I.1. Sự cần thiết đầu tư dự án
Đi đôi với sự phát triển là những sức ép xung quanh vấn đề môi trường, nhất là vấn đề chất thải rắn. Theo dự báo đến năm 2015, lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh ở địa bàn huyện Gia Viễn là trên 14,000 tấn/năm, lượng chất thải công nghiệp nguy hại là 16.7 tấn/năm (Nguồn: Báo cáo Quy hoạch mạng lưới thu gom, điểm trung chuyển và xử lý chất thải rắn huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình). Mặc dù thời gian qua các cấp ngành đã quan tâm tới công tác quản lý môi trường nhưng công tác này đặc biệt là với chất thải rắn vẫn còn nhiều bất cập. Hiện tại huyện Gia Viễn chưa có khu xử lý chất thải rắn tập trung, vẫn còn 9/12 xã chưa có tổ đội thu gom chất thải rắn, các trang thiết bị hiện có còn thô sơ và thiếu (chủ yếu dùng các xe cải tiến tự chế)... Công tác xử lý chất thải rắn tại các xã không đảm bảo vệ sinh môi trường, chất thải rắn chỉ được đổ tự nhiên ra các bãi rác tự phát trên địa bàn. Tình trạng xả thải rác bừa bãi, hiệu suất thu gom rác thấp cộng thêm thiếu đầu tư cho các bãi tập kết, các khu xử lý chất thải rắn và sự vận hành bãi chôn lấp không đúng quy trình kỹ thuật chính là nguồn phát sinh và gây bệnh tật đối với cộng đồng trên địa bàn huyện Gia Viễn.
Dự án được triển khai sẽ đáp ứng được các nhu cầu và mục tiêu sau:
- Giải quyết tình trạng thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt không đảm bảo vệ sinh như hiện tại, bảo đảm cảnh quan môi trường và chất lượng cuộc sống.
- Phân loại và giảm thiểu ô nhiễm môi trường ngay từ các nguồn phát sinh chất thải sinh hoạt và công nghiệp trên địa bàn huyện Gia Viễn.
- Thu gom, vận chuyển, lưu trữ, xử lý, tái chế, tiêu huỷ chất thải công nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Bình và các tỉnh lân cận góp phần tăng cường công tác xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường nói chung và quản lý chất thải nói riêng.
- Thúc đẩy phát triển các hoạt động tái sử dụng, tái chế và tiêu hủy chất thải góp phần giảm thiểu lượng chất thải, hạn chế chôn lấp, tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường và sức khỏe nhân dân vì mục tiêu phát triển bền vững.
- Xây dựng nhà máy xử lý chất thải sinh hoạt và công nghiệp có công nghệ tiên tiến, đồng bộ đảm bảo đầy đủ các quy định về bảo vệ môi trường theo tiêu chuẩn/quy chuẩn môi trường và hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 14001:2004, ISO 9001:2008, OHSAS 18001:2007.
- Giải quyết việc làm cho người lao động tại địa phương, tăng ngân sách.
- Giúp các cơ quan quản lý tại địa phương có những định hướng và phát triển trong công tác quản lý chất thải, nâng cao nhận thức người dân về bảo vệ môi trường.
I.2. Mục tiêu của dự án
Xử lý chất thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn huyện Gia Viễn;
Thu gom, tái chế dầu thải trong tỉnh Ninh Bình và các tỉnh thành lân cận;
Thu gom, phân loại chất thải công nghiệp trong tỉnh Ninh Bình và các tỉnh thành lân cận; góp phần vào công tác quản lý chất thải công nghiệp trên các địa bàn này;
Hoạt động kinh doanh hiệu quả đem lại lợi ích kinh tế cho chủ dự án cũng như làm tăng ngân sách của tỉnh Ninh Bình; tạo thêm công ăn việc làm và thu nhập cho người dân địa phương;
Đảm bảo chất lượng môi trường tại khu vực thực hiện dự án.
