I.1. Định hướng đầu tư
Với sự tăng trưởng không ngừng của nền kinh tế thế giới và khu vực trong thời gian qua, sự hoà nhập và giao lưu Quốc tế ngày càng được mở rộng, kéo theo sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Việt Nam. Song song với sự phát triển của nền kinh tế, Ngành chăn nuôi ở nước ta đã và đang có sự chuyển dịch nhanh chóng. Sự phát triển này dựa trên cơ sở chủ trương của Đảng và nhà nước khuyến khích đầu tư khai thác tiềm năng và thế mạnh của ngành nông nghiệp, tạo tiền đề phát triển của các ngành kinh tế mũi nhọn khác. Nhận thức được vấn đề này, Công ty TNHH Hoàng Kim Bình Minh quyết định đầu tư xây dựng một Trang trại chăn nuôi heo và gà theo mô hình kinh tế công nghiệp ở Bù Đốp, Bình Phước nhằm đáp ứng nhu cầu về chất lượng con giống trong khu vực và nguồn thực phẩm phục vụ trong nước và xuất khẩu.
I.2. Mục tiêu của dự án
- Đầu tư phát triển giống heo và gà nhằm đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
- Phát triển chăn nuôi heo, gà gắn với sử dụng có hiệu quả các nguồn nguyên liệu, phế phụ phẩm từ nông nghiệp nhằm tạo ra sản phẩm hàng hóa có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của xã hội và xuất khẩu.
- Phát triển chăn nuôi gà heo phải gắn chặt với quy hoạch phát triển kinh tế tổng hợp của tỉnh Bình Phước.
- Đầu tư tạo ra heo giống có chất lượng cao, đảm bảo được giống đưa ra sản xuất phải có ít nhất 2-3 máu ngoại trở lên, để tạo ra đàn con lai nuôi thương phẩm có sức sống cao, tiêu tốn thức ăn ít trên 1 kg tăng trọng, chăn nuôi đạt hiệu quả kinh tế.
- Tạo ra một vùng con giống trọng điểm, đáp ứng nhu cầu thị trường con giống và nhất là thị trường thịt.
- Dự án khi đi vào hoạt động sẽ góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá và hội nhập nền kinh tế của địa phương, của tỉnh Bình Phước cũng như cả nước.
- Hơn nữa, Dự án đi vào hoạt động tạo công ăn việc làm với thu nhập ổn định cho người dân, góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp và lành mạnh hoá môi trường xã hội tại địa phương.
I.3. Chiến lược phát triển
Chiến lược phát triển của Công ty sẽ chia làm 02 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Giai đoạn tìm chỗ đứng trên thị trường cung cấp giống phục vụ ngành chăn nuôi và nguồn thịt thực phẩm có chất lượng cao trong tỉnh và một phần cho xuất khẩu.
- Giai đoạn 2: Giai đoạn củng cố thị trường và phát triển mở rộng thị trường ra các tỉnh lân cận. Trên cơ sở đó gia tăng nguồn thực phẩm phục vụ cho xuất khẩu.
I.4. Định hướng phát triển
I.4.1. Chăn nuôi theo hướng trang trại công nghiệp
- Chăn nuôi trang trại công nghiệp có mặt thuận lợi: Quản lý được đầu vào; áp dụng tiến bộ khoa học, áp dụng được các công nghệ tiên tiến; tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả và tạo ra sản phẩm hàng hoá đồng loạt. Bên cạnh đó, sẽ kiểm soát được dịch bệnh và chất lượng sản phẩm.
- Chăn nuôi trang trại công nghiệp có những bất lợi: Khó kiểm soát được ô nhiễm môi trường, nếu kiểm soát được chi phí rất lớn; diện tích đất chăn nuôi đòi hỏi lớn, luôn bị động với phát triển của công nghiệp.
- Đối tượng chăn nuôi trước mắt tập trung cho heo, gia cầm và bò sữa.
