Dự án đầu tư Xây dựng Trạm dừng chân tỉnh Gia Lai

Dự án đầu tư Xây dựng Trạm dừng chân tỉnh Gia Lai

I. Sự cần thiết đầu tư
Trạm dừng chân là công trình thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thực hiện chức năng phục vụ người và phương tiện dừng, nghỉ trong quá trình tham gia giao thông trên các tuyến vận tải đường bộ.
Như vậy, xét thấy toàn tỉnh Gia Lai nói chung và dọc tuyến quốc lộ 14 đi qua tỉnh Gia Lai nói riêng hiện nay chưa có trạm dừng chân nào mang tính chuyên nghiệp và tập trung nên Công ty quyết định đầu tư xây dựng Trạm dừng chân. Dự án này trước hết xuất phát từ nhu cầu thực tế của người dân cũng như phù hợp với điều kiện địa lý, cảnh quan môi trường xung quanh. Bên cạnh đó, dự án còn được hình thành từ yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Gia Lai và phù hợp với chính sách phát triển bền vững, chính sách phát triển hạ tầng giao thông, nâng cao chất lượng phục vụ, đảm bảo an toàn mà chính phủ cũng như tỉnh đã định hướng. Ngoài ra còn tạo thêm một điểm du lịch văn hóa, một công trình kiến trúc đặc sắc tại tỉnh Gia Lai, góp phần giải quyết việc làm và thu nhập ổn định cho lao động của địa phương.

II. Quy mô và phương án kỹ thuật

II.1. Quy mô xây dựng
- Tổng diện tích khu đất : 27,123 m2
- Diện tích xây dựng : 21,298 m2
- Mật độ xây dựng : 78.5%
II.2. Tiêu chí xây dựng trạm dừng chân
Theo thông tư số 24/2010/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải: Quy định về bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, có 3 loại trạm dừng chân theo từng tiêu chí như sau:

II.3. Tiêu chuẩn thiết kế mặt bằng
+ Phù hợp với quy hoạch được duyệt.
+ Thuận tiện về giao thông.
+ Địa thế cao, bằng phẳng, thoát nước tốt.
+ Đảm bảo các quy định an toàn và vệ sinh môi trường.
+ Không gần các nguồn chất thải độc hại.
+ Đảm bảo có nguồn thông tin liên lạc, cấp điện, cấp nước từ mạng lưới cung cấp chung.

II.4. Định hướng đầu tư xây dựng trạm dừng
II.4.1. Định hướng phát triển không gian và phân khu chức năng

Xét theo mục V.2.2. Tiêu chí xây dựng trạm dừng chân, thì trạm dừng chân Tường Ân Gia Lai sẽ được xây dựng theo loại 1 vì có diện tích 21,298 m2 trên khu đất có tổng diện tích là: 27,123 m2 (do lớn hơn tiêu chí 10,000m2).
Như vậy Trạm dừng chân Tường Ân Gia Lai sẽ được chia làm 2 khu:
+ Khu A: Bãi xe, Garage, nhà ăn phục vụ ăn uống bình dân.
+ Khu B: Nhà nghỉ, nhà hàng, các gian hàng trưng bày và bán những đặc sản đặc trưng, phòng vé các tuyến xe, nơi nhận ký gởi vận chuyển hàng hóa.

II.4.2. Định hướng các chức năng hoạt động
Xây dựng một trạm dừng chân vừa hiện đại, chuyên nghiệp nhưng bình dân, tạo nên một hình ảnh, một tổ hợp khu nghỉ chân mang đậm bản sắc văn hóa sinh thái Tây Nguyên.

II.4.3. Định hướng quy mô phục vụ

Quy mô phục vụ: 2,500 lượt khách/ngày.