I.3 Quy mô đầu tư
I.3.1. Quy mô công suất
Các hạng mục công trình của dự án bao gồm các hạng mục công trình chính và một số công trình phụ trợ khác. Các công trình được xây dựng trên cơ sở tuân thủ nghiêm chỉnh theo các quy định xây dựng của nhà nước và của tỉnh Ninh Bình.
(1). Các công trình chính
Hệ thống xử lý chất thải sinh hoạt (công suất 20 tấn/ngày);
Hệ thống lò đốt chất thải (công suất 1000 kg/giờ);
Hệ thống tái chế dầu nhớt thải (công suất 06 tấn/ngày);
Hệ thống tái chế, sản xuất mỡ bôi trơn (công suất 02 tấn/ngày);
Hệ thống xử lý, phá dỡ bóng đèn huỳnh quang (công suất 200 kg/ngày);
Hệ thống thu hồi và xử lý thiết bị điện, điện tử (công suất 01 tấn/ngày);
Hệ thống tái chế nhựa (công suất 5 tấn/ngày).
(2). Các công trình phụ trợ
Các hạng mục phụ trợ của dự án bao gồm:
Khu tiếp nhận và phân loại chất thải sinh hoạt;
Khu tiếp nhận và phân loại chất thải công nghiệp nguy hại
Khu lưu trữ chất thải không nguy hại;
Khu xử lý nước thải, công suất 50 m3/ngày;
Khu đóng rắn chất thải, công suất 1 tấn/ngày;
Khu tập kết xe;
Nhà điều hành, nhà nghỉ, nhà ăn, nhà bảo vệ;
Bể ngầm chứa nước phòng cháy chữa cháy, đài nước sạch;
Nhà vệ sinh công nhân;
Hệ thống giao thông, sân đường nội bộ;
Tường rào, cây xanh, hòn non bộ, tiểu cảnh.
I.3.2. Quy mô diện tích
(1). Phân bố chức năng của dự án
- Đất xây dựng nhà máy
- Đất khu kỹ thuật
- Đất kho bãi
- Đất văn phòng
- Đất giao thông
- Đất tường rào, cây xanh
(2).Giải pháp kiến trúc xây dựng
Giải pháp kiến trúc xây dựng cho các hạng mục công trình nhà máy, kho bãi cơ bản là móng cột bê tông cốt thép (BTCT), hệ khung thép nhà tiền chế lắp ghép, mái lợp tole, nền bê tông và tường bao che xây gạch.
Giải pháp kiến trúc xây dựng cho các hạng mục văn phòng có số tầng xây dựng là 2 tầng là nhà bê tông cốt thép, nền bê tông lát gạch men và tường bao che xây gạch.
Tường bao xung quanh nhà máy là tường xây gạch có cổng ra vào, các cột trụ để giăng dây thép gai và bố trí hệ thống đèn chiếu sáng bảo vệ.
II. Phương án kỹ thuật - Công nghệ
II.1. Phân loại và tái chế
Rác thải sinh hoạt được thu gom có định hướng từ các khu vực trong thôn xã, trong thị trấn, hoặc trong khu đô thị bằng xe đẩy tay chuyên dùng được vận chuyển về trạm xử lý rác. Tại đây xe vận chuyển được đưa vào khu vực tập kết để kiểm soát bằng trực quan nhằm loại bỏ rác dị vật hoặc rác là vật liệu cháy nổ ( hoặc để cân nếu có ) sau đó xe vận chuyển được đưa vào thiết bị nâng hạ và được nâng lên đổ vào sàn tháp tách lọc.
Tại sàn tiếp nhận trên tháp, rác thải được kiểm soát và tách lọc thủ công nhằm loại ra rác thải cá biệt như : Cành cây, chăn chiếu, vỏ xe, chai lọ giầy dép và các loại rác dị vật gây hỏng máy.
Số rác sau tách thủ công sẽ được cào đẩy vào cửa tháp để rơi xuống hệ thống sàng tách phân trong tháp.