- Địa điểm thực hiện: Ở tất cả các tỉnh, thành, khuyến khích phát triển ở các tỉnh trung du, miền núi, những nơi đất rộng, mật độ dân cư thấp.
I.4.2. Điều kiện chăn nuôi trang trại
- Phát triển chăn nuôi trang trại phải có đăng ký kinh doanh.
- Có chuồng trại phù hợp với phương thức chăn nuôi có hệ thống xử lý chất thải, có các biện pháp bảo vệ môi trường.
- Sản phẩm chăn nuôi đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm với hệ thống ghi chép có thể truy nguyên được nguồn gốc.
- Chăn nuôi trang trai bắt buộc phải có đánh giá tác động môi trường hàng năm trên cơ sở số đầu vật nuôi dự kiến như sau:
+ Chăn nuôi heo nái sinh sản bán heo giống khi cai sữa: 600 nái trở lên.
+ Chăn nuôi heo nái sinh sản và nuôi thịt khép kín: 300 nái trở lên.
+ Chăn nuôi heo thịt/lứa: 10.000 con trở lên.
+ Chăn nuôi gà đẻ trứng: 16.000 con trở lên.
+ Chăn nuôi gà thịt 28.000 con trở lên.
+ Chăn nuôi ngan, vịt, ngỗng: 10.000 con.
+ Dê, cừu: 800 con sinh sản.
+ Chăn nuôi ngựa 60 con cái sinh sản không kể ngựa con.
+ Chăn nuôi trâu bò thịt 200 con.
+ Chăn nuôi bò sữa: 100 con cái sinh sản không kể hậu bị.II.3.3. Chăn nuôi theo truyền thống
- Chăn nuôi truyền thống là dựa vào kinh nghiệm và tập quán chăn nuôi của từng tỉnh, từng vùng.
- Chăn nuôi truyền thống có lợi: sử dụng được lao động nhàn, tận dụng được nguồn thức ăn sẵn có, tại chỗ.
- Tuy nhiên, chăn nuôi truyền thống có bất lợi: khó kiểm soát được dịch bệnh, ô nhiễm môi trường; năng suất vật nuôi thấp; hiệu quả không cao; chất lượng sản phẩm không đồng nhất và vệ sinh an toàn thực phẩm không cao.II.3.4. Điều kiện chăn nuôi hộ gia đình
- Có chuồng nuôi hợp vệ sinh và phù hợp với từng loại gia súc gia cầm, chăn nuôi 10 heo hoặc 5 heo và 1 trâu bò trở lên phải có hầm Biogas.
- Giống vật nuôi phải có nguồn gốc rõ ràng và không mang mầm bệnh
- Có tiêm phòng các loại vaccine phòng bệnh theo quy định;
- Không sử dụng các loại chất cấm trong chăn nuôi và không dấu dịch, không vứt xác vật nuôi ra môi trường;
- Các hộ chăn nuôi phải cam kết sử dụng hợp lý phân bón và không gây ô nhiễm môi trường sống trong khu dân cư.II.4. Giải pháp về giống và vật nuôi
I.4.3. Nội dung hoạt động
- Khuyến khích phát triển các giống vật nuôi trong lợi thế so sánh giữa các vùng, các miền.
- Quy định điều kiện các cơ sở sản xuất giống vật nuôi và công nhận các cơ sở sản xuất giống vật nuôi theo đăng ký.
- Tiêu chuẩn hoá từng giống vật nuôi, thương hiệu hoá sản phẩm
+ Công bố tiêu chuẩn chất lượng giống vật nuôi.
+ Công nhận chất lượng giống vật nuôi cho các cơ sở sản xuất giống.
- Kiểm tra, theo dõi đánh giá chất lượng giống vật nuôi qua năm, qua thời kỳ.
- Song song với phát triển giống năng suất cao phải chú ý đến giống địa phương, những giống năng suất thấp nhưng chất lượng tốt và có thị trường tiêu thụ.