III. Các Giải pháp thực hiện

III.1. Phương án quy hoạch mặt bằng tổng thể
Quy hoạch tổng thể các khối công trình của trạm dừng chân bao gồm các hạng mục sau:

STT
HẠNG MỤC
Đơn vị
Diện tích
Giai đoạn 1
 m2
14,193
1
Văn phòng điều hành
 m2
55
2
Nhà ăn
 m2
1,170
3
Sảnh
 m2
730
4
Nhà bếp+ phục vụ
 m2
225
5
Garage
 m2
150
7
Nhà vệ sinh A
 m2
203
8
Nhà vệ sinh B
 m2
160
9
Sân đường nội bộ
 m2
11,500
Giai đoạn 2
 m2
7,105
1
Nhà rông
 m2
40
2
Nhà nghỉ
 m2
138
3
Nhà hàng
 m2
270
4
Kiot bán hàng
 m2
792
5
Hồ phun nước
 m2
110
6
Sân đường nội bộ
 m2
5,755

III.2. Phương án thiết kế kiến trúc
+ Nhà ăn:
Không gian rộng rãi, thoáng mát, hợp vệ sinh. Diện tích tối thiểu cho 1 thực khách là 1m2/thực khách.

+ Nhà vệ sinh:
Khu vệ sinh được bố trí phù hợp so với các khu chức năng khác, đáp ứng nhu cầu sử dụng của hành khách, đảm bảo vệ sinh, không gây ô nhiễm môi trường.
Khu vệ sinh được thiết kế với diện tích 2m2/xí và có chậu rửa riêng biệt.
Phòng vệ sinh nam và nữ được tách riêng biệt, lối vào nhà vệ sinh thông thoáng, không đọng nước, chiều cao của nhà vệ sinh phù hợp nhu cầu sử dụng.
Có 1 phòng vệ sinh đảm bảo cho người khuyết tật sử dụng với tiêu chuẩn phù hợp.

+ Nhà bếp + phục vụ:
Nhà bếp + phục vụ được thiết kế độc lập với các khu chức năng khác, dây chuyền hoạt động 1 chiều hợp vệ sinh.
Khu vực chia thức ăn có cửa mở trực tiếp với nhà ăn.

+ Bãi đậu xe:
Bãi đỗ xe được xây dựng ở ngoài công trình, được lát nhựa. Diện tích trung bình cho mỗi ô là từ 18 – 25 m2.

+ Nhà hàng:
Thiết kế theo tiêu chuẩn diện tích tối thiểu cho một thực khách từ 1.4 m2 – 1.8 m2 cho một thực khách, đảm bảo tốt nhất sự thư giản và thoải mái cho thực khách cũng như là chỗ đi lại cho nhân viên phục vụ.
Khu vực chế biến của nhà hàng được thiết kế một cách hiệu quả không ảnh hưởng đến không gian bếp cũng như chất lượng phục vụ

IV. Phân tích tài chính

TT
Chỉ tiêu
 
1
Tổng mức đầu tư
34,790,102,000 đồng
2
WACC
15%
3
Giá trị hiện tại thuần NPV
78,081,586,000 đồng
4
Tỷ suất hoàn vốn nội bộ IRR (%)
37%
5
Thời gian hoàn vốn
6 năm 1 tháng 16 ngày
 
Đánh giá
Hiệu quả

Trên đây là kết quả phân tích hiệu quả sử dụng vốn với hiện giá thu nhập thuần của dự án là :NPV = 78,081,586,000 đồng >0. Suất sinh lợi nội tại là: IRR = 37%> WACC. Thời gian hoàn vốn tính là 6 năm 1 tháng 16 ngày

Dự án có suất sinh lợi nội bộ và hiệu quả đầu tư khá cao.
Qua quá trình hoạch định, phân tích và tính toán các chỉ số tài chính trên cho thấy dự án mang lại lợi nhuận cao cho chủ đầu tư, suất sinh lời nội bộ cũng cao hơn sự kỳ vọng của nhà đầu tư, và khả năng thu hồi vốn nhanh.

***Trên đây là tóm tắt sơ lược một số nội dung chính của dự án. Để được tư vấn cụ thể, vui lòng liên hệ  Hotline: 0903034381 - 0936260633

 

DỊCH VỤ LẬP DỰ ÁN Xem tất cả dự án