Tại công đoạn này rác trong tháp được tách làm ba dòng vật chất như sau:
1- Dòng vật chất hỗn hợp có kích thước to ( trên 40mm )
2- Dòng vật chất hỗn hợp kích thước nhỏ ( dưới 40mm )
3- Dòng vật chất hỗn hợp kích thước nhỏ ( dưới 0,5mm )
1.1- Dòng vật chất hỗn hợp to trên 40mm được rơi thẳng vào thiết bị nghiền côn trục đứng đặc chủng, các vật chất này dưới tác động của lực cơ học sẽ được nghiền vỡ nhỏ ( hưu cơ dạng hạt, củ, quả...) các vật chất dạng giẻ vải, nylon, bao bì...sẽ bị xé rách, giũ sạch nhưng không nát và thoát ra cửa ngang và vào sàng lồng quay. Các vật chất có kích thước nhỏ hơn lỗ sàng ( hữu cơ chiếm 90% ) sẽ rơi vào vít tả để vận chuyển đi qua hệ thống từ tính ( tách kim loại ) và được vít tải vận chuyển lên tháp ủ hữu cơ. Dòng vật chất trên sàng lồng quay ( nylon, giẻ cao su...) sẽ được cuốn đẩy thoát ra băng tách lọc thủ công, các dòng vật chất sẽ được phân loại thủ công để tách từng loại riêng biệt.
2.1- Dòng vật chất hỗn hợp có kích thước nhỏ dưới 40mm ( hữu cơ chiếm 85% ) tương đối đồng đều kích thước. Qua máng phân loại tỷ trọng, sỏi, đá, vỏ sò, ốc mảnh chai sành sứ......vv sẽ được tách và theo của riêng thoát ra ngoài mang đi san lấp. Phần còn lại theo máng định hướng rơi xuống vít tải chung với dòng vật chất dưới sàng lồng quay.
3.1- Dòng vật chất hỗn hợp kích thước nhỏ dưới 0,5mm có tỷ lệ bụi tro gạch, đất cát, nước cống rãnh đường phố do quét thu gom và một tỷ lệ rất nhỏ hữu cơ theo máng hứng thoát ra ngoài. Dòng vật chất này chiếm khoảng 15-20% trọng lượng và2-4% khối lượng rác đầu vào được san lấp hợp vệ sinh.
Tháp ủ hữu cơ : Tháp ủ kín theo công nghệ CVU có điều chỉnh phù hợp với điều kiện Việt Nam. Đây là công nghệ tái chế hữu cơ đang được áp dụng rộng rãi ở Châu Âu có nhiều ưu điểm như: không có mùi hôi, không có nước rỉ rác, rác hữu cơ phân huỷ hiếu khí trong tháp ủ kín với thời gian ngắn nhất 7-14 ngày.
Dòng vật chất hữu cơ tổng hợp sẽ được vít tải vận chuyển lên tháp ủ liên tục hằng ngày và cũng được lấy ra hằng ngày ở đáy tháp ( số lượng hữu cơ đã phân huỷ ). Số lượng hữu cơ này qua thiết bị đánh tơi và sàng lỗ mịn để lấy được mùn hữu cơ. Mùn hữu cơ sẽ được bán ( hoặc cho ) nông dân để ủ thành phân xanh hoặc bón ruộng ,vườn.