- Bổ sung và hoàn thiện pháp lệnh giống vật nuôi và hệ thống quản lý giống vật nuôi.II.4.2. Giống heo
- Thực hiện mô hình tháp khép kín trong nhân giống heo, nâng cấp và tăng cường các trại heo giống heo ngoại cụ kỵ, ông bà.
- Các tỉnh Trung du miền núi phía Bắc, Tây nguyên và một số tỉnh miền Trung cần khuyến khích đầu tư, xây dựng các trang trại giống ông bà, bố mẹ.
- Tăng cường năng lực cho hệ thống thụ tinh nhân tạo heo.
- Khuyến khích nhập khẩu giống đặc biệt là tinh heo chất lượng cao, từ bên ngoài (tinh tươi, tinh đông lạnh).
- Tăng cường quản lý heo đực giống phối giống trực tiếp và heo đực giống khai thác tinh dịch để thụ tinh nhân tạo theo Quyết định số 07/2005/QĐ-BNN ngày 31/1/2005.
- Giống heo cho chăn nuôi trang trại công nghiệp là con lai 04 giống Landrace, Yorkshire, Pietrain, Duroc; sử dụng đực cuối cùng: Pietrain, Duroc.
- Giống heo cho chăn nuôi quy mô nhỏ hơn: các con lai 3 hoặc 4 máu, trong đó có máu của heo nội (Móng cái); sử dụng đực cuối cùng là Duroc hoặc Pietrain đôi chỗ dùng cả PD.
- Các giống heo nội bản địa: Móng cái, Heo mán, heo Sóc, heo Quảng Trị, heo Lửng , heo Mán, Heo bản.
- Tăng tỷ lệ heo giống dự kiến như sau: ngoại 18-20%; heo lai ngoại 70-72%, heo nội 8-10% (hiện nay tỷ lệ là 15, 72 và 13 tương ứng); Heo thịt 95-96% sản phẩm từ heo ngoại và lai ngoại (hiện nay là 92-93%).II.4.3. Giống gia cầm
Giống gia cầm trang trại công nghiệp: nhập khẩu giống bố mẹ chuyên thịt ROSS 308, COBB 500. Chuyên trứng: Hyline, ISSA-BROWN. Kiêm dụng: Saso, Hubbard.
- Giống gia cầm cho chăn nuôi quy mô vừa, thả vườn: gà LV, Kabir, Ai Cập, Thái Hoà, …
- Giống gà nội: Ri, Tàu vàng, H’Mông, Gà ác, gà chọi.
- Giống thuỷ cầm: vịt Super M, siêu nặng, Khaki Campbell, Triết giang; ngan Pháp dòng R31, R51 và R71.II.5. Giải pháp về thức ăn
I.4.4. Mục tiêu
Cải tiến số lượng và chất lượng thức ăn cho từng giống vật nuôi.
Mở rộng sản xuất nguyên liệu và chế biến thức ăn chăn nuôi, cây thức ăn cho chăn nuôi.
Sử dụng hợp lý nguồn thức ăn chăn nuôi nhằm giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm chăn nuôi.
Quản lý tốt chất lượng thức ăn chăn nuôi.II.5.2. Giải pháp chính
Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào chế biến thức ăn chăn nuôi tại các vùng có nguồn nguyên liệu lớn và có tiềm năng phát triển chăn nuôi như Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ, Trung du miền Núi phía Bắc.
Mở rộng diện tích thâm canh, sử dụng giống ngô, đậu tương mới năng suất cao. Tăng cường các biện pháp kỹ thuật và công nghệ sau thu hoạch để bảo quản nâng cao chất lượng sản phẩm và hạn chế thất thoát cho nghề trồng ngô.
Giảm thuế nhập khẩu bằng 0 đối với các loại nguyên liệu thức ăn chăn nuôi mà trong nước chưa sản xuất hoặc chưa đảm bảo.
