháng của năm thứ 6 để xác định được thời gian hoàn vốn chính xác.
Số tháng = Số vốn đầu tư còn phải thu hồi/thu nhập bình quân năm có dư.
Như vậy thời gian hoàn vốn của dự án là 5 năm 3 tháng kể từ ngày hoạt động. 

3.3. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn có chiết khấu. 
Khả năng hoàn vốn và thời điểm hoàn vốn được phân tích cụ thể ở bảng phụ lục tính toán của dự án. Như vậy PIp = 1,62 cho ta thấy, cứ 1 đồng vốn bỏ ra đầu tư sẽ được đảm bảo bằng 1,62 đồng thu nhập cùng quy về hiện giá, chứng tỏ dự án có đủ khả năng tạo vốn để hoàn trả vốn.
Thời gian hoàn vốn có chiết khấu (Tp) (hệ số chiết khấu 7,56%).
Theo bảng phân tích cho thấy đến năm thứ 8 đã hoàn được vốn và có dư. Do đó ta cần xác định số tháng cần thiết của năm thứ 7.
Kết quả tính toán: Tp = 6 năm 5 tháng tính từ ngày hoạt động. 

3.4. Phân tích theo phương pháp hiện giá thuần (NPV). 
Hệ số chiết khấu mong muốn 7,56%/năm.
Theo bảng phụ lục tính toán NPV = 11.822.387.000 đồng. Như vậy chỉ trong vòng 10 năm của thời kỳ phân tích dự án, thu nhập đạt được sau khi trừ giá trị đầu tư qui về hiện giá thuần là: 11.822.387.000 đồng > 0 chứng tỏ dự án có hiệu quả cao. 

3.5. Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR). 
Theo phân tích được thể hiện trong bảng phân tích của phụ lục tính toán cho thấy IRR = 21,79% > 7,56% như vậy đây là chỉ số lý tưởng, chứng tỏ dự án có khả năng sinh lời cao.
Ngoài ra, theo khả năng phân tích của dự án. Đối với nhà đầu tư, ngoài việc được hưởng lãi suất vay là 8%/năm còn được chia lợi nhuận trung bình hàng năm là khoảng 19%. Như vậy tổng lợi nhuận hàng năm là khoảng 27%. Đây là lợi nhuận tương đối cao so với mặt bằng kinh doanh hiện nay trên thị trường.
 

DỊCH VỤ LẬP DỰ ÁN Xem tất cả dự án