Dòng chất thải trơ ( giẻ, giấy, da cao su, chăn chiếu, cành cây...) các vật chất dễ cháy tách lọc ra từ sàn phân loại trên tháp và trong tháp được tập trung sang vị trí lò thiêu kết ( đốt ). Vì không đủ nhiều cho từng xe, từng tổ do vậy phải tập kết chờ đủ mới thiêu kết. Theo thực tế thì khoảng 2 ngày hoặc 3 ngày mới thiêu kết một lần.(ảnh)Dòng chất dẻo thải ( nylon, bao bì pp...) Được thu gom từ băng tách lọc thủ công gồm nhiều chủng loại, dòng vật chất này chiếm khoảng 3-7% tổng lượng rác đầu vào sẽ được làm sạch và bán cho các đại lý thu mua nhựa.( ảnh). Dòng vật chất khác được tách ra như : Kim loại ( sắt ) mảnh thuỷ tinh, hộp lon nhôm ... cũng được để riêng và bán cho các đại lý thu mua tái chế.V.8. Quy trình thu gom, vận chuyển chất thải nguy hại
II.2. Hoạt động thu gom và vận chuyển chất thải
- Khi nhận được yêu cầu vận chuyển chất thải, nhân viên quản lý sẽ thu thập các thông tin về chất thải (từ chủ nguồn thải,...) và đến địa điểm lưu trữ chất thải để kiểm tra.
Dựa trên những thông tin về chất thải nhân viên quản lý sẽ phân loại sơ bộ chất thải; vạch ra kế hoạch vận chuyển chất thải (thời gian, tuyến đường vận chuyển, phương pháp thu gom chất thải, loại xe sử dụng,...)
Nhân viên quản lý hướng dẫn cho đội thu gom, vận chuyển chất thải về tính chất nguy hại của chất thải, những điều cần lưu ý khi làm việc với loại chất thải này,...
- Đối với xe vận chuyển CTNH: Số lượng xe và thiết kế của xe được thực hiện đúng theo các quy định trong Thông tư 12:2011/TT-BTNMT ngày 14 tháng 4 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại.
- Trên cùng một chuyến xe, các CTNH khác nhau được vận chuyển cách ly riêng biệt, không vận chuyển cùng lúc các loại chất thải có khả năng tương tác với nhau sinh ra sản phẩm độc hại hay gây ra các sự cố cháy nổ.
- Các thông tin về hoạt động vận chuyển chất thải: thời gian vận chuyển, nguồn và số lượng chất thải, xe vận chuyển,... sẽ được chủ dự án (chủ vận chuyển) theo dõi và ghi chép cụ thể. Sau khi nhận chất thải người chịu trách nhiệm vận chuyển sẽ nhận các liên của Chứng từ CTNH theo quy định của Thông tư 12:2011/TT-BTNMT.
- Trên đường vận chuyển giữa nhân viên quản lý và nhân viên chịu trách nhiệm vận chuyển chất thải luôn đảm bảo có thể liên lạc với nhau phòng khi có sự cố xảy ra.V.8.2. Hoạt động tiếp nhận, phân loại và lưu kho
- Xe vận chuyển chất thải về nhà máy sẽ đưa chất thải về kho lưu trữ phù hợp theo hướng dẫn; nếu có vấn đề phát sinh nhân viên chịu trách nhiệm thu gom vận chuyển phải thông báo để nhân viên quản lý để có sự điều chỉnh kịp thời.
- Sau khi việc dỡ và xếp chất thải hoàn thành thì nhân viên chịu trách nhiệm vận chuyển thực hiện các công việc giấy tờ cần thiết như: ký xác nhận vào sổ theo dõi vận chuyển và giao các liên của Chứng từ CTNH cho nhân viên quản lý. Nhân viên quản lý kiểm tra và ký xác nhận hoàn thành việc vận chuyển chất thải.
- Chất thải được phân loại và lưu kho như sau:
Chất thải công nghiệp không nguy hại được đưa vào Kho chứa chất thải không nguy hại và sản phẩm tái chế, sau đó chúng được phân loại thủ công và lưu trữ riêng biệt.
Chất thải công nghiệp nguy hại được phân loại dựa theo các trạng thái rắn/lỏng/bùn và chất thải là thùng phuy; sau đó chúng được đưa về 03 kho chứa riêng biệt: kho chứa CTNH dạng rắn, kho chứa CTNH dạng lỏng (bùn cũng được lưu trữ trong kho CTNH dạng lỏng) và kho chứa thùng phuy.