Nâng cao quản lý chất lượng, dự báo nhu cầu, giá TĂCN trong nước và khu vực, chống gian lận thương mại.
Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về việc sử dụng TĂCN công nghiệp. Tăng tỷ lệ sử dụng TĂCN từ 53.8% năm 2010 lên 62-65% năm 2015 và 75-80% vào năm 2020.
Hướng dẫn chăn nuôi theo quy trình, theo giai đoạn.
Quy hoạch hệ thống các nhà máy TĂCN mới.
Khuyến khích xây dựng các nhà máy sản xuất chất bổ sung vào thức ăn như: Khoáng, vitamin, chất tạo màu, tạo mùi….II.5.3. Công nghệ áp dụng trong thức ăn chăn nuôi
Tăng cường đầu tư cho nghiên cứu và phát triển các công nghệ vi sinh, mem, enzyme để từng bước chủ động sản xuất trong nước về premix và phụ gia TĂCN.
Từng bước đưa cây trồng biến đổi gen vào sản xuất nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi, đặc biệt là ngô, đậu tương.
Công nghệ nuôi cấy và tách chiết từ vi sinh vật để tăng cường hiệu quả tiêu hoá, an toàn vệ sinh thực phẩm và giảm ô nhiễm mô trường.
II. Quy mô xây dựng
II.1. Các hạng mục công trình máy móc thiết bị
Diện tích toàn trang trại: 70 ha
STT
|
|
SL
|
ĐVT
|
A
|
Các hạng mục công trình
|
|
|
1
|
Khai hoang san lấp mặt bằng
|
|
|
2
|
Khu trại nuôi heo
|
|
|
2.1
|
Chuồng trại chính
|
15,000
|
|
2.2
|
Công trình phụ trợ (nhà công nhân, khu xử lí kho bãi)
|
2,200
|
m2
|
2.3
|
Đường nội bộ
|
500
|
|
2.4
|
Khoảng trống cây xanh cách li
|
81,885
|
|
3
|
Khu trại nuôi gà
|
|
|
3.1
|
Chuồng trại chính
|
25,200
|
|
3.2
|
Công trình phụ trợ (nhà công nhân, khu xử lí kho bãi)
|
2,500
|
|
3.3
|
Đường nội bộ
|
1,500
|
m2
|
3.4
|
Khoảng trống và cây xanh cách li
|
70,385
|
|
4
|
Hệ thống xử lí môi trường
|
|
|
7
|
Hồ Biogas phủ bạt
|
500
|
m3
|
8
|
Hồ xử lí nước thải
|
1,000
|
m3
|
9
|
Hố xử lí phân
|
2,000
|
|
10
|
Nhà bảo vệ
|
30
|
m2
|
B
|
|
1
|
Hệ thống máy móc cho trang trại heo
|
10
|
HT
|
-
|
- Quạt hút
|
-
|
-
|
-
|
- Máng ăn
|
-
|
-
|
-
|
- Máng tự động
|
-
|
-
|
-
|
- Hệ thống làm mát
|
-
|
-
|
-
|
- Hệ thống tủ điều khiển
|
-
|
-
|
2
|
Hệ thống máy móc cho trang trại gà
|
15
|
HT
|
-
|
- Quạt hút
|
-
|
-
|
-
|
- Đường máng ăn tự động
|
-
|
-
|
-
|
- Đường máng uống tự động
|
-
|
-
|
-
|
- Hệ thống làm mát
|
-
|
-
|
-
|
- Hệ thống tụ điều khiển
|
-
|
-
|
3
|
Hệ thống sưởi ấm và làm mát bằng hồng ngoại
|
1
|
HT
|
5
|
Thiết bị phòng cháy chữa cháy
|
1
|
HT
|
6
|
Hệ thống điện lưới
|
1
|
HT
|
8
|
Hệ thống giếng khoan và ống dẫn
|
1
|
HT
|
II.2. Công suất chuồng trại
Gà: 300,000 con/lứa
Heo: 12,000 con/lứaIV.3. Quy hoạch xây dựng
II.3. Bố trí mặt bằng xây dựng
Toàn bộ khu vực xây dựng Dự án có diện tích 70ha. Mặt bằng tổng thể của Dự án được chia thành các khu như sau:
+ Xây dựng hệ thống đường công vụ nội bộ liên hoàn cho toàn bộ khu vực nằm trong quy hoạch của Dự án.
