Mô hình Cá Tầm – Cá Hồi vân tại xã Tênh Phông, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên

Mô hình Cá Tầm – Cá Hồi vân tại xã Tênh Phông, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên

Địa điểm mô hình:
Bản Ten Hon, Xã Tênh Phông, Huyện Tuần Giáo, Tỉnh Điện Biên

 

Qua một thời gian nghiên cứu, khảo sát Ban lãnh đạo công ty Công ty TNHH Sơn Hạnh Tuần Giáo đã chọn mô hình nuôi cá hồi, cá tầm ở xã vùng cao Tênh Phông, huyện Tuần Giáo là một định hướng phát triển của Công ty. Do điều kiện tự nhiên, khí hậu nơi đây mát mẻ quanh năm, không khí trong lành, rừng được bảo vệ tốt, nhất là tại bản Ten Hon có một thác nước rất đẹp, nước trong - nơi có khí hậu gần tương đồng với huyện Sapa, tỉnh Lào Cai – nơi phát triển về nuôi cá nước lạnh.


Nguồn nước và cơ sở bể lọc nước và nuôi cá tầm – cá hồi vân tại Tênh Phông

Công ty quyết định xin phép các sở, ngành, đơn vị liên quan, đồng thời thuê cán bộ chuyên môn khảo sát kỹ lưỡng địa chất, địa mạo, nguồn nước ở khu vực thác Tênh Phông; đầu tư ban đầu là 2,5 tỷ đồng để cải tạo khu vực chân thác, xây dựng bể nuôi; mua, thả nuôi 6.500 con cá hồi và 5.000 con cá tầm giống. Sau hơn 8 tháng chăm sóc, cá hồi, cá tầm thương phẩm đầu tiên đã cho thu hoạch. Cá hồi thương phẩm nuôi tại Tênh Phông được Công ty bán với giá 300.000 đồng/kg; cá tầm 200.000 đồng/kg. Từ khi có cá hồi thương phẩm, Công ty mở chuỗi Nhà hàng Cá hồi Tênh Phông tại thị trấn Tuần Giáo và Thành phố Điện Biên Phủ nhằm phục vụ nhu cầu khách hàng.


Sản phẩm từ cá Hồi Vân của Chuỗi nhà hàng

Trong quá trình triển khai thực hiện, Công ty Sơn Hạnh đã được Chi cục Quản lý Chất lượng Nông Thủy sản và các đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT giúp đỡ hướng dẫn thực hiện xây dựng và phát triển mô hình theo hướng chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn. Năm 2016, Công ty nuôi 17 ngàn con, trong đó 12.000 con giống cá hồi, 5000 con cá tầm. Sau 8 tháng nuôi trồng, mỗi con cá có trọng lượng từ 1,2 kg đến 1,5 kg. Sản lượng thu được trên 2 tấn cá thương phẩm. Cá tầm, cá hồi nuôi tại chân thác bản Ten Hon, xã Tênh Phông, huyện Tuần Giáo được Chi cục Quản lý Chất lượng Nông, Lâm và Thủy sản lấy mẫu kiểm nghiệm các chỉ tiêu an toàn thực phẩm cho kết quả đảm bảo an toàn thực phẩm theo quy định. Sau khi Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản tỉnh đánh giá điều kiện đảm bảo chất lượng trong sản xuất, kinh doanh cá tầm cá hồi và lấy mẫu cá tầm, cá hồi phân tích đã cấp giấy xác nhận “Sản phẩm chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn” theo số 04/XNC/2017.

Mô hình nuôi cá hồi, cá tầm an toàn ở xã Tênh phông, huyện Tuần Giáo do công ty TNHH Sơn Hạnh Tuần Giáo thực hiện thành công, là mô hình nuôi thủy sản đầu tiên của tỉnh được cấp giấy xác nhận về “sản phẩm chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn”; mở ra hướng phát triển sản xuất nghề nuôi cá nước lạnh của huyện nói riêng và của tỉnh nói chung tạo ra thực phẩm hàng hóa chất lượng cao, sản phẩm đặc thù bổ dưỡng cho sức khỏe con người, hiệu quả kinh tế cao.

Bên cạnh đó tận dụng điều kiện khí hâụ để phát triển nuôi cá nước lạnh đem lại nguồn thu cho công ty, công ty cũng góp phần tạo công ăn việc làm cho bà con trong xã, trong huyện.

Nguồn: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Điện Biên.

 

DỊCH VỤ LẬP DỰ ÁN