Tại mỗi kho chứa tiếp tục chia thành các khu vực nhỏ hơn để lưu trữ riêng biệt từng loại chất thải, cụ thể như sau: Trong kho lưu trữ CTNH lỏng phân chia thành 03 khu vực: khu chứa nhớt thải, khu chứa dung môi thải và khu chứa chất thải lỏng xử lý bằng phương pháp đốt.
Trong kho chứa CTNH dạng rắn chia thành 04 khu vực: khu chứa bao bì nylon, khu chứa bóng đèn huỳnh quang, khu chứa linh kiện điện tử và khu chứa chất thải rắn xử lý bằng phương pháp đốt.
Tại các khu vực lưu trữ CTNH đều được gắn các kí hiệu cảnh báo nguy hại.
Phân loại và tiền xử lý chất thải
Đối với xử lý chất thải công nghiệp và nguy hại thì công tác phân loại chất thải tốt ngay từ đầu nguồn phát sinh chất thải là điều rất quan trọng, nó sẽ giúp giảm bớt công đoạn, chi phí xử lý, giảm thiểu các tác động môi trường. Ngoài ra, về mặt quản lý, công tác phân loại chất thải đã được quy định tại điều 19 của nghị định 59/2007/NĐ-CP và khoản 3 điều 17 của 117/2010/NĐ – CP. Như vậy, khi nhà máy đi vào hoạt động thì công tác tư vấn, tuyên truyền cho các chủ nguồn phát sinh chất thải việc lưu trữ và phân loại sẽ được chú trọng và thực hiện thường xuyên.
Ngoài việc phân loại chất thải ngay từ đầu nguồn, chất thải sau khi tập kết ở khu vực phân loại sẽ được kiểm tra và phân loại lại thêm 1 lần nữa nhất là chất thải xử lý bằng công nghệ đốt (tránh tình trạng cháy, nổ không mong muốn khi đốt phối trộn các chất thải và phân loại thành các thành phần có thể tái chế (phế liệu) và chất thải công nghiệp - nguy hại. Sau đó, tùy theo công nghệ xử lý tương ứng chất thải sẽ được vận chuyển đến khu vực lưu trữ riêng biệt trước khi thực hiện việc tái chế hay xử lý. Quá trình phân loại có các dòng sản phẩm như sau:
- Chất thải có khả năng tái chế (nhựa, kim loại, giấy, nilon);
- Linh kiện điện, điện tử, ac quy và pin;
- Chất thải xử lý bằng phương pháp đốt có nhiệt lượng cao (giẻ lau, bao bì, cặn dầu,…);
- Chất thải xử lý bằng phương pháp đốt có nhiệt lượng trung bình và thấp (cặn sơn, bùn thải, …);
- Bóng đèn hình, bóng đèn huỳnh quang, compact;
- Dung môi thải, dầu nhớt thải các loại;
- Thùng, can, phuy sắt và nhựa các loại;
- Chất thải lỏng (nước thải) nguy hại và công nghiệp;
III. Phân tích tài chính
III.1 Bảng tổng mức đầu tư ban đầu (ĐVT:1,000đ)
STT
|
HẠNG MỤC
|
GT
TRƯỚC THUẾ
|
VAT
|
GT
SAU THUẾ
|
I
|
Chi phí xây lắp
|
29,094,545
|
2,909,455
|
32,004,000
|
|
Hệ thống xử lý chất thải sinh hoạt
|
9,545,455
|
954,545
|
10,500,000
|
|
Lò đốt chất thải
|
8,400,000
|
840,000
|
9,240,000
|
|
Hệ thống tái chế nhớt
|
3,512,727
|
351,273
|
3,864,000
|
|
Hệ thống xử lý nước thải
|
1,909,091
|
190,909
|
2,100,000
|
|
Hệ thống hóa rắn
|
1,909,091
|
190,909
|
2,100,000
|
|
Các hệ thống phụ trợ khác
|
3,818,182
|
381,818
|
4,200,000
|
II
|
Chi phí máy móc thiết bị
|
7,361,455
|
736,145
|
8,097,600
|
|
Máy bơm nước
|
278,727
|
27,873
|
306,600
|
|
Máy xúc, ủi chuyên dụng 350CV
|
4,581,818
|
458,182
|
5,040,000
|
|
Máy phát điện 200 KVA
|
1,737,273
|
173,727
|
1,911,000
|
|
Tủ tài liệu, bàn ghế văn phòng, điện thoại …..