+ Xây dựng hệ thống công trình chuồng trại, nhà điều hành, khu bảo vệ, trạm điện, trạm xử lý nước thải phục vụ chăn nuôi.
+ Xây dựng công trình ao hồ sinh thái, trồng cây xanh (cây cao su) theo quy hoạch tạo cảnh quan, tăng hiệu quả kinh tế và đặc biệt là bảo vệ môi trường cho toàn bộ khu vực.
+ Xây dựng hệ thống cung cấp nước sạch, thoát nước và xử lý nước thải để đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường trong khu vực và vùng phụ cận.
+ Xây dựng hệ thống phòng chống cháy, đảm bảo an toàn cho Dự án.
+ Lập ranh giới bằng rào chắn phân định khu vực Dự án.IV.3.2. Nguyên tắc xây dựng công trình
Các hạng mục công trình sẽ được bố trí theo những nguyên tắc sau:
+ Bố trí thuận tiện cho việc phối hợp hoạt động giữa các bộ phận trong khu vực Dự án.
+ Thuận tiện cho việc phát triển, mở rộng Dự án sau này.
+ Tiết kiệm đất xây dựng nhưng vẫn đảm bảo sự thông thoáng của các khu trại chăn nuôi.
+ Tuân thủ các quy định về quy hoạch, kiến trúc, xây dựng của địa phương và Nhà Nước ban hành.
+ Tạo dáng vẻ kiến trúc phù hợp với cảnh quan của khu chăn nuôi tập trung.IV.3.3. Yêu cầu kỹ thuật khi xây dựng Dự án
- Đối với trại heo nái: Chuồng trại phải cao ráo, sạch sẽ, thoáng mát. Cách ly với môi trường xung quanh để tránh lây lan dịch bệnh. Tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động nuôi dưỡng chăm sóc đàn heo được tốt, tăng năng xuất lao động đạt hiệu quả kinh tế cao.
- Đối với trại heo cai sữa: Chuồng trại phải cao ráo, sạch sẽ thoáng mát, ấm áp trong mùa Đông và thoáng mát trong mùa Hè. Hạn chế tối đa việc tắm heo và rửa chuồng, chuồng phải luôn khô ráo nhưng vẫn phải đảm bảo thoáng mát, để giảm tối đa các bệnh về hô hấp. Cách ly phần nào với môi trường xung quanh để tránh lây lan dịch bệnh. Tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động nuôi dưỡng, chăm sóc đàn heo được tốt hơn.
- Đối với gà: Yêu cầu chuồng trại phải xây dựng nơi khô ráo và ấm khi gà còn nhỏ trong 3 -4 tuần lễ đầu, thoáng mát khi gà lớn. Tránh gió lùa và mưa tạt, tránh ánh sáng nóng buổi chiều chiếu thẳng vào chuồng. Tốt nhất hướng chuồng về phía Đông hoặc Đông – Nam. Ngoài hướng chuồng, cần chú ý đến nhiệt độ úm, nhiệt độ chuồng và chất độn chuồng.
- Đảm bảo các quy định về an toàn trong hoạt động kinh doanh, lao động và phòng cháy chữa cháy.