|
763,636
|
76,364
|
840,000
|
III
|
Chi phí quản lý dự án
|
773,396
|
77,340
|
850,735
|
IV
|
Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng
|
1,551,462
|
155,146
|
1,706,608
|
1
|
Chi phí lập dự án
|
461,345
|
46,134
|
507,479
|
2
|
Chi phí lập TKBVTC
|
167,915
|
16,791
|
184,706
|
3
|
Chi phí thẩm tra TKBVTC
|
52,254
|
5,225
|
57,479
|
4
|
Chi phí thẩm tra dự toán
|
67,208
|
6,721
|
73,929
|
5
|
Chi phí lập HSMT xây lắp
|
66,714
|
6,671
|
73,385
|
6
|
Chi phí lập HSMT mua sắm thiết bị
|
22,154
|
2,215
|
24,370
|
7
|
Chi phí giám sát thi công xây lắp
|
656,184
|
65,618
|
721,802
|
8
|
Chi phí giám sát lắp đặt thiết bị
|
57,688
|
5,769
|
63,457
|
V
|
Chi phí khác
|
1,384,123
|
138,412
|
1,522,535
|
1
|
Chi phí khoan địa chất
|
227,273
|
22,727
|
250,000
|
2
|
Chi phí bảo hiểm xây dựng
|
436,418
|
43,642
|
480,060
|
3
|
Chi phí kiểm toán
|
103,900
|
10,390
|
114,290
|
4
|
Chi phí thẩm tra phê duyệt quyết toán
|
66,532
|
6,653
|
73,185
|
5
|
Báo cáo đánh giá tác động môi trường
|
50,000
|
5,000
|
55,000
|
|
Chi phí sản xuất thí nghiệm
|
500,000
|
50,000
|
550,000
|
VI
|
Chi phí thuê đất, đền bù giải phóng mặt bằng
|
2,272,727
|
227,273
|
2,500,000
|
VII
|
CHI PHÍ DỰ PHÒNG
|
3,016,838
|
301,684
|
3,318,522
|
|
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ
|
45,454,545
|
4,545,455
|
50,000,000
|
III.2. Phân tích doanh thu
Bảng công suất xử lí rác sinh hoạt
Thành phần
|
Sản lượng
|
|
Rác sinh hoạt
|
|
|
Công suất /ngày
|
|
|
Số ngày hoạt động
|
|
|
Khối lượng rác sinh hoạt
|
|
|
Sau khi quan phân loại
|
|
|
Rác đốt
|
|
|
Rác chôn lấp
|
|
|
Bảng công suất xử lí thu gom chất thải tái chế
Thành phần
|
Sản lượng
|
|
Chất thải
|
|
|
Dầu nhớt thải
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Sản phẩm tái chế
|
|
|
Đuôi đèn
|
|
|
|
|
|
Nhựa
|
|
|
Vật liệu san lấp mặt bằng và đem chôn lấp an toàn
|
|
|
Sản phẩm dầu tái chế
|
|
|
Sản phẩm mỡ bôi trơn
|
|
|
Bảng tổng hợp thương phẩm
Tổng sản phẩm dự án
|
|
Đuôi đèn
|
0.9
|
Thủy tinh
|
55.8
|
Nhựa
|
150
|
Phế liệu thô (giấy, nhựa, sắt, nhôm, đồng…) đóng kiện
|
120
|
Vật liệu san lấp mặt bằng
|
450
|
Sản phẩm dầu tái chế
|
360
|
Sản phẩm mỡ bôi trơn
|
450
|
Bảng Tổng hợp doanh thu
ĐVT: 1,000đ
|
|
|
|
|
|
|
|
TÊN SẢN PHẨM
|
|
|
|
|
|
|
Công suất thực tế
|
|
|
|
|
|
1
|
Đuôi đèn
|
|
|
|
|
|
|
Khối lượng (tấn/ năm)
|
|
|
|
|
|
|
Đơn giá/tấn
|
|
2,525
|
|
|
|
|
Thủy tinh
|
13,950
|
|
|
|
|
|