II.4. Tiến độ triển khai dự án
Dự án dự kiến được xây dựng và hoàn thành trong vòng 01năm. Các bước tiến độ triển khai chi tiết của dự án như sau:
Hạng mục
|
Thời gian (tháng)
|
Các thủ tục hành chính
|
2
|
Giải phóng mặt bằng
|
1
|
Làm đường và cơ sở hạ tầng
|
3
|
Xây dựng công trình kiến trúc
|
3
|
Mua sắm máy móc - thiết bị
|
1
|
Tuyển chọn và đào tạo nhân viên
|
1
|
Xây dựng công trình phụ trợ
|
1
|
III. Phân tích tài chính
Bảng hạng mục xây dựng và mua sắm máy móc thiết bị
STT
|
|
TT trước thuế
|
|
|
A
|
Các hạng mục công trình
|
|
|
|
1
|
Khai hoang san lấp mặt bằng
|
|
|
|
|
Khu trại nuôi heo
|
|
|
|
2.1
|
Chuồng trại chính
|
20,700,000
|
2,070,000
|
22,770,000
|
2.2
|
Công trình phụ trợ (nhà công nhân, khu xử lí kho bãi)
|
3,000,000
|
300,000
|
3,300,000
|
2.3
|
Đường nội bộ
|
1,200,000
|
120,000
|
1,320,000
|
2.4
|
Khoảng trống cây xanh cách li
|
1,000,000
|
100,000
|
1,100,000
|
3
|
Khu trại nuôi gà
|
|
|
44,945,947
|
3.1
|
Chuồng trại chính
|
36,659,952
|
3,665,995
|
40,325,947
|
3.2
|
Công trình phụ trợ (nhà công nhân, khu xử lí kho bãi)
|
2,000,000
|
200,000
|
2,200,000
|
3.3
|
Đường nội bộ
|
1,200,000
|
120,000
|
1,320,000
|
3.4
|
Khoảng trống và cây xanh cách li
|
1,000,000
|
100,000
|
1,100,000
|
|
Hệ thống xử lí môi trường
|
|
|
|
7
|
Hồ Biogas phủ bạt
|
-
|
-
|
-
|
8
|
Hồ xử lí nước thải
|
-
|
-
|
-
|
9
|
Hố xử lí phân
|
-
|
-
|
-
|
10
|
Nhà bảo vệ
|
-
|
-
|
-
|
B
|
Máy móc thiết bị
|
|
|
|
1
|
Hệ thống máy móc cho trang trại heo
|
4,800,000
|
480,000
|
5,280,000
|
-
|
- Quạt hút
|
-
|
-
|
-
|
-
|
- Máng ăn
|
-
|
-
|
-
|
-
|
- Máng tự động
|
-
|
-
|
-
|
-
|
- Hệ thống làm mát
|
-
|
-
|
-
|
-
|
- Hệ thống tủ điều khiển
|
-
|
-
|
-
|
2
|
Hệ thống máy móc cho trang trại gà
|
8,700,000
|
870,000
|
9,570,000
|
-
|
- Quạt hút
|
-
|
-
|
-
|
-
|
- Đường máng ăn tự động
|
-
|
-
|
-
|
-
|
- Đường máng uống tự động
|
-
|
-
|
-
|
-
|
- Hệ thống làm mát
|
-
|
-
|
-
|
-
|
- Hệ thống tụ điều khiển
|
-
|
-
|
-
|
3
|
Hệ thống sưởi ấm và làm mát bằng hồng ngoại
|
300,000
|
30,000
|
330,000
|
5
|
Thiết bị phòng cháy chữa cháy
|
100,000
|
10,000
|
110,000
|
6
|
Hệ thống điện lưới
|
6,363,636
|
636,364
|
7,000,000
|
8
|
Hệ thống giếng khoan và ống dẫn
|
100,000
|
10,000
|
110,000
|
|
|
|
|
|
Bảng tổng mức đầu tư
STT
|
HẠNG MỤC
|
GT TRƯỚC THUẾ
|
VAT
|
GT
SAU THUẾ
|
I
|
Chi phí xây dựng
|
71,305,407
|
7,130,541
|
78,435,947
|
II
|
Chi phí máy móc thiết bị
|
20,363,636
|
2,036,364
|
22,400,000
|
III
|
Chi phí quản lý dự án
|
1,466,017
|
146,602
|
1,612,619
|
IV
|
Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng
|
1,078,107
|
107,811
|
1,185,918
|
1
|
Chi phí lập dự án
|
307,319
|
30,732
|
338,050
|
2
|
Chi phí lập TKBVTC
|
526,701
|
52,670
|
579,372
|
3
|
Chi phí thẩm tra TKBVTC
|
79,371
|
7,937
|
87,309
|
4
|
Chi phí thẩm tra dự toán
|
164,715
|
16,472
|
181,187
|
V
|
Chi phí khác
|
1,467,450
|
146,745
|
1,614,196
|
2
|
Chi phí bảo hiểm xây dựng
|
1,069,581
|
106,958
|
1,176,539
|
3
|
Chi phí kiểm toán
|
174,135
|
17,413
|
191,548
|
4
|
Chi phí thẩm tra phê duyệt quyết toán
|
123,735
|
12,373
|
136,108
|
5
|
Báo cáo đánh giá tác động môi trường
|
100,000
|
10,000
|
110,000
|
VI
|
Chi phí trồng cao su
|
2,272,727
|
227,273
|
2,500,000
|
VII
|
CHI PHÍ DỰ PHÒNG=ΣGcp*10%
|
9,568,062
|
956,806
|
10,524,868
|
-
|
TC NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ
|
107,521,407
|
10,752,141
|
118,273,547
|
TT
|
Chỉ tiêu
|
|
1
|
Tổng mức đầu tư bao gồm thuế GTGT 10% (VND)
|
|
2
|
Giá trị hiện tại thực NPV (VND)
|
85,279,622,000
|
3
|
Tỷ suất hòan vốn nội bộ IRR (%)
|
36%
|
4
|
Thời gian hoàn vốn (năm)
|
|
|
Đánh giá
|
Hiệu quả
|
Thời gian phân tích hiệu quả tài chính của dự án trong vòng đời 25 năm kể từ năm bắt đầu xây dựng và hoàn thành tiến độ thu tiền.
Dòng tiền thu vào bao gồm: tổng doanh thu hằng năm; nguồn thu từ vốn vay ngân hàng;
Dòng tiền chi ra gồm: các khoản chi đầu tư ban đầu xây dựng và quản lý dự án và chi phí hoạt động hằng năm (không bao gồm chi phí khấu hao), chi trả nợ vay ngân hàng gồm cả lãi vay và vốn gốc, tiền thuế nộp cho ngân sách Nhà Nước; chi trả tiền đất.
Với suất sinh lời Chủ đầu tư kỳ vọng sẽ lớn hơn lãi vay để đảm bảo khả năng thanh toán nợ vay là re = 19%
Dựa vào kết quả ngân lưu vào và ngân lưu ra, ta tính được các chỉ số tài chính, và kết quả cho thấy:
Hiện giá thu nhập thuần của dự án là :NPV = 85,279,622,000 đ > 0
Suất sinh lời nội bộ là: IRR = 36%
Thời gian hoàn vốn tính là 6 năm (bao gồm cả thời gian xây dựng)
Qua quá trình hoạch định, phân tích và tính toán các chỉ số tài chính trên cho thấy dự án mang lại lợi nhuận cao cho chủ đầu tư, suất sinh lời nội bộ cũng cao hơn sự kỳ vọng của nhà đầu tư, và điểm nổi bật là khả năng thu hồi vốn nhanh, dù chưa kết thúc tổng đầu tư nhưng với phương án kinh doanh song song thời gian xây dựng nên dự án nhanh chóng hoàn vồn và thu lợi nhuận cho chủ đầu tư.
***Trên đây là tóm tắt sơ lược một số nội dung chính của dự án. Để được tư vấn cụ thể, vui lòng liên hệ Hotline: 0903034381 - 0936260633