Khối lượng (tấn/ năm)
|
|
39.06
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3
|
Nhựa
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Phế liệu thô
|
144,000
|
|
|
|
|
|
Khối lượng (tấn/ năm)
|
|
|
|
|
|
|
Đơn giá/tấn
|
|
|
|
|
|
|
Vật liệu san lấp mặt bằng
|
|
|
|
|
|
|
Khối lượng (tấn/ năm)
|
|
|
|
|
|
|
Đơn giá/tấn
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Khối lượng (tấn/ năm)
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
7
|
Sản phẩm mỡ bôi trơn
|
|
|
|
|
|
|
|
135
|
|
|
|
|
|
Đơn giá/tấn
|
|
|
|
82,424
|
|
|
TỔNG
|
|
|
|
|
48,918,951
|
Trong năm đầu đi vào hoạt động ước tính nhà máy chỉ hoạt động với công suất 60%, trong năm 2013 là 70%, từ năm 2017 trở đi nhà máy hoạt động với công suất 100%. Giả sử tỷ lệ trượt giá tăng 1%/năm.
Doanh thu = Công suất hoạt động x Sản lượng/ năm x Đơn giá
Tổng doanh thu mỗi năm = (1) + (2) + (3)+ (4)+ (5)+(6)+(7)
TT
|
|
1
|
Tổng mức đầu tư (đồng)
|
50,000,000,000 đồng
|
2
|
Giá trị hiện tại thuần NPV
|
21,614,156,000 đồng
|
3
|
Tỷ suất hòan vốn nội bộ IRR
|
33%
|
4
|
Thời gian hoàn vốn
(bao gồm cả năm đầu tư xây dựng)
|
6 năm 5 tháng
|
|
Đánh giá
|
|
Thời gian phân tích hiệu quả tài chính của dự án trong vòng đời 15 năm kể từ năm bắt đầu xây dựng đến năm thanh lý.
Dòng tiền thu vào bao gồm: tổng doanh thu hằng năm; nguồn thu từ vốn vay ngân hàng; giá trị tài sản đã khấu hao hết trong vòng 14 năm (không tính giá trị thanh lý cuối vòng đời dự án);
Dòng tiền chi ra gồm: các khoản chi đầu tư ban đầu mua sắm MMTB và chi phí hoạt động hằng năm (không bao gồm chi phí khấu hao), chi trả nợ vay ngân hàng gồm cả lãi vay và vốn gốc, tiền thuế nộp cho ngân sách Nhà Nước.Với suất sinh lời Chủ đầu tư kỳ vọng sẽ lớn hơn lãi vay để đảm bảo khả năng thanh toán nợ vay là re = 23%
Dựa vào kết quả ngân lưu vào và ngân lưu ra, ta tính được các chỉ số tài chính, và kết quả cho thấy:
Hiện giá thu nhập thuần của dự án là :NPV = 21,614,156,000 đồng > 0
Suất sinh lời nội bộ là: IRR = 33%
Thời gian hoàn vốn tính là 6 năm 5 tháng (bao gồm cả năm đầu tư MMTB)
Qua quá trình hoạch định, phân tích và tính toán các chỉ số tài chính trên cho thấy dự án mang lại lợi nhuận cao cho chủ đầu tư, suất sinh lời nội bộ cũng cao hơn sự kỳ vọng của nhà đầu tư ,và thời gian thu hồi vốn nhanh.
***Trên đây là tóm tắt sơ lược một số nội dung chính của dự án. Để được tư vấn cụ thể, vui lòng liên hệ Hotline: 0903034381 - 0936260633